Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn 2004-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.6.1.1.Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn 2004-2008

2.6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.6.1.1.Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn 2004-2008

giai đoạn 2004-2008

Bảng 2.5. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn 2004- 2008

ROA SIZE DEPOSITS LOAN EQUITY RISK GDP CPI Mean 0.01439 9.38579 0.65995 0.59681 0.12745 0.00862 0.07846 0.11400 Max 0.03719 12.40414 0.87484 0.89474 0.43874 0.04292 0.08456 0.19900 Min 0 5.14166 0.20889 0.33078 0.03704 0.00038 0.06311 0.06600 Std. Dev. 0.00779 1.98416 0.13854 0.13866 0.09100 0.00937 0.00810 0.04708

Obs 75 75 75 75 75 75 75 75

Từ bảng 2.5, có thể thấy ROA của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu biến

động khá mạnh từ 0% đến 3,719%, ROA trung bình trong cả giai đoạn đạt 1,439%.

Trung bình tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt 65,995% (cao nhất 87,484%), tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn đạt 59,681% (cao nhất 89,474%), tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt 12,745% chứng tỏ mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của 15

NHTM đang nghiên cứu tương đối cao và các ngân hàng có xu hướng chú trọng gia tăng lợi nhuận bằng cách tăng tối đa mức cho vay trên tổng vốn huy động. GDP trong giai đoạn này tương đối ổn định với mức tăng trung bình 7,846% nhưng CPI

trong giai đoạn này tăng khá cao với tốc độ tăng trung bình 11,4%. 2.6.1.2. Phân tích tương quan giữa các biến

Bảng 2.6. Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong giai

đoạn 2004-2008

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng phần mềm Eview)

Số liệu từ bảng 2.6 cho thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến phần lớn đều nhỏ hơn 0,8. Riêng hệ số tương quan cặp giữa GDP và CPI cao (0,8421). Do đó để loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến, phải tiến hành loại bỏ một trong hai biến trên. Để lựa chọn biến cần được loại bỏ, tác giả thực hiện theo trình tự sau:

- Bước 1a: Hồi quy ROA theo tất cả các biến độc lập nhưng loại biến GDP

- Bước 1b: Hồi quy ROA theo tất cả các biến độc lập nhưng loại biến CPI

- Bước 2: So sánh giữa hai mơ hình trên:

ROA SIZE DEPOSITS LOAN EQUITY DUMMY RISK GDP CPI ROA 1 -0.5277 -0.4743 0.1807 0.6425 -0.4163 -0.4949 -0.0044 0.0854 SIZE -0.5277 1 0.5486 -0.5679 -0.5617 0.6470 0.4056 -0.1589 0.2537 DEPOSITS -0.4743 0.5486 1 -0.2396 -0.6529 0.2798 0.1892 -0.0765 -0.0062

LOAN 0.1807 -0.5679 -0.2396 1 0.2890 -0.0434 -0.1156 0.0729 -0.1150 EQUITY 0.6425 -0.5617 -0.6529 0.2890 1 -0.3888 -0.3389 -0.1556 0.1924 DUMMY -0.4163 0.6470 0.2798 -0.0434 -0.3888 1 0.5619 3.47E-19 1.43E-05

RISK -0.4949 0.4056 0.1892 -0.1156 -0.3389 0.5619 1 -0.0894 0.0419 GDP -0.0044 -0.1589 -0.0765 0.0729 -0.1556 3.47E-19 -0.0894 1 -0.8421

 Khi loại biến GDP thì đạt 53,68% (Xem Phụ lục 4)  Khi loại biến CPI thì đạt 52,82% (Xem Phụ lục 5)

Từ kết quả trên, có thể rút ra nhận xét biến GDP khơng có ý nghĩa thống kê nhiều như CPI, mơ hình hồi quy khi loại biến GDP có mức độ phù hợp cao hơn ( lớn hơn) so với mơ hình hồi quy khi loại biến CPI, do đó ta có thể bỏ bớt biến GDP.

2.6.1.3. Kết quả nghiên cứu

Sau khi đã loại bỏ biến GDP để đảm bảo mơ hình khơng có hiện tượng đa

cộng tuyến, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy bằng phần mềm Eview để xác định mức độ phù hợp của phương trình, các hệ số tương quan và ý nghĩa thống kê của chúng.

Bảng 2.7. Kết quả xử lý phương trình hồi quy giai đoạn 1 2004-2008

Dependent Variable: ROA Method: Pooled Least Squares Date: 04/09/15 Time: 14:16 Sample: 2004 2008

Included observations: 5 Cross-sections included: 15

Total pool (balanced) observations: 75

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.033160 0.002439 13.59532 0.0000 SIZE -0.001696 0.000194 -8.722591 0.0000 DEPOSITS -0.001460 0.001636 -0.892808 0.3722 LOAN -0.011113 0.001706 -6.515186 0.0000 EQUITY 0.032934 0.002675 12.31130 0.0000 DUMMY 0.003692 0.000714 5.170802 0.0000 RISK -0.265481 0.020952 -12.67097 0.0000 CPI 0.018448 0.004053 4.551158 0.0000

Adjusted R-squared 0.536836 S.D. dependent var 0.007743 S.E. of regression 0.005270 Akaike info criterion -7.646568 Sum squared resid 0.031020 Schwarz criterion -7.610831 Log likelihood 4309.195 Hannan-Quinn criter. -7.633063 F-statistic 187.1125 Durbin-Watson stat 1.490706 Prob(F-statistic) 0.000000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng phần mềm Eview)

Kết quả xử lý từ bảng 2.7 cho thấy tồn tại tương quan âm giữa các biến SIZE, LOAN và RISK với ROA. Ngồi ra ROA cịn có tương quan dương với biến EQUITY, CPI và biến giả DUMMY. Hệ số tương quan giữa hiệu quả hoạt động với biến DEPOSITS không đạt mức có ý nghĩa thống kê.

2.6.1.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu  Kiểm định độ phù hợp của mơ hình Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Kết quả xử lý từ bảng 2.7 cho thấy hầu hết các biến đều có ý nghĩa thống kê

ở mức 1%, tuy nhiên chỉ có biến DEPOSITS khơng có ý nghĩa thống kê.

Để đảm bảo độ chính xác của mơ hình, ta loại biến DEPOSITS và tiếp tục

thực hiện hồi quy. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Kết quả xử lý phương trình hồi quy giai đoạn 2004-2008 sau khi loại biến DEPOSITS

Dependent Variable: ROA Method: Pooled Least Squares Date: 04/09/15 Time: 14:16 Sample: 2004 2008

Included observations: 5 Cross-sections included: 15

Total pool (balanced) observations: 75

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 0.032756 0.002396 13.66854 0.0000

LOAN -0.011429 0.001668 -6.849836 0.0000

EQUITY 0.034035 0.002374 14.33539 0.0000

DUMMY 0.003821 0.000699 5.465753 0.0000

RISK -0.264497 0.020921 -12.64265 0.0000

CPI 0.018590 0.004050 4.590226 0.0000

R-squared 0.539392 Mean dependent var 0.014394 Adjusted R-squared 0.536920 S.D. dependent var 0.007743 S.E. of regression 0.005269 Akaike info criterion -7.647633 Sum squared resid 0.031042 Schwarz criterion -7.616363 Log likelihood 4308.793 Hannan-Quinn criter. -7.635816 F-statistic 218.2046 Durbin-Watson stat 1.493520 Prob(F-statistic) 0.000000

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng phần mềm Eview)

Sau khi loại biến DEPOSITS ra khỏi mơ hình, các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giá trị đạt 0,5369 lớn hơn tiêu chí đề xuất là 0,3.

Thêm vào đó giá trị Pro(F-statistic) = 0,0000 nên có thể kết luận mơ hình phù hợp

trong việc giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong

giai đoạn 2004-2008. Từ kết quả của mơ hình, phương trình hồi quy xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008 được viết lại như sau:

Kiểm định tự tương quan

Giá trị d trong kiểm định Durbin-Watson là 1,493520 nằm trong khoảng giới hạn 1<d<3, do đó có thể kết luận mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Biến SIZE có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số hồi quy là -0,001756, do

này chứng tỏ tại Việt Nam hiệu quả hoạt động của các NHTM giảm dần theo quy mô, cụ thể là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu quy mô ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản) tăng lên 1% thì ROA sẽ giảm đi

0,1756%. Giai đoạn 2004-2008 là khoảng thời gian tăng trưởng nóng của ngành

ngân hàng. Các NHTM tại Việt Nam không ngừng nâng cao quy mô tổng tài sản bằng cách tăng lượng vốn huy động và tín dụng. Để mở rộng quy mơ tổng tài sản, các ngân hàng thường áp dụng biện pháp tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho

vay để thu hút thêm khách hàng, chính vì vậy chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra bị suy giảm. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn tăng lên về số

tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận không theo kịp với tốc độ tăng của quy mô tổng tài sản, do đó khiến ROA suy giảm. Bên cạnh đó trình độ quản lý, phát

triển công nghệ, nguồn nhân lực lại không theo kịp với tốc độ tăng của quy mô. Điều này khiến chi phí của ngân hàng tăng lên, các tài sản bị sử dụng lãng phí và

làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên đây là biến có tác động nhỏ nhất đến ROA trong số các biến độc lập được nghiên cứu, do đó các ngân hàng có thể cân nhắc việc tăng hay giảm quy mô tổng tài sản để phù hợp với mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mình (Xem biểu đồ 2.6).

Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng quy mô tổng tài sản (SIZE) và tốc độ tăng ROA (trục phải) của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2008.

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng Excel)

Hệ số hồi quy của biến EQUITY là 0,034035 chứng tỏ rằng khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể là nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng 1% thì ROA của ngân hàng sẽ

tăng thêm 3,4035% trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi. Như vậy có thể

khẳng định giả thuyết 2 “Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tương quan dương

với ROA”. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Imad Z. Ramadan, Qais A.

Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006), Saira Javaid và cộng sự (2011). Tương tự như đã giải thích ở trên, giai đoạn 2004-2008 là khoản thời gian các ngân hàng chạy đua lãi suất để mở rộng quy mô hoạt động, làm giảm chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay từ đó khiến ROA suy giảm. Tuy nhiên nếu một ngân hàng mở rộng

quy mô hoạt động kinh doanh bằng cách tăng vốn chủ sở hữu sẽ tránh được tác động tiêu cực trên, bởi vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn ổn định, có thể sử dụng

lâu dài mà khơng cần lo lắng về thời gian hoàn trả. Nếu quy mơ vốn chủ sở hữu lớn thì ngân hàng sẽ có khả năng tự chủ về tài chính tốt hơn, không quá phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ bên ngồi, do đó khơng cần phải tham gia vào cuộc đua lãi suất, nhờ vậy lợi nhuận sau thuế có thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và làm ROA tăng (Xem biểu đồ 2.7).

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) và ROA (trục phải) của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2008.

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng Excel)

Hệ số hồi quy của biến LOAN là -0,011429 cho thấy không phải lúc nào tín dụng tăng trưởng nhanh cũng tức là ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Cụ thể là nếu tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản tăng 1% sẽ tác động làm ROA giảm 1,1429%

trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Điều này bác bỏ giả thuyết 3 “Tỷ lệ dư

nợ trên tổng tài sản tương quan dương với ROA”. Nguyên nhân tương tự như đã

giải thích về mối tương quan âm giữa biến SIZE và ROA. Để đẩy mạnh tốc độ tăng

trưởng tín dụng, các ngân hàng đã phải duy trì mức chênh lệch lãi suất thấp giữa đầu vào và đầu ra, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng tăng chậm hơn tốc độ tăng

của tổng tài sản, do đó làm giảm ROA (Xem biểu đồ 2.8).

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LOAN) và ROA (trục phải) của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2008.

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng Excel)

Biến DEPOSITS khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, tức là tỷ lệ vốn

huy động trên tổng tài sản khơng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của

NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2004-2008. Như vậy có thể bác bỏ giả thuyết 4

Hệ số hồi quy của biến RISK đạt -0,264497 thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động, giúp ta khẳng định giả thuyết 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tương quan âm với ROA”. Điều

này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Dr Aremu và cộng sự (2013), Panayiotis P. Athanasoglou, Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006). Khi tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng tăng lên 1% thì trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ROA của ngân

hàng sẽ giảm 26,4497%. Đây là biến tác động mạnh nhất đến ROA trong số các biến vi mô được nghiên cứu. Xem xét tình hình thực tế có thể thấy các ngân hàng có nợ xấu cao buộc phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cho những khoản nợ này,

điều đó làm giảm lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, trực tiếp ảnh hưởng đến ROA (Xem biểu đồ 2.9).

Biểu đồ 2.9. Tốc độ tăng tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (RISK) và tốc độ tăng ROA (trục phải) của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu từ năm 2004 đến

năm 2008.

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng Excel)

Hệ số hồi quy của biến giả DUMMY bằng 0,003821. Hệ số này khác 0 và có ý nghĩa ở mức 1% chứng minh cho giả thuyết 6 là “Hình thức sở hữu ngân hàng

thực sự có ảnh hưởng đến ROA”.Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, ROA

trung bình của các NHTM nhà nước sẽ cao hơn ROA trung bình của các NHTM cổ phần 0,3821%. Thực tế tại Việt Nam cho thấy các NHTM nhà nước đều có lịch sử hình thành lâu đời, tạo dựng được uy tín vững chắc, lại có lợi thế về hệ thống mạng

lưới giao dịch rộng khắp. Nhờ đó họ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng,

giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động.

Giả thuyết 7 “Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có mối tương quan dương

với ROA”chưa được chứng minh hay bác bỏ, nguyên nhân là do có hiện tượng đa cộng tuyến cao giữa biến GDP và CPI nên biến GDP đã bị loại bỏ khỏi mơ hình hồi quy.

Biểu đồ 2.10. Tình hình biến động lạm phát và ROA (trục phải) của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2008.

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng Excel)

Hệ số hồi quy của biến CPI đạt 0,018590, tức là khi các yếu tố khác không

đổi, lạm phát tăng 1% sẽ tác động làm ROA tăng 1,859%. Mối quan hệ cùng chiều

quan dương với ROA”. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Imad Z.

Ramadan, Qais A. Kilani và Thair A. Kaddumi (2011), Panayiotis P. Athanasoglou,

Matthaios D. Delis và Christos K. Staikouras (2006). Điều này có thể được giải

thích là do các NHTM tại Việt Nam có chính sách lãi suất thích hợp nên bù đắp

được những tổn thất do lạm phát gây ra, khiến cho thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí, nhờ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng (Xem biểu đồ 2.10).

2.6.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2009-2013

2.6.2.1. Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập giai đoạn 2009-2013 2009-2013

Bảng 2.8. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn 2009- 2013

ROA SIZE DEPOSITS LOAN EQUITY RISK GDP CPI

Mean 0.01146 11.22931 0.63576 0.52383 0.12391 0.00861 0.05692 0.09850 Max 0.03962 13.26450 0.89002 0.94414 0.61395 0.03955 0.06784 0.18130 Min 0.00028 7.83360 0.12245 0.15608 0.04256 -0.00014 0.05048 0.06040 Std. Dev. 0.00629 1.33384 0.14576 0.14385 0.09693 0.00716 0.00613 0.04658

Obs 75 75 75 75 75 75 75 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tác giả tính tốn bằng phần mềm Eview)

Từ bảng 2.8, có thể thấy ROA của 15 NHTM trong mẫu nghiên cứu trung bình trong cả giai đoạn đạt 1,146%, thấp hơn so với giai đoạn trước, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai đoạn này đã suy giảm. Trung bình tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt 63,576%, tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn

đạt 52,383%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt 12,391% chứng tỏ mức độ sử dụng địn bẩy

tài chính của 15 NHTM đang nghiên cứu trong giai đoạn 2009-2013 vẫn cao nhưng các ngân hàng dường như chú trọng đến vấn đề an toàn vốn hơn (tỷ lệ cho vay trên vốn huy động thấp hơn trong giai đoạn trước). GDP trong giai đoạn này tăng trung bình 5,692%, thấp hơn mức tăng trưởng của giai đoạn trước nhưng CPI lại ổn định

hơn với tốc độ tăng trung bình 9,85%.

Bảng 2.9. Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong giai

đoạn 2009-2013

ROA SIZE DEPOSITS LOAN EQUITY DUMMY RISK GDP CPI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)