Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM

3.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Kết quả hồi quy từ mơ hình cho thấy tăng trưởng tín dụng có mối tương quan

dương với ROA, chứng tỏ khi tín dụng tăng sẽ làm hiệu quả hoạt động của các

NHTM cũng gia tăng. Do đó tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng quy mơ tín dụng của các NHTM như sau:

 Xây dựng chính sách lãi suất cho vay phù hợp: Ngân hàng thương mại cần

thường xuyên cập nhật tình hình ngành và thị trường để điều chỉnh chính sách lãi

suất nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi

ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ

và chuẩn mực quốc tế. Chính sách lãi suất cho vay cần linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp: Ngân hàng cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu để có biện pháp thu hút bằng cách cung cấp các sản

phẩm với mức giá hợp lý, cạnh tranh nhất. Các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Không chỉ vậy, chất lượng phục vụ còn cần được nâng lên nhờ vào các tiện

ích do cơ sở vật chất, kỹ thuật mang lại. Chiến lược khách hàng cần phải phổ biến đến từng nhân viên để mỗi cán bộ hiểu rõ và thực hiện tốt. Ngoài ra, ngân hàng

cũng cần xác định rõ nhóm ngành ưu tiên phát triển tín dụng trong từng thời kì để tính tốn giới hạn tín dụng và cơ cấu danh mục cho vay, định hướng cho hoạt động tín dụng.

 Nâng cao trình độ bán hàng của nhân viên tín dụng: Trong điều kiện cạnh

tranh gay gắt như hiện tại, khả năng bán hàng của cán bộ tín dụng trở thành một trong những yếu tố tác động rất lớn đến khả năng tăng trưởng tín dụng của một

ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi

dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hố kinh doanh cho nhân viên tín dụng.

 Phát triển sản phẩm bán lẻ: Các ngân hàng hiện nay chỉ chú trọng khách hàng lớn, các dự án nghìn tỷ, trong khi đó các sản phẩm bán lẻ phục vụ dân sinh,

cho vay tiêu dùng dường như chưa nhận được sự chú ý đúng đắn, trong khi đây là

đối tượng khách hàng đơng đảo. Chính vì vậy, việc chú trọng xây dựng và triển khai

các sản phẩm phù hợp với đối tượng này sẽ giúp dư nợ tín dụng của các ngân hàng

tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)