Hoạt động cấp tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng:

Tương tự như hoạt động huy động vốn, các ngân hàng Việt Nam đã phát

năm 2010. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trung

bình là 31,35%. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra vào giai đoạn từ năm 2002

đến 2007, khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt 35,8%. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 với mức tăng trưởng 53,89%.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng từ 2000 đến năm 2010

(Nguồn: NHNN Việt Nam và Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại Thương VN) Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2006-

2012 (cột phải: % so với cùng kỳ năm trước)

(Nguồn: Cơng ty Chứng khốn Bản Việt)

Các ngân hàng Việt Nam đã cấp tín dụng thoải mái trong hai năm 2007 và

2009, khi hầu hết các công ty từ bỏ mảng kinh doanh cốt lõi và đổ xô vào bất động sản. Đặc biệt tăng trưởng tín dụng lên tới 53,89% năm 2007, 37,73% trong năm

năm 2009, trong khi con số này năm 2008 là 27,6% trước khi hạ nhiệt xuống còn

27,65% trong năm 2010.

Năm 2008, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,

tỷ lệ tăng trưởng tín dụng sụt giảm rõ rệt so với năm 2007. Nếu quan sát trên biểu

đồ 2.3 ta có thể nhận thấy xu hướng giảm của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng kể từ năm

2008. Yếu tố chính làm nên mức tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 chính là chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, cùng lúc đó chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích nhu cầu đối với các khoản vay tăng cao. Một bộ phần lớn tiền được cho vay với lãi suất thấp theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Tổng giá trị các khoản vay mới năm 2009 đạt 505 nghìn tỷ đồng tương đương 28 tỷ USD, 89% trong số này là khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Tăng trưởng tín dụng năm 2010 đạt 32,4%, trong khi đó năm 2011 chỉ đạt

12% thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó do những chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ba năm gần đây

đã giảm đáng kể. Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất kể

từ năm 2000. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14% (có nguồn số liệu ghi nhận ở mức 8,91%). Năm 2013, mặc dù vẫn chưa thực sự bứt phá, nhưng với sự

tăng trưởng đột biến vào các tháng cuối năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cả năm đã đạt chỉ tiêu ở mức 12,5% với động lực chính từ khối ngân hàng có yếu tố Nhà nước.

Lý giải cho sự tăng tốc tín dụng trong Quý 4/2013, bên cạnh yếu tố mùa vụ, đây còn là kết quả của nỗ lực đẩy mạnh cho vay từ phía các NHTM. Thực tế, một số ngân hàng bán bn lớn đã dành những gói tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi (khoảng 7%)

đối với các khách hàng có phương án kinh doanh và triển vọng lợi nhuận tốt.

(Nguồn: Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) 2.2.3. Hoạt động đầu tư:

Hoạt động đầu tư của các NHTM được thực hiện thơng qua các hình thức

đầu tư trên thị trường chứng khoán và đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết với các

doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng. Các NHTM dùng vốn của mình để

mua các loại chứng khốn khác nhau có độ rủi ro thấp, năng lực thị trường cao, chủ yếu do Chính phủ hoặc do các doanh nhiệp lớn phát hành nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản khi cần và thu lợi nhuận. Ngày nay, các ngân hàng đã tham gia ngày càng nhiều hơn vào các thị trường chứng khốn. Ngồi ra, các NHTM cịn hùn vốn để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng để kinh doanh. Tuy vậy, tại Việt Nam hoạt động đầu tư chứng khoán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Trong cơ cấu tài sản

của Ngân hàng, phần Chứng khoán đầu tư các năm 2011 và 2012 chỉ đạt mức lần

lượt là 13% và 14%. Trong khi tỷ trọng cho vay và ứng trước cho khách hàng và tỷ

trọng tiền gởi tại và cho vay các TCTD khác năm 2012 lần lượt là 57% và 14%. Trong những năm gần đây, rất nhiều các NHTM Việt Nam sử dụng cụm từ

“Ngân hàng đa năng, hiện đại” hay “tập đồn tài chính đa năng” để nói về định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, phần lớn các NHTM Việt Nam đều bao hàm hoạt động ở ba lĩnh vực chính: ngân hàng thương mại, kinh doanh bảo

hiểm, kinh doanh chứng khoán. Do vậy, rất nhiều các NHTM đã có những hoạt

động mang tính chất ngân hàng đầu tư và sử dụng sản phẩm “ uỷ thác đầu tư” dưới

nhiều hình thức khác nhau.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Nhiều NHTM đã mở chi nhánh và văn

phòng đại diện ở nước ngồi, đó là Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại

thương Việt Nam (Vietcombank) có văn phòng đại diện tại Singapore; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở văn phòng đại diện tại

Campuchia; Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở

Lào, Campuchia, Sacombank còn thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại

Nội (SHB) cũng đã khai trương chi nhánh tại Campuchia. Ngoài ra, Vietcombank, ACB, BIDV cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép mở văn phòng

đại diện tại Mỹ, tuy nhiên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ chưa chấp thuận.

Tại các chi nhánh ở Lào và Campuchia, đối tượng khách hàng mà ngân hàng Việt Nam hướng tới là các doanh nghiệp Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tầng lớp dân cư của hai nước.

Thị trường Lào và Campuchia được các ngân hàng đánh giá là dễ triển khai dịch vụ và dễ chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với dân số khiêm tốn hơn so với Việt Nam, việc mở rộng đầu tư sang thị trường hai nước này cần phải được các

ngân hàng Việt Nam xem xét, phân tích kỹ nhất là về dân số, tỷ lệ dân thành thị. Bên cạnh thị trường khu vực Đông Dương, nhiều NHTM cịn tìm kiếm địa bàn hoạt động ở những nước phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình. Sự kiện Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) mở văn phịng đại diện

(năm 2010) và thành lập chi nhánh tại Đức (năm 2011) đã đánh dấu bước phát triển

mới của ngành Ngân hàng nói riêng và nền tài chính Việt Nam nói chung trên thị

trường quốc tế.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (FIA),

tính đến tháng 04/2012, tổng số dự án đăng ký đầu tư ra nước ngồi của ngành tài

chính, ngân hàng và bảo hiểm Việt Nam là 31 dự án với tổng nguồn vốn đầu tư là 467,8 triệu USD (FIA, 2013) (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của các NHTM Việt Nam có hoạt động đầu tư

ra nước ngồi (tính đến 31/12/2012) Ngân hàng Vốn điểu lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế NPL (%)* Số lượng VPĐD/ chi nhánh tại nước ngoài Ghi chú

2 Vietinbank 26.217 33.625 503.530 6.170 1,48 3 Đức (2 CN), Lào (1 CN) 3 BIDV 23.012 26.494 484.785 2.572 2,9 4 VPĐD (Lào, Campuchia, Myanmar, CH Séc) 4 Sacombank 10.740 13.414 151.282 987 1,97 8 Lào (1 CN, 1 PGD), Campuchia (1 SGD, 5 CH) (số liệu tính đến 31/3/2013) 5 MB 10.000 12.864 175.610 2.320 1,84 2 Lào (1 CN), Campuchia (1 CN) 6 SHB 8.866 9.506 116.538 1.687 8,8 2 Lào (1 CN), Campuchia (1 CN)

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2012 của các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Sacombank, SHB, MB)

(*) NPL (%) = Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5)/Tổng dư nợ tín dụng

2.2.4. Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ:

Trước năm 1991, ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng là một cấp, chưa tách

bạch hoạt động quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng. NHNN chưa ban hành

các quy định về quản lý vàng nhằm bình ổn giá vàng và đa dạng hóa hình thức đầu tư. Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 được thông quan năm 1997 là tiền đề để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng.

Kể từ năm 1999 thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng có giấy phép của

NHNN được nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt miếng, … Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM chỉ thực sự phát triển từ năm 2005. Trong

giai đoạn 2005-2010, kinh doanh vàng và ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng khá cao

trong lợi nhuận của NHTM Việt Nam. Khi đó, tỷ giá và vàng thường chỉ có một

chiều tăng giá nên nhiều NHTM kiếm được lợi nhuận dễ dàng.

Theo thông tư số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006, NHNN Việt Nam

kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Ngày 25/05/2007, Ngân hàng Á Châu

(ACB) khai trương sàn giao dịch vàng Sài gòn – sàn giao dịch vàng đầu tiên ở nước

ta mở ra một kênh đầu tư vàng tập trung và có tổ chức với 9 thành viên. Các thành viên tham gia là các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mơ lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vàng. Ban đầu, Trung tâm giao dịch vàng

ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trị vừa là người tổ chức,

vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ban

đầu không lớn. Tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa

các thành viên, ACB triển khai sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” dành cho cá nhân. Từ đó khối lượng giao dịch trên sàn gia tăng đột biến. Đứng trước nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch, nhiều NHTM khác đã thành lập các sàn giao dịch vàng.

Trong khi đó, NHNN cho biết, theo kết quả rà soát, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý. Vì vậy, hoạt động của sàn

vàng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn cũng như chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ

nên ngày 06/01/2010, NHNN đã ban hành thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ

quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này.

 Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 và thông tư 16/2012/TT- NHNN ngày 25/05/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, kể từ ngày 10/01/2013 chỉ các điểm kinh doanh vàng miếng thuộc các đơn vị đã được NHNN cấp phép mới được phép kinh doanh vàng miếng. Theo đó, 22 NHTM được cấp

phép kinh doanh vàng miếng bao gồm:

Bảng 2.2: Danh sách các NHTM được phép kinh doanh vàng miếng

STT Tên Ngân hàng

1 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

5 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 6 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 7 Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)

8 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM (HDBank) 9 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

10 Ngân hàng TMCP Phương Nam (SounthernBank)

11 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

13 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tienphongbank) 14 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank)

15 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 16 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EximBank) 17 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank)

18 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

20 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) 21 Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)

22 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Bảng 2.3: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng của 09 NHTM từ

năm 2005-2009

Đơn vị: triệu VND

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB 14.640 70.320 155.140 678.852 422.336 191.104 161.467 1.863.643 77.616 Vietcombank 192,558 273.481 354.532 952.911 918.309 561.680 1.179.584 1.487.751 1.426.859 Vietinbank 0 60.002 64.087 290.046 59.278 158.444 382.562 361.688 291.450 Sacombank 0 4.178 100.815 510.041 314.108 502.212 204.268 218.164 203.332 EximBank 54.544 75.453 139.257 634.105 135.409 15.750 88.156 297.374 113.577

MB 0 6.635 21.124 101.403 72.766 1.343 85.326 3.656 99.314

NaviBank 0 12 280 4.115 5.584 2.596 92.793 19.021 9.455

SHB 0 5 2.467 26.023 52.487 53.138 54.762 47.963 63.400

BIDV 0 0 0 0 208.866 288.675 314.418 330.132 40.598

Tổng cộng 261.742 490.086 837.702 3.189.266 2.043.611 770.518 1.707.852 269.316 1.536.551

(Nguồn: BCTC hàng năm của các NHTM từ 2005-2013)

Bảng 2.3 cho thấy hầu hết các NHTM đều có mức tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trong giai đoạn từ năm 2005-2008 và giảm sút lợi nhuận trong giai đoạn 2008-2013. Những năm gần đây, với việc giá vàng liên tục sụt giảm, sự ổn định của tỷ giá hối đoái cùng với những quy định chặt chẽ của NHNN về hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM kể từ năm 2010 thì nhiều NHTM lại lỗ trong những hoạt động kinh doanh này.

Từ năm 2010, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ bắt đầu đem lại những khoản lỗ khá lớn cho các NHTM. Các NHTM chịu lỗ nhiều từ hoạt động này có thể kể đến

như: ACB, STB, EIB, NVB. Trong đó hầu như các NHTM lỗ do hoạt động kinh

doanh vàng chứ khơng phải hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Ngồi ACB và EIB lỗ liên tiếp trong 03 năm từ 2010 đến 2013 thì các

NHTM cịn lại hầu hết kinh doanh có lợi nhuận tăng dần theo thời gian, hầu hết lợi nhuận đem lại từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

2.2.5. Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác:

NHTM có hai nguồn thu nhập chính: thu nhập từ lãi vay và thu nhập ngoài lãi. Thực trạng nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam hiện nay là phụ thuộc nhiều vào nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng do hoạt động dịch vụ phi tín dụng ít phát triển. Điển hình theo số liệu năm 2010, tỷ trọng trung bình thu nhập lãi trong tổng thu nhập của 10 NHTM hàng đầu Việt Nam là 76,8%. Đối với các NHTM có quy mơ nhỏ hơn, tỷ lệ này thậm chí có thể lên đến 90%.

Theo báo cáo khảo sát về ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013 của Công ty kiểm tốn KPMG, thu nhập thuần ngồi lãi chiếm 14% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam (lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là cấu phần lớn nhất trong thu nhập thuần ngồi lãi). Chỉ các các NHTM ở nhóm 1 (04 NHTM

có vốn điều lệ hơn 20 nghìn tỷ đồng) có được tỷ lệ thu nhập thuần ngồi lãi ổn định

ở mức 19%.

2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong năm 2007, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam được nâng lên rõ rệt so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2007, tỷ lệ ROA trung bình của tồn hệ thống đạt 1,51%, ROE đạt 16,42% so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%. Tốc độ tăng trưởng của khối

NHTMNN chậm hơn khá nhiều so với các NHTMCP. Nguyên nhân là do khối này tập trung vào việc tái cấu trúc và xử lý nợ xấu nhằm mục tiêu lành mạnh hố tài

chính để chuẩn bị cho q trình cổ phần hố. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời ROA,

ROE của các NHTMNN cịn thấp. Trong khối, chỉ có Vietcombank có các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE vượt trội cao hơn mức trung bình trong khu vực và tương

đương với mức sinh lời của các NHTMCP hàng đầu như ACB, STB. So với các

NHTMNN thì khả năng sinh lời của các NHTMCP tốt hơn mặc dù chi phí vốn của khối này cao hơn. ROA và ROE trung bình của các NHTMCP năm 2007 đạt lần

lượt là 1,9% và 18,4%. Vượt trội trong khối về khả năng sinh lời là ACB, STB, và

TCB.

Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33)