Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 41)

6. NỘI DUNG CỦA NGHIÊN CỨU

2.2.4. Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ:

Trước năm 1991, ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng là một cấp, chưa tách

bạch hoạt động quản lý ngân hàng và kinh doanh ngân hàng. NHNN chưa ban hành

các quy định về quản lý vàng nhằm bình ổn giá vàng và đa dạng hóa hình thức đầu tư. Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 được thông quan năm 1997 là tiền đề để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng.

Kể từ năm 1999 thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng có giấy phép của

NHNN được nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt miếng, … Tuy nhiên hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM chỉ thực sự phát triển từ năm 2005. Trong

giai đoạn 2005-2010, kinh doanh vàng và ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng khá cao

trong lợi nhuận của NHTM Việt Nam. Khi đó, tỷ giá và vàng thường chỉ có một

chiều tăng giá nên nhiều NHTM kiếm được lợi nhuận dễ dàng.

Theo thông tư số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006, NHNN Việt Nam

kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài. Ngày 25/05/2007, Ngân hàng Á Châu

(ACB) khai trương sàn giao dịch vàng Sài gòn – sàn giao dịch vàng đầu tiên ở nước

ta mở ra một kênh đầu tư vàng tập trung và có tổ chức với 9 thành viên. Các thành viên tham gia là các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mơ lớn, có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vàng. Ban đầu, Trung tâm giao dịch vàng

ACB là nơi bán buôn giữa các thành viên. ACB đóng vai trị vừa là người tổ chức,

vừa là thành viên trực tiếp tham gia giao dịch. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ban

đầu không lớn. Tháng 12/2007, trên cơ sở hoạt động của sàn giao dịch vàng giữa

các thành viên, ACB triển khai sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” dành cho cá nhân. Từ đó khối lượng giao dịch trên sàn gia tăng đột biến. Đứng trước nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch, nhiều NHTM khác đã thành lập các sàn giao dịch vàng.

Trong khi đó, NHNN cho biết, theo kết quả rà soát, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý. Vì vậy, hoạt động của sàn

vàng cịn tiềm ẩn nhiều bất ổn cũng như chưa có những biện pháp quản lý chặt chẽ

nên ngày 06/01/2010, NHNN đã ban hành thông tư số 01/2010/TT-NHNN bãi bỏ

quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và các quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định này.

 Theo nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 và thông tư 16/2012/TT- NHNN ngày 25/05/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, kể từ ngày 10/01/2013 chỉ các điểm kinh doanh vàng miếng thuộc các đơn vị đã được NHNN cấp phép mới được phép kinh doanh vàng miếng. Theo đó, 22 NHTM được cấp

phép kinh doanh vàng miếng bao gồm:

Bảng 2.2: Danh sách các NHTM được phép kinh doanh vàng miếng

STT Tên Ngân hàng

1 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

5 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) 6 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 7 Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank)

8 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM (HDBank) 9 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

10 Ngân hàng TMCP Phương Nam (SounthernBank)

11 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

13 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tienphongbank) 14 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietA Bank)

15 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 16 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EximBank) 17 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank)

18 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

20 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) 21 Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)

22 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Bảng 2.3: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng của 09 NHTM từ

năm 2005-2009

Đơn vị: triệu VND

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB 14.640 70.320 155.140 678.852 422.336 191.104 161.467 1.863.643 77.616 Vietcombank 192,558 273.481 354.532 952.911 918.309 561.680 1.179.584 1.487.751 1.426.859 Vietinbank 0 60.002 64.087 290.046 59.278 158.444 382.562 361.688 291.450 Sacombank 0 4.178 100.815 510.041 314.108 502.212 204.268 218.164 203.332 EximBank 54.544 75.453 139.257 634.105 135.409 15.750 88.156 297.374 113.577

MB 0 6.635 21.124 101.403 72.766 1.343 85.326 3.656 99.314

NaviBank 0 12 280 4.115 5.584 2.596 92.793 19.021 9.455

SHB 0 5 2.467 26.023 52.487 53.138 54.762 47.963 63.400

BIDV 0 0 0 0 208.866 288.675 314.418 330.132 40.598

Tổng cộng 261.742 490.086 837.702 3.189.266 2.043.611 770.518 1.707.852 269.316 1.536.551

(Nguồn: BCTC hàng năm của các NHTM từ 2005-2013)

Bảng 2.3 cho thấy hầu hết các NHTM đều có mức tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trong giai đoạn từ năm 2005-2008 và giảm sút lợi nhuận trong giai đoạn 2008-2013. Những năm gần đây, với việc giá vàng liên tục sụt giảm, sự ổn định của tỷ giá hối đoái cùng với những quy định chặt chẽ của NHNN về hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM kể từ năm 2010 thì nhiều NHTM lại lỗ trong những hoạt động kinh doanh này.

Từ năm 2010, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ bắt đầu đem lại những khoản lỗ khá lớn cho các NHTM. Các NHTM chịu lỗ nhiều từ hoạt động này có thể kể đến

như: ACB, STB, EIB, NVB. Trong đó hầu như các NHTM lỗ do hoạt động kinh

doanh vàng chứ không phải hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Ngoài ACB và EIB lỗ liên tiếp trong 03 năm từ 2010 đến 2013 thì các

NHTM cịn lại hầu hết kinh doanh có lợi nhuận tăng dần theo thời gian, hầu hết lợi nhuận đem lại từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)