Gia tăng ổn định khoản mục nợ phải trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 68 - 71)

3.1. Giải pháp và kiến nghị

3.1.1.1. Gia tăng ổn định khoản mục nợ phải trả

Cung cấp cho khách hàng những chính sách lãi suất hợp lý: Trong điều kiện sức cạnh tranh giữa các ngân hàng đang ngày một gia tăng, lãi suất ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác huy động vốn. Để thu hút được nguồn vốn

huy động ổn định, các NHTMCP VN cần có những chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp.

Các chính sách lãi suất cần được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng, vừa bù đắp được chi phí hoạt động vừa mang tính cạnh tranh. Ngồi ra, chính sách lãi suất cịn cần phải được dựa trên từng địa bàn mà ngân hàng hoạt động cũng như từng thời kỳ thì mới thu hút và giữ chân được khách hàng. Qua đó nắm được nguồn vốn ổn định.

Thu hút – giữ chân khách hàng: Khách hàng ổn định là khi ngân hàng sẽ

có được nguồn vốn ổn định. Để làm được điều này, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược kinh doanh thể hiện đường lối, hướng kinh doanh của ngân hàng; làm cho ngân hàng mình đặc biệt hơn trong mắt khách hàng. Xây dựng được chiến lược kinh doanh của ngân hàng để đạt được hiệu quả thì cần những yếu tố sau: nghiên cứu một cách thấu đáo nhu cầu thị trường về sản phẩm trong hiện tại và tương lai, tìm hiểu chiến lược của đối thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì thế giải pháp chung để thu hút và giữ chân khách hàng đó là nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Marketing:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM:

Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều này không chỉ diễn ra sôi nổi giữa các TCTD với nhau mà cịn cả với các tổ chức phi tín dụng. Sự xuất hiện ngày càng đa dạng các loại hình tổ chức tài chính trong nền kinh tế đã tạo nên nguy cơ về sự suy giảm thị phần hoạt động của các NHTM. Trước tình thế đó, NHTM cần vận dụng khai thác tồn bộ lợi thế có được của mình thì sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển thị phần hoạt động và ngược lại.

Dựa trên hệ thống ngân hàng bán lẻ đã có, các ngân hàng cần phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chiều sâu hơn nữa, xây dựng các mạng lưới có chất lượng dịch vụ tiên tiến hiệu quả. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo phân khúc khách hàng dựa trên tình hình khảo sát thực tế trên thị trường của các phòng ban. Nghiên cứu cải thiện và thay đổi các quy trình thủ tục trong hệ thống giao dịch

nhằm tạo sự hài lịng về chất lượng phục vụ từ đó giảm được chi phí và tăng được thị phần thanh tốn thương mại của NHTM.

Hơn nữa, cần xác định một điều rằng các sản phẩm dịch vụ được khách hàng ưa thích thì trong thời gian rất ngắn gần như là ngay lập tức thì các ngân hàng khác cũng có thể cung cấp sản phẩm giống như thế để cạnh tranh. Do đó, để nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh cần có sự hỗ trợ thêm từ công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, đây cũng là xu thế phát triển tất yếu của các NHTM để thích ứng với nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó cần mở rộng các quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác,... giữa các NHTM trong nước với các doanh nghiệp và với các tập đồn tài chính lớn trên thế giới theo hướng hình thành tập đoàn kinh doanh đa năng ngày càng chặt chẽ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing:

Thiết kế trang web ngân hàng thật thu hút; không ngừng nâng cấp, cập nhật thông tin đầy đủ rõ ràng, hướng dẫn khách hàng dễ dàng thao tác nhằm lôi kéo được sự quan tâm và chú ý của họ. Xây dựng hình ảnh thân thiện của ngân hàng đến với khách hàng; chủ động tìm đến với khách hàng, tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của mình. Cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh, linh hoạt với thay đổi của thị trường nhằm duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng thông qua các biện pháp cụ thể như:

+ Tích cực thực hiện nghiên cứu thị trường thường xuyên nhằm nắm bắt thị hiếu khách hàng và nhận biết kịp thời nhu cầu thay đổi của họ để hiểu được mục tiêu và phát triển, bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới. Phân vùng và phân khúc khách hàng, phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, các yếu tố thuộc thói quen hành vi…để có những chiến lược quản lý hiệu quả nhất.

+ Củng cố hình ảnh của ngân hàng bằng thái độ phục vụ và tiện ích của dịch vụ, tạo bí quyết riêng nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.

+ Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: đây cũng là công việc cần thiết để thiết lập chiến lược cạnh tranh có hiệu quả. Những yếu tố như sản phẩm dịch vụ, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới hoạt động... phải được lưu ý chặt chẽ với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Với cách làm này có thể xác định được các điểm mạnh và yếu trong hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những chiến lược đúng đắn nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong quá trình triển khai thực hiện các chiến lược trong nhóm giải pháp về kinh doanh, cần có lộ trình cụ thể, phân cơng và giao chỉ tiêu cần thực hiện cho từng bộ phận cũng như từng nhân viên một cách rõ ràng. Định kỳ tiến hành đánh giá tính hiệu quả của chiến lược với tình hình thực tế nâng cao tính hiệu quả của chiến lược.

Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, gia tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động bằng các biện pháp:

Duy trì và phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư, giảm bớt sự phụ thuộc vào khối doanh nghiệp và thị trường liên ngân hàng. Phát triển các sản phẩm ngân hàng trọn gói cho các cá nhân từ dịch vụ thẻ cho đến các dịch vụ thanh toán tự động, chuyển tiền… tạo sự thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng nhằm giữ chân họ. Khách hàng cá nhân thường rất dễ dao động khi có biến động về lãi suất. Vì thế, ngồi chính sách lãi suất hợp lý thì sự ân cần, niềm nở và nhanh chóng trong phục vụ sẽ là yếu tố tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng.

Mở rộng hoạt động kinh doanh và huy động vốn ra thị trường quốc tế;

nâng cấp các chi nhánh nước ngoài thành ngân hàng con cụ thể như trường hợp của Sacombank ở Lào…mở rộng phạm vi hoạt động thị trường nơi cộng đồng người Việt sinh sống. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị ngoại hối cho các khách hàng tiềm năng, tập trung vào các khách hàng lớn như tổng cơng ty hay những tập đồn hàng đầu. Tăng cường hoạt động bán chéo ngoại tệ, tín dụng, tiền gửi tài trợ thương mại nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)