Số thẻ tín dụng của Vietinbank phát hành giai đoạn 2009-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47)

Đơn vị tính: thẻ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Visa 12.090 71.161 66.127 127.342 154.742 162.845 Master 7.910 24.839 23.514 56.261 69.467 95.391 JCB 1.359 5.397 25.791 32.764 Số thẻ phát hành 20.000 96.000 91.000 189.000 250.000 291.000 Lũy kế thẻ tín dụng phát hành 24.000 120.000 211.000 400.000 650.000 941.000

Tính đến hết năm 2010, VietinBank đã phát hành hơn 120.000 thẻ Cremium (thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard), chiếm 23% thị phần thẻ tín dụng, trong đó phát hành mới riêng năm 2010 đạt gần 100.000 thẻ, gấp 5 lần tổng số thẻ tín dụng quốc tế phát hành được trong những năm trước đó. Số lượng thẻ phát hành tăng nhanh ở năm 2010 là do Vietinbank đã khai thác hiệu quả nhóm khách hàng sử dụng thẻ ATM. Với chính sách đơn giản hóa thủ tục phát hành, đẩy mạnh khuyến mại và gia tăng các tiện ích, thẻ tín dụng Vietinbank ngày càng thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, dựa trên cơ cấu phát hành thẻ, ta thấy thẻ Visa luôn chiếm ưu thế với tỷ lệ từ 60-70% số lượng thẻ phát hành. Nguyên nhân là do thẻ Visa khá phổ biến và có một số đặc điểm thuận lợi hơn so với thẻ Master. Đến năm 2011, Vietinbank vươn lên dẫn đầu thị trường về thị phần thẻ tín dụng quốc tế. Số lượng thẻ tín dụng phát hành lũy kế đạt hơn 211.000 thẻ, chiếm 30% thị phần thẻ tín dụng tại Việt Nam. Năm 2012 Vietinbank phát hành 189.000 thẻ quốc tế, đưa tổng số thẻ quốc tế lên trên 400.000 thẻ, chiếm gần 30% thị phần. Năm 2013 và năm 2014 là năm thành công của Vietinbank trên thị trường thẻ tín dụng với sự phát triển nhanh chóng của của dòng thẻ JCB. Vietinbank vẫn dẫn đầu thị trường với 35% thị phần thẻ tín dụng quốc tế đồng thời là ngân hàng có hệ thống POS đứng đầu thị trường trong nước. Vietinbank đã vinh dự nhận được Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng Asean, Giải thưởng Nhãn hiệu nổi tiếng và là ngân hàng dẫn đầu về thanh toán thẻ Visa, Master Card tại Việt Nam.

Trong những năm qua, họat động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh tốn thẻ nói riêng của VietinBank đã có bước phát triển mạnh mẽ, ln dẫn đầu thị phần tại Việt Nam kể cả về số lượng thẻ phát hành cũng như số lượng đơn vị chấp nhận thẻ. Đặc biệt, với ưu thế nổi trội trong dịch vụ thanh tốn đã góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giúp cho VietinBank lôi kéo được nhiều khách hàng lớn như LotteMart, Metro, Nguyễn Kim, Big C, Vinasun, VinMart...góp phần tăng trưởng vượt trội về doanh thu phí với tốc độ tăng trưởng về dịch vụ thẻ hàng năm đạt trên 150%/năm. Không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ được áp dụng cơng nghệ tiên tiến trên thế giới, VietinBank cịn chú trọng tổ chức thường

xun các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, phát triển các tiện ích gia tăng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sử dụng thẻ.

Biểu đồ 2.1: Số thẻ tín dụng Vietinbank phát hành từ năm 2009 – 2014

Đơn vị tính: thẻ

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thẻ tín dụng Vietinbank phát hành năm 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

62%

28% 10%

Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành năm 2013

Visa Master JCB 12,090 71,161 66,127 127,342 154,742 162,845 7,910 24,839 23,514 56,261 69,467 95,391 1,359 5,397 25,791 32,764 0 30,000 60,000 90,000 120,000 150,000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Visa Master JCB

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thẻ tín dụng Vietinbank phát hành năm 2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

2.2.3. Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam: dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thƣơng Việt Nam:

2.2.3.1. Các hình thức rủi ro tín dụng thể hiện trong tình hình nợ quá hạn, nợ xấu hoạt động thẻ tín dụng tại Vietinbank:

Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm nợ của thẻ tín dụng Vietinbank giai đoạn 2009-2014.

Đơn vị tính: % 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 99,4 99,59 98,72 97,42 97.85 98,45 Nhóm 2 0,50 0,40 0.98 1,21 1,19 1,12 Nhóm 3 0,10 0 0,25 1,35 0,72 0,13 Nhóm 4 0 0,01 0,05 0 0,18 0,25 Nhóm 5 0 0 0 0,02 0,06 0,05

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thẻ - Trung tâm thẻ Vietinbank

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2) của thẻ tín dụng Vietinbank có sự biến động tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2012 tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm xuống từ năm 2013. Diễn biến tương tự đối với tỷ lệ nợ xấu. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank là 0,3%, năm 2012 tỷ lệ này lên tới 1,37%. Khoảng

56%

33%

11%

Cơ cấu thẻ tín dụng phát hành năm 2014

Visa Master JCB

nợ quá hạn, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng trong giai đoạn này một phần là do nền kinh tế còn chưa ổn định, tỷ lệ lạm phát gia tăng. Do đó khi kinh tế suy giảm thì sự khó khăn đó cũng phản ánh vào thu nhập của khách hàng và các khoản khách hàng vay ngân hàng cũng khó có khả năng trả nợ là điều tất yếu và nợ xấu gia tăng.

Từ năm 2013 trở đi, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu suy giảm, từ 0,96% hạ xuống 0,43%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm xuống là doVietinbank đã có những biện pháp tích cực và hợp lý trong kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và ngày càng quan tâm đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, nhờ đó có thể đánh giá được mức độ tín nhiệm của khách hàng, đo lường được thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng để có quyết định mở thẻ tín dụng hay từ chối cấp thẻ tín dụng cho khách hàng đảm bảo tính khách quan, khoa học.

Khi xuất hiện tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, điều này chắc chắn sẽ xảy ra đối với các NHTM, nhưng việc khống chế rủi ro này đến mức thấp nhất để kinh doanh không gặp nhiều rủi ro là do tài kinh doanh hay việc quản trị rủi ro tốt của từng hệ thống NHTM. Trong thời gian qua, Vietinbank đã rất nỗ lực trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng để hạn chế các rủi ro tín dụng phát sinh. Do đó tại Vietinbank chủ yếu chỉ xảy ra hình thức rủi ro tín dụng khơng thu được lãi và vốn đúng hạn.

Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng Vietinbank từ năm 2009 – 2014

Đơn vị tính: % 0,5 0,4 0,98 1,21 1,19 1,12 0,6 0,41 0,3 1,37 0,96 0,43 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nợ quá hạn, nợ xấu thẻ tín dụng Vietinbank

Nợ quá hạn Nợ xấu

2.2.3.2. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietinbank:

Rủi ro trong hoạt động thẻ là khả năng có thể xảy ra các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ. Vietinbank luôn chú trọng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và RRTD trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng. Hiện tại, cơ cấu tổ chức quản trị RRTD tại VietinBank được chia thành 3 vịng kiểm sốt, bảo đảm kiểm soát độc lập giữa các bộ phận, bao gồm: các đơn vị, cá nhân thuộc Khối kinh doanh (lớp bảo vệ thứ nhất), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm sốt tuân thủ (lớp bảo vệ thứ hai), và bộ phận kiểm tốn nội bộ (lớp bảo vệ thứ ba).

Cơng tác quản trị RRTD cũng đang được hoàn thiện theo hướng tiếp cận ngày càng gần hơn với thông lệ quốc tế và tiến tới tuân thủ các quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Cụ thể, công tác quản trị RRTD tại VietinBank đang được chuẩn hóa theo 5 bước, bao gồm: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, giám sát rủi ro, và báo cáo.

Chiến lược và khẩu vị rủi ro tín dụng được VietinBank ban hành cho từng thời kỳ, là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng. Theo đó, VietinBank đã ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng và có điều chỉnh chính sách tín dụng từng thời kỳ như: đa dạng hóa sản phẩm thẻ, ban hành toàn diện và thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình cấp và quản lý tín dụng như quy định cấp tín dụng đối với sản phẩm thẻ tín dụng, quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, quy trình kiểm tra giám sát khoản vay, quy định xử lý rủi ro tổn thất trong hoạt động kinh doanh thẻ, quy định, quy trình xét duyệt hạn mức tín dụng, quy định mức phán quyết tín dụng theo cấp độ.

Để đo lường rủi ro tín dụng, VietinBank hiện áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng (theo phương pháp chuyên gia) riêng cho từng loại khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Xếp hạng tín dụng là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra, VietinBank đang trong q trình xây dựng và thử nghiệm hệ thống tính PD, EAD, LGD sử dụng phương

pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

Để kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng hiệu quả, VietinBank thực hiện phân cấp quyết định tín dụng từ hội đồng quản trị đến trưởng phòng giao dịch; cảnh báo rủi ro đối với các ngành hàng, các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp, tài sản bảo đảm... Đặc biệt để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quyết định cấp và quản lý tín dụng, VietinBank đã triển khai thành cơng mơ hình thẩm định và phê duyệt tập trung với mục tiêu chủ yếu là quản lý tập trung công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, tăng cường khả năng phát hiện, phịng ngừa, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Ngồi các quy trình quản lý rủi ro tín dụng, VietinBank cịn chú trọng cơng tác xây dựng văn hóa rủi ro, thực hiện kiểm tra nghiệp vụ hàng năm và chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng.

Đây là một trong những ưu thế lớn cho VietinBank trong việc phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, Vietinbank luôn thực hiện chiến lược thận trọng trong lựa chọn khách hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, chủ yếu phát hành thẻ tín dụng bằng hình thức có bảo đảm và chưa cho phép rút tiền vượt quá hạn mức tín dụng nên đến nay ít có trường hợp khách hàng thanh tốn chậm, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng được hạn chế một cách thấp nhất có thể. Tuy nhiên khi nhu cầu thanh tốn thẻ tín dụng tiến dần đến các nước hiện đại trên thế giới, sự cạnh tranh thẻ tín dụng sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà cịn cả các ngân hàng nước ngồi thì việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng phương thức có bảo đảm bằng tài sản sẽ khơng cịn tính cạnh tranh, do đó việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng hình thức tín chấp là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó Vietinbank cũng dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ sử dụng vượt hạn mức tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở đánh giá q trình sử dụng tín dụng của từng khách hàng trong tương lai.

Thực trạng hiện nay đa số các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng vẫn áp dụng kiểm sốt rủi ro thơng qua phương pháp định tính, chưa định lượng được các nhân tố tác động đến khả năng thu hồi nợ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khơng thanh tốn được thẻ tín dụng trong tương lai. Do đó, việc đề xuất một mơ hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ thẻ tín dụng tại Vietinbank là vấn đề cấp thiết.

2.2.3.3. So sánh với các ngân hàng khác về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng:

Hiện nay thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến nhờ sự tiện dụng và những ưu đãi hấp dẫn của các ngân hàng. Để đẩy mạnh dịch vụ thẻ, các ngân hàng thời gian gần đây đã đưa ra nhiều chương trình ưu đãi như miễn phí phát hành thẻ hay cả phí thường niên năm đầu, ưu đãi giảm giá ở nhiều sản phẩm, dịch vụ, tặng quà khi mở thẻ…Tuy nhiên, những ưu đãi đó thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Ngoài những ưu đãi này, các ngân hàng cịn áp dụng các mức phí, lãi suất hấp dẫn nhất để giảm thiểu chi phí khi sử dụng thẻ cho khách hàng.

Trên thực tế ngân hàng thương mại lớn vẫn chiếm ưu thế. Thơng thường, các chi phí phổ biến nhất khi sử dụng thẻ là phí phát hành thẻ, phí thường niên, lãi suất, phí rút tiền mặt, phí giao dịch ngoại tệ và phí phạt trả chậm trong trường hợp chưa thanh toán đúng hẹn. Tham khảo 12 ngân hàng tiêu biểu trên thị trường trong các nhóm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần lớn và vừa, ngân hàng nước ngồi, có thể thấy nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có lợi thế đáng kể với phí thường niên (phí chủ thẻ phải trả hàng năm cho việc sử dụng thẻ), lãi suất (phải trả ngồi thời gian miễn lãi) và phí giao dịch ngoại tệ có thể coi là thấp nhất (đối với hai loại thẻ phổ biến hiện nay là Visa và MasterCard). Phí thường niên thấp nhất hiện nay là của Vietinbank, 90.000 đồng/năm với hạng thẻ chuẩn. Lãi suất cho các khoản vay của các ngân hàng thương mại nhà nước cũng thuộc nhóm thấp nhất, từ 1,3 – 1,6%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ 2 – 2,1%/tổng giao dịch. Đối với những người thường xuyên đi nước ngoài hoặc chi tiêu bằng ngoại tệ, mức phí giao dịch ngoại tệ thấp là ưu điểm đáng quan tâm. Trong 3 ngân hàng này, Vietcombank

`được đánh giá cao về sự thuận tiện khi xử lý giao dịch qua Internet và điện thoại di động. Ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân là Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, mức phí thường niên cao hơn một chút, bắt đầu từ 300.000 đồng/năm với hạng thẻ chuẩn. Lãi suất cũng cao hơn ở khoảng 1,5 - 2%/tháng. Eximbank là ngân hàng có lãi suất thấp nhất 1,5%/tháng, đồng thời phí phạt trả chậm cũng thấp nhất ở mức 3% khoản thanh toán tối thiểu (khoản thanh toán tối thiểu bằng 5% dư nợ). Trong nhóm này, Techcombank có mức lãi suất cao nhất 2,58%, phí phạt trả chậm cũng cao nhất 6% (tối thiểu là 150.000 đồng). ACB có phí giao dịch ngoại tệ cao nhất ở mức 3,7% tổng giao dịch.

Thẻ tín dụng ngân hàng trong nước vẫn cạnh tranh với ngân hàng nước ngồi. Ở nhóm các ngân hàng nhỏ hơn như VIB, VP Bank, TP Bank, các mức phí cũng khá cạnh tranh. VIB có phí thường niên thấp nhất, từ 200.000 – 400.000 đồng/năm. TP Bank có lãi suất và phí giao dịch ngoại tệ cạnh tranh ngang ngửa với các ngân hàng lớn. Lãi suất của TP Bank từ 1,25 – 1,66%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ từ 1,2% - 2,7%, tùy theo mức chi tiêu. Đối với nhóm các ngân hàng nước ngồi, đây là nhóm thường có các mức phí khá cao. Phí thường niên từ 350.000 đồng/tháng với thẻ chuẩn và lên đến 1.650.000 với hạng thẻ cao nhất. Phí giao dịch ngoại tệ dao động từ 2,5 – 4%. Trong nhóm này, Citibank có mức phí thường niên cao nhất, từ 880.000 - 1.650.000 đồng/năm, phí giao dịch ngoại tệ cũng ở mức cao là 4%/tổng giao dịch. Tuy nhiên, Citibank có lợi thế là thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày (thời gian từ lúc phát sinh giao dịch đến lúc thanh tốn), trong khi các ngân hàng cịn lại là 45 ngày.

Đối với phí rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, tất cả các ngân hàng được tham khảo đều ở mức 4% và đa số ngân hàng áp dụng phí tối thiểu từ 50.000 đồng/giao dịch, thời gian tính lãi bắt đầu ngay khi rút tiền. Trong dịch vụ này, Citibank có ưu điểm là thời gian tính lãi cho giao dịch rút tiền mặt bắt đầu vào ngày chốt sao kê. Đối với những người thường có nhu cầu rút tiền mặt thì đây là lựa chọn khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47)