CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
3.4 Diễn biến của thị trường Việt Nam giai đoạn từ 7/2000 đến 12/2014
Sau nhiều năm thực hiện cơng tác chuẩn bị, ngày 11/07/1998 Chính phủ ký ban hành nghị định 48/CP, khai sinh cho TTCK Việt Nam, cùng ngày chính phủ ký quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai mã chứng khoán là REE (công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom).
Để tạo hành lang pháp lý cho TTCK vận hành, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thơng qua “Luật chứng khốn” số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2007.
Bốn năm sau, ngày 24/11/2010 Quốc hội tiếp tục ban hành luật số 62/2010/QH12 quy định về việc sửa đổi, bổ sung của một số điều của luật chứng khốn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2011.
Mới nhất hiện nay, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội phê duyệt và ký xác thực văn bản hợp nhất số 27/VBHP-VPQH Luật chứng khoán ngày 18/12/2013. Văn bản này được hợp nhất từ 02 văn bản qui phạm pháp luật: Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán số 62/2010/QH12
Như vậy từ chỗ TTCK Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 7/2000 với hai mã chứng khoán, doanh nghiệp đã nhận thức được việc niêm yết chứng khoán trên TTCK là kênh huy động vốn có hiệu quả vì vậy số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên TTCK TP. Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm. Năm 2004 mới có 26 cơng ty niêm yết trên HOSE, cuối năm 2005 số lượng công ty niêm yết là 32, cho đến 31/12/2006 thị trường có 121 cơng ty niêm yết với tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết 1.406.231.788 cổ phiếu tăng 86 công ty so với cuối năm 2005, tương ứng tăng 246% về số công ty và tăng 291% về khối lượng cổ phiếu niêm yết. Năm 2009 có 54 cơng ty được niêm yết mới, trong đó có những tên tuổi lớn như: BVH (Tập đoàn Bảo việt), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam), CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam), EIB: Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam Eximbank, MSN (công ty CP tập đồn Masan), AGR (cơng ty CP chứng khốn Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam), KBC (tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc) ... làm cho khối lượng cổ phiếu tăng mạnh từ chỗ 5,8 tỷ cổ phiếu lên 10,2 tỷ cổ phiếu. Bên cạnh đó những cơng ty khơng đủ điều kiện niêm yết theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP phải chuyển niêm yết ra thị trường CK Hà Nội).
Từ năm 2011 đến 2014, dư địa của khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu cùng với khó khăn của nền kinh tế Việt Nam khiến cho số lượng công ty đăng ký niêm yết chững lại và có xu hướng tăng lên từ nửa cuối năm 2014.
Trong 5 năm đầu khi mới đi vào hoạt động, số lượng công ty niêm yết trên thị trường hạn chế nên chưa thu hút được dòng vốn tham gia thị trường.
Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay 8,48%, dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất so với giai đoạn trước, xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ đều tăng mạnh... dịng vốn có xu hướng chảy vào thị trường chứng khốn, đẩy giá chứng khoán lên mức cao nhất trong lịch sử lên trên 1000 điểm. Như vậy tính đến nay, trong suốt 14 năm hoạt động, chỉ số VNINDEX đạt đỉnh cao nhất vào tháng 2/2007 với 1.137 điểm, tăng gấp 11,2 lần so với mức thấp nhất 101.5 điểm vào tháng 7/2000.
Năm 2007 cũng đánh dấu bất ổn trên thị trường thế giới: điển hình là cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà dưới tiêu chuẩn tại Mỹ và giá dầu tăng lên mức kỷ lục, giá lương thực, thực phẩm, phân bón, hạt nhựa, giá thép tăng cao tạo ra những tác nhân rủi ro đối với thị trường chứng khoán. Lạm phát gia tăng từ mức 6.6% năm 2006 đến mức 12,63% năm 2007 cũng gây ra những bất lợi đáng kể đến thị trường chứng khốn.
Qua 14 năm hình thành và phát triển, cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh của thị trường, khối lượng giao dịch chứng khoán trên HOSE cũng từng bước tăng trưởng qua các năm. Năm 2000, thời điểm khởi đầu của thị trường, khối lượng giao dịch rất khiêm tốn, chỉ khoảng 55.000 cổ phiếu/ngày, tương đương giá trị giao dịch khoảng 1,4 tỷ đồng/ngày. Đến năm 2005, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đã tăng gấp 3 lần, giá trị giao dịch bình quân/ngày tăng 76 lần so với năm đầu tiên thị trường vận hành. Đặc biệt, năm 2006 và 2009 là những năm phát triển bùng nổ của thị trường, với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân ngày tăng gấp 3 lần so với năm liền trước.
Năm 2011 là năm duy nhất khối lượng và giá trị giao dịch bình quân ngày của thị trường giảm do những khó khăn chung của nền kinh tế và tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ. Đến năm 2012 và 2013, TTCK dần phục hồi, khối lượng và giá trị giao dịch tăng trở lại.
Năm 2014 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của TTCK, dữ liệu thống kê cho thấy, bình qn mỗi ngày có 123,5 triệu chứng khốn, tương đương 2.171 tỷ đồng được giao dịch, tăng 90,4% về khối lượng và 104,3% về giá trị so với năm 2013.
Giá trị vốn hóa thị trường
Tương ứng với quy mơ niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường tại Sở GDCK TP. HCM tăng mạnh. Kết thúc năm 2006, tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 150.000 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần so với thời điểm cuối năm 2005.
Chịu ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, giá trị vốn hóa thị trường sụt giảm mạnh. Đến năm 2011, giá trị vốn hóa tiếp tục giảm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Từ năm 2012 đến nay, giá trị vốn hóa thị trường tăng trưởng ổn định theo đà phục hồi chung của nền kinh tế và quy mô tăng thêm của TTCK tập trung.
Biểu đồ 3.2: Khối lượng cổ phiếu giao dịch ở TTCK TP. HCM
Nguồn: vietstock.com và tính tốn của tác giả
Nhìn hình vẽ 3.1 có thể thấy năm 2000 đến 2005 được coi như giai đoạn khởi sự của TTCK khi số lượng cổ phiếu giao dịch chưa nhiều và giá chứng khoán thấp chỉ dao động xung quanh mức 250 điểm, giai đoạn này đang tạo đà để giai đoạn sau vào năm 2006-2007 thị trường chứng khốn có những bước bứt phá ngoạn mục.
Năm 2006 TTCK diễn biến ổn định, tuy nhiên vào 2007 TTCK bùng nổ cả về giá cả và khối lượng, lên mức trên 1000 điểm, tình trạng đầu cơ phát triển mạnh, có những chủ thể không chủ động về vốn mà vay vốn ngân hàng để đầu cơ chứng khoán gây ra những rủi ro tiềm tàng. Vì vậy để đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính cũng như cho các nhà đầu tư, NHNN đã ban hành chỉ thị 03/2007/CT- NHNN ngày 28/5/2007 quy định khống chế dư nợ chiết khấu ở mức 0.03 có tác động siết chặt dòng vốn kinh doanh chứng khốn. Như vậy, có thể thấy chỉ số VNINDEX đạt điểm cao nhất là vào khoảng năm 2007 và khối lượng giao dịch nhiều nhất vào năm 2014. Bước qua năm 2007 đến 2008 TTCK đảo chiều đi
xuống dưới 400 điểm, và kể từ năm 2009 -2014 chỉ số giá chứng khoán dao động trong khoảng từ 400 đến 600 điểm.
Biểu đồ 3.3: Diễn biến lạm phát
Nguồn: Tác giả tính tốn
Chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất vào 9/2000 với 49,55% và cao nhất là chỉ số giá tiêu dùng đạt 144,86% vào 10/2014.
Các số liệu cho thấy năm 2000 – 2003 chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhưng từ năm 2004-2010 lạm phát tăng cao và gần như lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có một năm tăng thấp. Từ năm 2007 đến nay lạm phát có xu hướng mất ổn định hơn. Chiều hướng biến động của lạm phát liên quan đến cung tiền và tín dụng. Năm 2011 chính sách tiền tệ được nới lỏng khiến lạm phát tăng cao. Tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam là rất cao, từ năm 2000-2011 là cao nhất khu vực (Trung Quốc tốc độ tăng cung tiền là 17,8%, ở Indonesia 13%, Phillipines 10.2%, Malaysia 8.7%, Thái Lan 6.2% chỉ riêng năm 2010 tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam là 33.3%, tín dụng cũng tăng nhanh trong thời gian dài nên khuyến khích người dân tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm vì vậy lạm phát tăng cao cùng với tình trạng bong bong bất động sản, vì lẽ đó chính phủ đã thực hiện các biện pháp mạnh làm CPI tháng 8/2011 từ 23% giảm cịn 5%, tiền mặt trong lưu thơng giảm. Từ năm 2012 đến nay lạm phát được duy trì ở một mức độ ổn định dưới 8% giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính tốn
Biểu đồ 3.5: Diễn biến tỷ giá hối đối
Nguồn: Tác giả tính tốn
Tỷ giá hối đoái Việt Nam đang theo đuổi là cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và duy trì một biên độ dao động hẹp để kích thích người dân sử dụng đồng nội tệ.
Biểu đồ 3.6: Diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp
Nguồn: Tác giả tính tốn
Biểu đồ 3.7: Diễn biến cung tiền mở rộng
Nguồn: Tác giả tính tốn
Trước năm 2011 Nhà nước điều hành nền kinh tế theo hướng nới lỏng tiền tê, do vậy kể từ khi thắt chặt tiền tệ vào năm 2011 lạm phát đã được kiểm sốt,
tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và cơ cấu tín dụng tập trung theo hướng cho vay sản xuất kinh doanh hơn là cho vay ở khu vực phi sản xuất. Bước sang năm 2012 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và chính sách tiền tệ giúp thắt chặt hơn quản lý dịng tiền chảy vào chứng khốn.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - HÀM Ý CHÍNH SÁCH [