7. Kết cấu của luận văn:
2.2. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nơng nghiệp
2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân
Bảng 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của Agribank (2012 – 2014).
Chỉ tiêu/năm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu (tỷ VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ Nợ xấu 27.229 6.14% 27.866 5.8% 43.296 8.16% Dƣ nợ cá nhân 211.964 47.8% 245.481 51.1% 298.358 56.2%
37
Tổng dư nợ tín dụng.
443.476 100% 480.453 100% 530.600 100%
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)
Theo báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014), năm 2012 nợ xấu là 27.229 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6.14% trên tổng dư nợ. Sang năm 2013, nợ xấu tăng 27.866 tỷđồng , chiếm 5.8% so với tổng dư nợ. Đến năm 2014, nợ xấu tăng 43.296 tỷ đồng, tương đương 8.16%tổng dư nợ năm 2014.Trong khi đó đến 31/12/2014, Agribank có vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng.Tỷ lệ nợ xấu theo kết quả kiểm toán của Agribank đạt tỷ lệ tới 8,16%, tăng 34,43% so với cùng kỳ năm 2012. Thậm chí, tỷ lệ này cịn cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng theo thống kê của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, chỉ là 7,8%.Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, bên cạnh đó cũng làm ảnh hưởng đến mức thu nhập của khách hàng, khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Khơng những thế, việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chưa đảm bảo theo quy định, do sai sót trong phân loại nợ, xác định giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ khấu trừ tài sản đảm bảo
2.2.3. Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay:
Bảng 2.4 : Dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn vay (2012 -2014)
Chỉ tiêu/năm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ cá nhân Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ cá nhân Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ %/ Tổng dƣ nợ cá nhân
38 Ngắn hạn 147.010 63.5% 152.262 64.8% 152.583 65.7% Trung dài hạn 84.502 36.5% 82.710 35.2% 79.659 34.3% Tổng dư nợ tín dụng cá nhân 231.512 100% 234.972 100% 232.242 100%
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)
Qua bảng số liệu nhận thấy, dư nợ tín dụng cá nhân ngắn hạn năm 2013là 152.262 tỷ đồng, tương ứng tăng lên 64.8% so với tổng dư nợ cá nhân, năm 2014 có tăng lên 152.583 tỷ đồng nhưng không đáng kể. Dư nợ tín dụng cá nhân trung và dài hạn giảm qua các năm, cụ thể năm 2013 giảm 1.792 tỷ đồng, tương ứng giảm 2.12% so với năm 2012, năm 2014giảm còn 79.659 tỷ đồng, tương ứng giảm 5.73% so với năm 2012. Qua đó nhận thấy ngân hàng đang tập trung cho vay ngắn hạn, chưa tập trung cho vay dài hạn và một phần do nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn cịn hạn chế.
2.2.4. Tình hình dƣ nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm
Bảng 2.5: Dƣ nợ tín dụng cá nhân của Agribank theo sản phẩm (2012 - 2014)
Chỉ tiêu/năm
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ (%) Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ (%) Dƣ nợ (triệu VND) Tỷ lệ (%) Cho vay mua xe ô tô 16.206 7.00% 15.109 6.43% 16.210 6.98% Cho vay mua nhà ở, đất ở 20.836 9.00% 28.197 12.00% 25.547 11.00%
39 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà 15.511 6.70% 13.111 5.58% 14.701 6.33% Cho vay sản xuất kinh doanh 111.126 48.00% 115.254 49.05% 117.305 50.51% Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị 27.087 11.70% 23.803 10.13% 23.689 10.20% Cho vay tiêu dùng 14.539 6.28% 16.941 7.21% 11.171 4.81% Cho vay du học 4.630 2.00% 4.652 1.98% 4.877 2.10% Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 12.316 5.32% 9.446 4.02% 10.915 4.70% Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên 2.315 1.00% 1.880 0.80% 2.322 1.00% Cho vay khác 6.945 3.00% 6.579 2.80% 5.504 2.37%
40
Tổng dƣ nợ tín dụng cá
nhân 231.512 100.00% 234.972 100.00% 232.242 100.00%
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)
Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy Agribank tập trung phần lớn vào cho vay sản xuất, kinh doanh với tỷ lệ dư nợ tương đương 50% dư nợ tín dụng cá nhân, mà đặc biệt trong đó là ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tiếp đến là cho vay đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ trên 10% tổng dư nợ tín dụng cá nhân, cho vay mua nhà ở đất ở chiếm tỷ lệ gần 11% trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân.
Bên cạnh đó, cho vay cầm cố giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ khoảng 4.7%, mặc dù tỷ lệ khơng cao nhưng cũng có phát triển.
Ngồi ra các nhu cầu vay vốn khác chưa được chú trọng phát triển thể hiện ở tỷ lệ dư nợ các sản phẩm này rất thấp trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân.
Trong giai đoạn năm 2012 – 2014, cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở, đất ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 9% đến 12% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên 2014 có xu hướng giảm so với 2013. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh, hạn chế tăng trưởng tín dụng phi sản xuất nên hạn chế vốn vào lĩnh vực này. Trong năm 2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ban hành văn bản số 4359/NHNo-HSX về tăng cường cho vay hộ sản xuất và cá nhân.
Agribank yêu cầu Sở giao dịch, các chi nhánh loại I, loại II triển khai mở rộng các mơ hình chuỗi giá trị liên kết, hợp tác 04 nhà (Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà khoa học - Ngân hàng), đối tượng đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất
41
đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn như thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi... kịp thời theo quy định hiện hành; thực hiện giảm dần lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN và các văn bản chỉ đạo của Agribank; bám sát định hướng phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương để đưa ra những giải pháp đầu tư có hiệu quả; tăng trưởng tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển trên địa bàn, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Agribank, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hoá, hộ trang trại...
Bên cạnh đó, Agribank phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng và mở rộng các đối tượng đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất và cá nhân thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ để mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh sẵn có của Agribank trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; Tập trung thực hiện tốt chương trình cho vay nơng nghiệp, nơng thơn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cho vay xây dựng nơng thơn mới hưởng ứng phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nơng thơn mới" giai đoạn 2010-2020, chương trình cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch, cho vay vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ… Bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư, thủ tục vay vốn nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng;
Bên cạnh đó, để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Agirbank bắt đầu triển khai cho vay thí điểm ở 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 và từ tháng 4/2012 tiến hành cho vay trên diện rộng trong toàn quốc. Đến 31/12/2013, doanh số cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank đạt 122.621 tỷ đồng, là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay chương trình này. Về cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Thông tư 06/2009/TT-NHNN, trong năm 2013, Agribank đã cho vay 1.604 tỷ đồng, số khách hàng được hỗ trợ lãi suất lên tới 32.205 người. Năm 2013, Agribank triển khai Quyết định 1787/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ
42
tướng Chính phủ về chính sách thí điểm hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thủy sản xa bờ tại Quảng Ngãi, qua đó góp phần giúp ngư dân bám biển ở những ngư trường xa bờ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Gần đây, thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/3/2014 của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank triển khai thí điểm cho vay cánh đồng mẫu lớn và chuỗi liên kết sản phẩm thủy sản, sản xuất ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương trên cả nước, như: cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), cá tra, rau màu, lúa nếp (An Giang), trồng hoa (Lâm Đồng), chăn ni lợn (Hà Nam), mía (Khánh Hịa), ngơ (Sơn La)... Mơ hình cho vay liên kết theo chuỗi sản xuất là mơ hình mới, được Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần tham gia nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, cung ứng cho thị trường sản phẩm sạch, chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Bước đầu các mơ hình này đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân.
Cũng tiên phong trong thực hiện tín dụng chính sách, Agribank tích cực thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh thông qua triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên, đem đến cuộc sống mới cho người dân nơi đây.
Đến 31/6/2014, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 384.201 tỷ đồng, chiếm 71,6% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay các chương trình đều tăng trưởng tốt; dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 2,6%.
Có thể khẳng định, cùng với việc đóng vai trị chủ đạo trong đầu tư tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, thơng qua đi đầu trong thực hiện tín dụng chính sách, Agribank đã góp phần tích cực cùng hệ thống chính trị ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để hàng chục triệu hộ gia đình thốt nghèo vươn lên làm giàu chính đáng từ đồng vốn ngân hàng.
43
2.3. Kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam.
Tình hình kinh doanh của Agribank trong những năm gần đây cho thấy một thực trạng là khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: số thành viên phụ thuộc trong gia đình của khách hàng vay, tình trạng cơng việc của khách hàng, thời hạn cho vay, TSĐB/số tiền vay, khách hàng có hay khơng nợ quá hạn trong quá khứ, trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng, thu nhập/số tiền vay phải trả định kỳ, mức độ ảnh hưởng của thay đổi lãi suất.
Số thành viên phụ thuộc trong gia đình.
Kết quả thống kê cho thấy, số thành viên phụ thuộc trong gia đình nhiều nhất là 12 người, thấp nhất là khơng có người phụ thuộc nào trong gia đình.
Bảng 2.6: Thống kê số ngƣời phụ thuộc trong gia đình.
Số ngƣời phụ thuộc Tần số Phần trăm Phần trăm lũy kế
0 67 44.7 44.7 1 3 2.0 46.7 2 11 7.3 54.0 3 11 7.3 61.3 4 5 3.3 64.7 5 16 10.7 75.3 6 7 4.7 80.0 7 4 2.7 82.7 8 6 4.0 86.7 9 8 5.3 92.0 10 2 1.3 93.3 11 2 1.3 94.7 12 8 5.3 100.0 Tổng cộng 150 100.0
Nguồn: tính tốn của tác giả từ báo cáo thường niên của Agibank (2012, 2013, 2014)
44
Bảng thống kê cho thấy phần lớn khách hàng của Agribank còn độc thân hoặc là các cặp vợ chồng trẻ chưa có người phụ thuộc, chiếm tỷ trọng 44,70% trong mẫu quan sát. Khách hàng cá nhân có số người phụ thuộc cao nhất là 12 người, chiếm tỷ trọng 5,3%. Điều này cho thấy các cá nhân, hộ gia đình có số người phụ thuộc nhiều thì tình hình tài chính bị hạn chế nên họ thường e dè khi vay vốn ngân hàng hoặc khó được Agribank chấp nhận cho vay.
Tình trạng cơng việc của khách hàng.
Với quy mô rộng khắp cả nước, số lượng khách hàng của Agribank rất lớn và đủ các nghề nghiệp. Kết quả thống kê mẫu khảo sát cho thấy 34,67% khách hàng khảo sát có cơng việc là nhân viên văn phịng, 65,33% khách hàng khảo sát có cơng việc khơng phải là nhân viên văn phịng.
Bảng 2.7: Thống kê tình trạng cơng việc của khách hàng.
Tình trạng cơng việc Tần số Phần trăm Phần trăm lũy kế
Nhân viên văn phòng 52 34,67 34,67
Khơng phải nhân viên văn phịng 98 65,33 100.0
Tổng cộng 150 100.0
Nguồn: tính tốn của tác giả
Có thể thấy do đặc điểm là ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn nên khách hàng của Agribank phần lớn là các thành phần như nông dân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ,… Tầng lớp trí thức, nhân viên văn phịng với mức thu nhập ổn định chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Thời hạn cho vay.
Phân tích thực trạng dư nợ của Agribank ở trên cho thấy dư nợ trung và dài hạn của Agribank chiếm trên 60% tổng dư nợ.Điều này xuất phát từ việc, Agribank có nguồn vốn lớn và ổn định trong thời gian dài nên thuận lợi cho việc phát triển dư nợ trung và dài hạn.
45
Kết quả thống kê mẫu khảo sát cho thấy các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay. Đa phần các khoản vay của các khách hàng cá nhân đều là những món vay trung dài hạn có nguồn hồn trả chủ yếu là thu nhập từ lương và thu nhập khác có được từ cho thuê tài sản, kinh doanh nhỏ lẻ.
Bảng 2.8: Thống kê khách hàng theo thời gian vay.
Thời hạn vay Tần số Phần trăm Phần trăm lũy kế
Dưới 1 năm 4 2.7 2.7 1 năm 20 13.3 16.0 2 năm 33 22.0 38.0 3 năm 13 8.7 46.7 4 năm 56 37.3 84.0 5 năm 22 14.7 98.7 6 năm 2 1.3 100.0 Tổng cộng 150 100.0
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Tỷ lệ giữa tài sản đảm bảo và số tiền vay.
Theo quy định các khoản vay tại Agribank là những khoản vay có đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba.
Số tiền vay được cấp trên giá trị tài sản đảm bảo luôn được giới hạn trong một tỷ lệ hợp lý, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng vay và an toàn vốn cho Agribank.
46
Số người
Biểu đồ 2.9: Thống kê khách hàng theo tỷ lệ tài sản đảm bảo/ số tiền vay.
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy hơn 68% các khoản vay tại Agribank có tỷ lệ tài sản đảm bảo trên số tiền vay dưới 1. Điều này phản ánh thực trạng các khoản vay tín chấp tồn bộ hoặc tín chấp một phần ở Agribank đang chiếm tỷ lệ cao dẫn đến tiềm ẩn rủi ro khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cao.
Tuy nhiên, đây phần lớn là các khoản vay đối với khách hàng cá nhân là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Agribank nên rủi ro đến từ những khoản vay này có thể kiểm sốt được.
Lịch sử nợ quá hạn trong quá khứ của khách hàng.