Những nhân tố tiêu cực và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 002 (Trang 71 - 75)

5. Kết cấu của đề tài

2.5. Đánh giá những nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp

2.5.2. Những nhân tố tiêu cực và nguyên nhân

Đạo đức và trình độ cán bộ tín dụng: Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ.

Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm khơng có khả năng thẩm định và xử lý thơng tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngồi ra, một số cán bộ tín dụng khơng tn thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hồn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, việc mất vốn dễ dàng xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức kém, khơng có tinh thần trách nhiệm,bị cám dỗ đã gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. Ngồi ra, cịn một số cán bộ tín dụng do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm nên đã sai lầm trong quyết định cho vay dẫn đến phát sinh các khoản nợ khó địi.

Chất lượng thơng tin chưa cao: Các thông tin mà ngân hàng thu thập

thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì khơng phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thơng tin tín dụng của ngân hàng khơng hoạt động có hiệu quả, cập nhật được những thơng tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng chưa hồn chỉnh: Hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ tại Agribank hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch

61

sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính tốn chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Do đây là việc xếp hạng nội bộ, ngân hàng tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.

Năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp vay vốn: Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cạnh tranh càng lớn thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành cơng tùy thuộc hồn tồn vào khả năng, năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp.Phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khơng có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh giá năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM.

Mặt khác, thực tế nữa là lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo bài bản nên phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thường khơng biết cách quản lý dịng tiền hoặc quản lý dịng tiền khơng hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức thấp.

Vì vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và điều hành để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn.

62

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch: Số liệu trong báo cáo tài chính của

doanh nghiệp thường khơng trung thực và thiếu minh bạch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân góp phần phát sinh nợ xấu.

Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm tốn theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều khơng kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm. Nếu các NHTM yêu cầu doanh nghiệp kiểm tốn báo cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí cho các doanh nghiệp.

Tiếp nữa, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng và đầy đủ nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp chuẩn mực kế tốn theo thơng lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác thơng tin trên báo cáo tài chính khơng theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp.

Vướng mắc TSĐB: Các doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định, nguyên nhân có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như sau:

- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì cao và tài sản cố định của doanh nghiệp thực tế trên báo cáo tài chính cũng cao, nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì khơng có hoặc có khơng đầy đủ theo quy định hiện hành nên không thế chấp để vay vốn được. Việc khơng có giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì có nhiều ngun nhân, trong đó chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu lớn, thủ tục hành chính rườm rà,... cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn và thanh lý tài sản khi xảy ra nợ xấu.

- Khi vay vốn NHTM các doanh nghiệp luôn bảo đảm với ngân hàng dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu TSĐB của doanh nghiệp. Các NHTM đề nghị TSĐB của bên thứ ba thì đại diện doanh nghiệp hoặc người có liên quan đến doanh nghiệp không đồng ý đưa tài sản

63

thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của mình dù rằng ln khẳng định dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đây cũng là vấn đề mà các ngân hàng cũng phải xem lại khi cấp tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thơng qua chương 2, tác giả đã đánh giá tình hình nợ xấu hiện nay của Agribank. Và cũng từ thực trạng nợ xấu đó, tác giả đã dùng định lượng để kiểm định các nhân tố tác động đến nợ xấu:cả về phía ngân hàng, về phía khách hàng lẫn môi trường kinh tế . Phân tích những thuận lợi cũng như những hạn chế trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế nợ xấu để từ đó phát huy những thế mạnh và hạn chế những yếu kém để xử lý nợ xấu thành cơng. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp hạn chế và phòng ngừa nợ xấu hiệu quả nhất được đề cập trong chương III.

64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 002 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)