Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

2.3.2 Các nhân tố vĩ mô

2.3.2.1 Lãi suất cho vay (Lending Interest Rate)

Lãi suất cho vay là lãi suất mà NH luôn đáp ứng nhu cầu tài trợ trung và dài hạn cho khu vực tư nhân. Tỷ lệ này thường được phân biệt theo mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và mục tiêu tài trợ (World Bank). Lãi suất cho vay tác động dương đến KNSL bởi vì lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp thu nhập lãi và chi phí lãi và xa hơn nữa thu nhập ròng từ chênh lệch này ảnh hưởng KNSL của NH (Tomola Marshal Obamuyi, 2013). Một nghiên cứu thực nghiệm khác dùng lãi suất cho vay thực là lãi suất cho vay sau khi điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực cao hơn dẫn tới lãi suất cho vay cao hơn vì vậy tạo doanh thu cao hơn. Trong trường hợp các NH Hồi giáo, lãi suất thực tác động dương với phần lớn lợi nhuận của ngân hàng Hồi giáo. Tuy nhiên, lãi suất thực vẫn có tác động âm đến KNSL nếu tồn tại một sự cao hơn của lãi suất thực tạo ra tình trạng của nhu cầu vay vốn thấp hơn nhiều (Hassan, 2002).

2.3.2.2 Tăng trưởng GDP ( GDP Growth).

Một trong những nhân tố quan trọng trong phân tích vĩ mơ là phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và KNSL của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng GDP được sử dụng như đại lượng đo lường chu kỳ kinh doanh trong ngân hàng, đồng thời kiểm sốt sự thay đổi KNSL vì sự khác nhau trong chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay và tiền gửi. Một sự cao hơn hay thấp hơn của tốc độ tăng trưởng cho thấy cơ hội kinh doanh thuận lợi hay khơng thuận lợi mà tại đó NH có thể đạt được KNSL cao hơn hay thấp hơn. Bởi vì, tăng trưởng trong kinh tế của một nước là tín hiệu cho thấy nhu cầu vay của khách hàng gia tăng, với một sự gia tăng hoạt động cho vay ngân hàng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại (Tomola Marshal Obamuyi, 2013). Athanasoglou (2006), Alper và Anbar (2011) mong đợi một mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và KNSL.

2.3.2.3 Lạm phát (Inflation)

Tỷ lệ lạm phát là một nhân tố vĩ mô quan trọng khác ảnh hưởng đến KNSL của NHTM. Lạm phát là một tỷ lệ của sự gia tăng trong chỉ số giá và được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá. Tác động của lạm phát đến KNSL của NH tùy thuộc vào khả năng dự đoán trước lạm phát. Trong trường hợp lạm phát có dự báo trước, NH có thể điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho tạo mức doanh thu cao hơn chi phí làm tăng KNSL. Mặt khác, khi tỷ lệ lạm phát khơng được dự báo trước thì NH sẽ phản ứng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, điều này dẫn tới sự gia tăng chi phí nhanh hơn doanh thu và tác động âm đến KNSL của NHTM (Kosmidou, 2008). Rất nhiều tác giả khác cũng có nhận định tương tự như trên điển hình có (Halil Emre, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)