Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

4.2 Mơ hình nghiên cứu

4.2.1 Mơ hình tham khảo.

Luận văn dựa trên mơ hình của các tác giả: Halil Emre (2012) về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ 2005-2010, Angela Roman (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM tại Romania từ 2003-2011 và Tomola (2013) điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 20 NHTM tại Nigeria từ 2006-2012.

Từ những nghiên cứu đó, tác giả ứng dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa bội để xác định sự liên hệ và độ nhạy của các yếu tố (biến độc lập) tác động lên khả năng sinh lời của ngân hàng (biến phụ thuộc).

𝑌𝑖𝑡 =𝛼 + ∑ 𝛽𝑘

𝑘

𝑘=1

𝑋𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡

Trong đó: 𝒀𝒊𝒕 là biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng thứ i với i = 1,2, 3,…, 25 tại thời điểm t với t=2007,2008,…,2014.

Với 𝑿𝒊𝒕 là biến độc lập đại diện cho các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời . 𝜶 là hằng số hay hệ số tự do cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X bằng 0.

𝜷𝒌 là hệ số tương quan hay hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến cịn lại giữ không đổi với k là số biến độc lập trong mơ hình. 𝜺𝒊𝒕 là sai số hồi quy.

4.2.2 Giới thiệu biến và hiệu chỉnh mơ hình tham khảo. 4.2.2.1 Biến phụ thuộc. 4.2.2.1 Biến phụ thuộc.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA –Return On Assets) là biến phụ thuộc duy nhất tác giả chọn để đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. ROA là biến đại diện chính cho khả năng sinh lời ngân hàng thay ROE vì chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong quản lý doanh thu và chi phí, phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng và đồng thời nhược điểm của phân tích ROE là khơng quan tâm đến địn bẩy tài chính và những rủi ro đi kèm với của địn bẩy tài chính (Flamini, 2009).

4.2.2.2 Biến độc lập và kỳ vọng Tên biến Tên biến hiệu biến Cách tính Kỳ vọng tác động ROA Quy mơ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital)

EA Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

+

Quy mô ngân hàng (Bank Size)

SIZE Log (Tổng tài sản) _

Chi phí quản lý (Expenses Management) EM Chi phí hoạt động Tổng tài sản _ Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) LDR Dư nợ Tổng tiền gửi + Rủi ro tín dụng (Credit Risk) CR Dự phịng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ _

Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly growth

GFD Tiền gửi năm nay − Tiền gửi năm trước

Tiền gửi năm trước

of deposits) Thu nhập lãi thuần (Net InterestMargin)

NIM Thu nhập lãi − Chi phí lãi

Tổng tài sản

+

Thu nhập ngồi lãi (Non-interest Income)

NII Thu nhập ngoài lãi − Chi phí ngồi lãi

Tổng tài sản

+

Dư nợ cho vay (Asset Quality)

LA Dư nợ cho vay

Tổng tài sản _ Chi phí huy động (Funding Cost) FC Chi phí lãi Tổng tiền gửi _

Thuế (Tax) TAX Tổng thuế thu nhập ngân hàng Tổng lợi nhuận trước thuế

_

Lãi suất cho vay (Interest Rate)

RLR Lãi suất cho vay thực +

Tăng trưởng GDP (GDP Growth)

GDP GDP năm nay – GDP năm trước

GDP năm trước

+

Lạm phát (Inflation)

INF Chỉ số giá năm nay − Chỉ số giá năm trước

Chỉ số giá năm trước

_

4.2.2.3 Giả thiết nghiên cứu

Với kỳ vọng tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời thì các giả thiết nghiên cứu như sau:

Ho: Có mối tương quan âm giữa RRTD và KNSL ngân hàng. H1: Có mối tương quan dương giữa VCSH và KNSL ngân hàng. H2: Có mối tương quan âm giữa chi phí quản lý và KNSL ngân hàng. H3: Có mối tương quan âm giữa chi phí huy động và KNSL ngân hàng. H4: Có mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi và KNSL. H5: Có mối tương quan âm giữa dư nợ cho vay và KNSL ngân hàng. H6: Có mối tương quan dương giữa RRTK và KNSL ngân hàng.

H7: Có mối tương quan dương giữa thu nhập ngồi lãi và KNSL ngân hàng. H8: Có mối tương quan dương giữa thu nhập lãi thuần và KNSL ngân hàng. H9: Có mối tương quan âm giữa quy mơ tài sản và KNSL ngân hàng.

H10: Có mối tương quan âm giữa thuế và KNSL ngân hàng.

H11: Có mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và KNSL ngân hàng. H12: Có mối tương quan âm giữa tỷ lệ lạm phát và KNSL ngân hàng.

H13: Có mối tương quan dương giữa lãi suất cho vay thực và KNSL.

4.2.2.4 Mơ hình nghiên cứu

Từ mơ hình hồi quy đa bội tham khảo ban đầu của các tác giả trên thế giới và thực trạng phân tích sơ bộ các yếu tố đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây được coi có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Tác giả đề nghị đưa ra mơ hình nghiên cứu như sau:

𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝐸𝐴𝑖𝑡+ 𝛽2𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡+ 𝛽3𝐸𝑀𝑖𝑡+ 𝛽4𝐿𝐷𝑅𝑖𝑡+ 𝛽5𝐶𝑅𝑖𝑡 + 𝛽6𝐺𝐹𝐷𝑖𝑡

+ 𝛽7𝑁𝐼𝑀𝑖𝑡+ 𝛽8𝑁𝐼𝐼𝑖𝑡+ 𝛽9𝐿𝐴𝑖𝑡 + 𝛽10𝐹𝐶𝑖𝑡+ 𝛽11𝑇𝐴𝑋𝑖𝑡+ 𝛽12𝑅𝐿𝑅𝑖𝑡

+ 𝛽13𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡+ 𝛽14𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)