CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC
5.2 Khuyến nghị NHTM và NHNN nhằm nâng cao khả năng sinh lời NHTM
5.2.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng
Trong mơ hình tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và chi phí dự phòng rủi ro trên danh mục cho vay có tác động âm đến khả năng sinh lời của NHTM. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế ngân hàng tại Việt Nam vì cho vay chiếm phần lớn tài sản ngân hàng nhưng việc kiểm soát danh mục cho vay chưa tốt dẫn tới việc hình thành các khoản nợ xấu trong những năm gần đây. Theo cấu thành hệ số trong mơ hình để giảm thiểu rủi ro tín dụng NHTM cần phải quản lý danh mục cho vay, tích cực hơn cho việc trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. Cụ thể các giải pháp đưa ra như sau:
1.Quản lý danh mục cho vay:
Các ngân hàng cần phải ứng dụng khoa học công nghệ kèm mục tiêu và chiến lược hành động để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mơ giúp phân bổ tỷ trọng danh mục cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng và khu vực địa lý. Ngân hàng cần khai thác thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ hội sở để dự báo và kịp thời phòng ngừa rủi ro.
NH cần hồn thiện xếp hạng tín nhiệm bằng cách nâng cao kỹ thuật và công nghệ, hoạt động độc lập giữa bộ phận tín dụng và bộ phận xếp hạng tín nhiệm. Bên cạnh đó, NH cần phải xem xét kỹ phương án kinh doanh trước khi cho vay và theo
dõi, đánh giá tình hình sử dụng các danh mục cho vay có đúng với cam kết ban đầu và để linh động điều chỉnh mức trích lập dự phịng theo quy định của pháp luật.
Nâng cao năng lực thẩm định của nhân viên bằng việc mở các lớp tập huấn. Đồng thời, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng nhân viên, cần đào tạo cho nhân viên có phẩm chất và đạo đức tốt để hạn chế rủi ro trong quá trình xét duyệt cho vay.
Về phần tài sản đảm bảo các ngân hàng cần làm rõ về tình hình sở hữu để tránh những tranh chấp trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo.
Ngân hàng nên chủ động chuyển giao rủi ro của các khoản vay với số tiền lớn bằng cách mua bảo hiểm khoản vay.
2. Xử lý và thu hồi nợ xấu ngân hàng
Nếu khoản vay của khách hàng có dấu hiệu chuyển sang nợ xấu nhưng xét về thiện chí thì khách hàng vẫn muốn trả nợ. Lúc đó các ngân hàng nên có biện pháp hợp tác với khách hàng để giải quyết tình hình như gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, giảm mức lãi suất để khách hàng có thể khơi phục và trả nợ. Nếu khơng hiệu quả thì ngân hàng cần xử lý ngay thông qua việc yêu cầu khách hàng cung cấp thêm tài sản đảm bảo khi tài sản đảm bảo bị giảm giá trị để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Hơn thế nữa khi khách hàng khơng có thiện chí trả thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình thanh lý, ngân hàng cần hạn chế việc kiện tụng nhằm hạn chế chi phí đồng thời bảo vệ danh tiếng của ngân hàng. Quá trình thanh lý cần phải xử lý nhanh chóng đúng theo quy trình để tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai bên.
Thơng tư số 14/2015/ TT-NHNN có hiệu lực từ 15/10/2015 bổ sung cho thông tư 19/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản. Thông tư này cho phép các cơng ty mua bán nợ có thể ủy quyền cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu đặc biệt để thanh tốn cho các tổ chức tín dụng bán nợ khi mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Với thơng tư này thì cơng ty mua bán nợ sẽ trở nên chủ động trong kinh doanh các
khoản nợ giúp các ngân hàng có khả năng giảm thời gian, chi phí cho việc giải quyết các khoản nợ. Vì vậy nếu khơng thể tự xử lý nợ xấu các ngân hàng nên nhờ công ty này để hạn chế rủi ro nâng cao khả năng sinh lời ngân hàng.