Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly Growth of Deposits)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 45 - 53)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

3.4.3 Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly Growth of Deposits)

Mức huy động vốn qua kênh tiền gửi của các ngân hàng tăng trưởng trung bình 22% trên năm từ 2007-2014, và mức tăng tuyệt đối của vốn huy động năm 2014 gấp 3,79 năm 2007 trong đó có đóng góp phần lớn của tiền gửi khách hàng với trung bình tỷ trọng trên tổng nguồn huy động từ 2007-2014 là 86%.

Năm 2007 có tốc độ tăng trưởng tiền gửi của NHTM cao nhất trong các năm, theo nguồn BCTN của NHNN thì nguyên nhân tăng huy động năm 2007 là do trước áp lực cạnh tranh như kênh huy động vốn khác như chứng khốn, BĐS, trái phiếu chính phủ các ngân hàng đã có nhiều giải pháp tăng huy động như đa dạng hóa các hình thức huy động thơng qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, khuyến mãi hấp dẫn... Ngoài ra, việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh và phòng giao dịch

11.88 9.36 13.02 12.78 12.82 8.25 5.87 6.07 14.37 10.70 13.70 12.55 13.53 9.11 6.05 5.79 16.73 16.89 17.31 17.82 17.97 18.01 18.13 18.26 15.50 16.00 16.50 17.00 17.50 18.00 18.50 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Quy mô ngân hàng và ROA-ROE

Giá trị trung bình_ROA*1000

Giá trị trung bình_ROE*100

Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tiền gửi giảm xuống mạnh so với 2007 nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao ở mức 19,89%, tình hình thất nghiệp diễn ra khá phổ biến vào cuối năm dẫn tới tăng trưởng tiền gửi khách hàng giảm ở mức 17.98% và thấp hơn năm 2009 và 2010. Năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tốt hơn nhiều, với mức vượt bậc của tốc độ tăng trưởng năm 2010 là do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Mức lãi suất cao nhất cuối năm 2010 là 18%/ năm. Để kiềm hãm chạy đua huy động trong thời gian trước đó, năm 2011 NHNN ban hành Thơng tư số 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động 14%/năm đối với các kỳ hạn 1 tháng trở lên và 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và dưới một tháng. Với mức trần lãi suất này đã làm cho tốc độ tăng trưởng năm 2011 giảm xuống 16.44%.

Năm 2012, mặc dù lãi suất danh nghĩa đồng nội tệ bị điều chỉnh giảm nhưng do lạm phát giảm vẫn đảm bảo lãi suất thực dương dẫn tới tiền gửi vẫn tăng trưởng nhưng không nhiều với tốc độ 7% năm 2012.

Năm 2013 – 2014, mức tăng trưởng tiền gửi vẫn giữ mức ổn định trong khi lãi suất huy động giảm, theo nhận định của Phó thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đăng tại bài viết “NHNN: Hạ lãi suất, tiền gửi vào ngân hàng vẫn hấp dẫn, 2014” với các điều kiện của thị trường hiện nay, việc kiểm soát lạm phát được thực hiện tốt và kinh tế vĩ mơ ổn định, có dấu hiệu từng bước vượt qua khủng hoảng thì các mức lãi suất huy động mới này vẫn khuyến khích được người dân gửi tiền vào ngân hàng, do đó việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ không bị tác động lớn. Đối với các nhà đầu tư có tiền gửi, việc gửi tiền vào NH vẫn là an toàn và hiệu quả.

Tiền gửi là hình thức huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng tại Viêt Nam. Tuy nhiên nếu nhìn vào số thực tế của tổng tiền gửi thì khơng thể nào thấy được ảnh hưởng đến KNSL. Vì vậy tác giả phân tích xu hướng tác động của tốc độ tăng trưởng tiền gửi đến hệ số ROA- ROE của các ngân hàng thông qua đường biểu diễn.

Biểu đồ 3.5 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và ROA- ROE của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi (GFD) trung bình phản ánh khả năng sinh lời theo 2 chiều hướng khác nhau. Cụ thể là năm 2008 khi tốc độ tăng trưởng giảm từ 2.46 năm 2007 xuống 0.179 năm 2008 thì ROA-ROE giảm xuống, đồng thời năm 2009 khi GFD tăng lên, ROA-ROE lại tăng lên như kết luận của Andreas Dietrich (2011). Ngược lại, năm 2010 và năm 2013 khi tốc độ tăng trưởng tiền gửi tăng lên thì ROA-ROE khơng tăng mà lại giảm như kết quả của Halil Emre (2012). Để đảm bảo nhân tố này có ảnh hưởng đến KNSL như kỳ vọng âm của tác giả hay khơng? Mơ hình hồi quy chương 4 sẽ minh chứng cho mối quan hệ này.

3.4.4 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans)

Với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trung bình của NHTM là 55.25% trong giai đoạn 2007-2014 thì cho vay là một trong những hoạt động chiếm phần lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Giai đoạn 2007-2014, hoạt động tín dụng của NHTM có nhiều biến động. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM là 18% giảm mạnh sau năm 2007- một năm có tăng trưởng tín dụng vượt bậc của hệ thống ngân hàng, theo BCTN của NHNN thì trước khi điều chỉnh lãi suất theo Quyết định số 16/2008/QĐ –NHNN thì tại thời điểm tháng 3/2008 mức lãi suất cho vay của NHTM cho các khách hàng (KH) ở mức khá cao 18.5%-19% là một phần dẫn tới khó khăn trong tiếp vận vốn của KH làm giảm tăng trưởng tín dụng NH.

2.4658 0.1798 0.5270 1.0783 0.1644 0.0727 0.2549 0.1833 0.0000 0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 2.5000 3.0000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và ROA-ROE

Giá trị trung bình_GFD Giá trị trung bình_ROA*10 Giá trị trung bình_ROE

Năm 2009-2010 có tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM tốt lần lượt là 45% và 34%, giải thích về mức tăng trưởng này BCTN của NHNN cho rằng nguyên nhân chủ yếu nhờ vào chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đã tạo điều kiện cho các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất. Năm 2011-2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng sụt giảm khá nhiều từ 34% năm 2009 xuống còn 20% và 21%. Năm 2011, Chính phủ đề ra Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, theo đó NHNN đã đề ra giải pháp cho các NHTM là xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dứơi 20% trong đó thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với 2010 nhất là lĩnh vực BĐS và chứng khốn. Năm 2012, NHNN đã thành cơng trong việc đưa lạm phát ở mức cao trong năm 2011 xuống còn 6.81% trong năm 2012, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đơi với an tồn, hiệu quả tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ vay vốn khách hàng và ngân hàng thông qua cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay. Với thành quả đạt được của NHNN đã giúp cho tăng trưởng tín dụng năm 2012 của NHTM nhưng mức tăng khơng đáng kể.

Năm 2013-2014, tăng trưởng tín dụng tương đối ổn định nhờ vào tăng trưởng trở lại của GDP như nhận định của KPMG trong bài viết “Khảo sát Ngành ngân hàng Việt Nam, 2013” thì mối quan hệ đồng thuận giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là khơng thể phủ nhận. Ngồi ra mức tăng trưởng tín dụng này một phần là nhờ vào chính sách điều hành của NHNN về giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho các DN như Thông tư 09/2014/TT- NHNN có hiệu lực 20/3/2014 bổ sung Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 cho phép NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN.

Biểu đồ 3.6 Cho vay/Tổng tài sản và ROA-ROE của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 25 NHTM)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LA) trung bình của 25 ngân hàng tăng trong khoảng thời gian 2007-2009 tăng từ mức 5.34% lên 5.98% tương ứng 1.12 lần. Tuy nhiên lại giảm trong khoảng 2010-2011. Và đã tăng trở lại trong khoảng 2012-2014. Qua biểu đồ, mức cho vay trên tổng tài sản từ năm 2007-2011 thể hiện khi hệ số này tăng lên hay giảm xuống thì khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại có xu hướng cùng chiều điển hình là năm 2009 khi hệ số này đạt mức 59.8% thì ROA- ROE cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm như kết quả của Sufian (2009). Tuy nhiên điều này lại ngược lại trong năm 2012-2014 khi yếu tố LA tăng lên thì KNSL của NHTM có xu hướng giảm như kết luận của Angela Roman (2013). Mối quan hệ này sẽ được xác nhận trong mơ hình hồi quy chương tiếp theo.

3.4.5 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của NHTM. Mặc dù tín dụng giúp NH tạo ra lợi nhuận nhưng nếu chất lượng các khoản tín dụng yếu kém sẽ tạo cho rủi ro cho ngân hàng. Để đo lường rủi ro này có thể dùng tổng nợ xấu /tổng dư nợ hay chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số sau vì mức nợ xấu của các NH thường không rõ ràng và sát với thực tế đồng thời dữ liệu về nợ xấu khó có thể thu thập được trong khi đó nếu nợ xấu tăng lên thì mức trích lập rủi ro cũng phản ánh đa phần mức nợ xấu ngân hàng.

14.38% 10.70% 13.69% 12.54% 13.52% 9.10% 6.04% 5.79% 11.88% 9.36% 13.02% 12.78% 12.82% 8.25% 5.86% 6.07% 5.34% 5.52% 5.98% 4.94% 4.86% 5.84% 5.96% 5.76% 0.00% 3.00% 6.00% 9.00% 12.00% 15.00% 18.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Cho vay/Tổng tài sản và ROA-ROE

Giá trị trung bình_ROA*10 Giá trị trung bình_ROE Giá trị trung bình_LA/10

Xem bảng 3.10 phụ lục 2, dự phịng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ (CR) của NHTM tăng trong giai đoạn 2007-2012 và mức tăng cao nhất là năm 2012 tương ứng là 1.403%. Sau đó giai đoạn 2013-2014 mức trích lập dự phịng trên tổng dư nơ lại giảm xuống lần lượt mức 1.344% và 1.271%. Từ năm 2007-2014 NH có tỷ lệ dự phịng trên dư nợ cho vay thấp nhất là ngân hàng Phương Nam. Tính tới năm 2014 thì rủi ro tín dụng trung bình vẫn ở mức cao tương ứng 1.271% với đóng góp cao nhất là NHTMCP Quân Đội (MBB) với tỷ lệ 2.6%, NH Quốc tế (VIB) 2.1%, ACB và VCB 1,9%. Ngoài ra, trong 25 NHTM thì mức chênh lệch dự phịng RRTD trên tổng tài sản biến động qua mỗi năm thể hiện mức rủi ro khác nhau giữa các NH.

Theo nhận định của tác giả Lê Thị Lợi tại bài “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” nguyên do tăng mức trích lập dự phịng trong khoảng 2007 – 2012 là do sau khi gia nhập WTO, do lường trước được các NH nước ngoài sẽ tham gia thị trường. Để đảm bảo năng lực cạnh tranh và thị phần, các NHTM đã chạy đua tăng vốn. Yêu cầu tăng vốn này chủ yếu xuất phát từ quy mô về tài sản và VCSH của NHTM là nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thêm nữa là nghị định 141-CP/2006 quy định mới VĐL của NHTM là 3000 tỷ đồng. Mỗi ngân hàng có cách khác nhau để tăng VCSH nhưng khi VCSH tăng gây áp lực cho NH phải đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho cổ đông và con đường NHTM hướng đến là tăng trưởng cho vay bằng mọi giá vì đa phần lợi nhuận của NH là từ tín dụng. Với áp lực tăng trưởng tín dụng đã đẩy tới việc tín dụng tăng trưởng nóng trong giai đoạn này làm tăng mức nợ xấu.

Ngoài ra theo lý giải của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì nợ xấu của các NH tăng nhanh là do: năm 2008 dưới tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tồn cầu nên mơi trường kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn tới chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2011-2012, tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường BĐS đóng băng, năng lực tài chính DN giảm sút, NHNN đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% trong đó thực hiện giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với 2010

nhất là lĩnh vực BĐS và chứng khốn. Ngồi ra cịn có ngun nhân chủ quan công tác quản trị, điều hành tín dụng của một số NH còn bất cập. Năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài còn hạn chế.

Năm 2013-2014, mức dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ đã giảm so với năm 2012. Tổ chức VAMC thành lập năm 2013 với mục đích mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu. Và năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phịng rủi ro đối với nợ xấu, cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ.

Tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ (CR) và ROA-ROE có xu hướng ngược chiều. Theo đường xu hướng của đường trung bình_ CR và ROA-ROE trung bình thì một sự tăng lên của CR sẽ làm sụt giảm ROA-ROE của NHTM, thực tế đồ thị biểu diễn khả năng sinh lời ngân hàng theo CR tác động thì ngày càng xấu đi giống như kết luận của Kosmidou (2008) và Halil Emre (2012). Để có một kết quả về kỳ vọng tác động âm của CR đến KNSL thì mơ hình định lượng chương tiếp theo sẽ là luận cứ phù hợp.

Biểu đồ 3.7 Rủi ro tín dụng và ROA-ROE của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM) 0.594% 0.994% 1.052% 1.151% 1.284% 1.403% 1.344% 1.271% 1.437% 1.070% 1.370% 1.255% 1.353% 0.911% 0.605% 0.579% 1.188% 0.936% 1.302% 1.278% 1.282% 0.825% 0.587% 0.607% 0.000% 0.200% 0.400% 0.600% 0.800% 1.000% 1.200% 1.400% 1.600% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Rủi ro tín dụng và ROA-ROE Giá trị trung bình_CR

Giá trị trung bình_ROA

Giá trị trung bình_ROE/10

3.4.6 Thanh khoản (Liquidity)

Rủi ro thanh khoản (LDR) của NHTM được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi, một hệ số thường được sử dụng trong nghiên cứu trên thế giới.

Hệ số cho vay trên huy động bằng tiền gửi (LDR) trung bình của NHTM từ 2007-2014 dao động trong khoảng 70% đến 90%, trong giai đoạn 2012 đến nay thì mức cho vay trên tiền gửi huy động cao hơn hay gần bằng mức 80% của Thông tư 13/2010/TT-NHNN đặt ra. Nhưng kể từ 01/02/2015 theo Thông tư 36/2014/TT- NHNN mức này cho NHTMCP vẫn là 80% trong khi NHTMNN sẽ là 90%. Do đó để có thể bắt kịp với Thơng lệ quốc tế về an tồn hoạt động ngân hàng và lộ trình thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCTD, các NHTM nên cố gắng điều chỉnh và duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi phù hợp với Thông tư 36 đề ra. LDR đã có xu hướng giảm trong năm 2013 và 2014 từ 90% xuống còn 79% nhưng vẫn duy trì trong khoảng hợp lý, cho thấy cơ cấu cho vay trên mức tiền gửi huy động của NHTM tương đối an toàn.

Biểu đồ 3.8 Rủi ro thanh khoản và ROA – ROE của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Ngân hàng đạt hệ số LDR cao nhất trong các năm là MDB. Hai ngân hàng BID và CTG cũng chiếm tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cao nhưng vẫn đạt được ROA-

70% 74% 89% 71% 72% 90% 85% 79% 144% 107% 137% 125% 135% 91% 60% 58% 119% 94% 130% 128% 128% 83% 59% 61% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Rủi ro thanh khoản và ROA - ROE

Giá trị trung bình_LDR Giá trị trung bình_ROA *100 Giá trị trung bình_ROE*10

ROE lớn qua các năm giống như kết luận bài nghiên cứu của Brouke (1989) và Moussa Mouktar Moussa (2012).

Dư nợ vay trên tiền gửi không thể hiện một khuynh hướng rõ ràng tác động lên ROA-ROE. Cụ thể theo lý thuyết thì khi cho vay trên tiền gửi tăng thì KNSL giảm nhưng những năm 2009-2011, 2013, 2014 xu hướng nghịch này tại Việt Nam gần như là không xuất hiện. Để chắc chắn LDR là nhân tố tác động dương đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)