Công ty cổ phần Giấy Mỹ Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH

4.1. Công ty cổ phần Giấy Mỹ Hương

4.1.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý

Cơng ty CP Giấy Mỹ Hương chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2010, với vốn điều lệ đăng ký là 15 tỷ, chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giấy, đặc biệt là giấy mầu, giấy tráng và một số loại khác như giấy sóng, glassmial.... Bình qn hàng năm cơng ty sản xuất khoảng 45.000 tấn sản phẩm và hầu hết các sản phẩm đều được tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Sau hai năm đầu tư máy móc, xây dựng nhà xưởng, đến đầu năm 2012, Công ty bắt đầu có sản phẩm bán ra thị trường. Tuy nhiên Công ty gặp phải một số khó khăn đó là (1) Q trình chạy thử và hồn thiện sản phẩm kéo dài, dây chuyền phần lớn là tự lắp đặt (từ tháng 8/2010 đến hết năm 2011); các tháng đầu năm 2012 chỉ chạy với công suất 45-50% để hoàn thiện sản phẩm; (2) Từ thời điểm bắt đầu xây dựng dự án đến khi sản phẩm hoàn thiện kéo dài hơn 2 năm, tỷ giá biến động mạnh, cùng với lãi suất vay ngân hàng tăng cao (23-25%/năm); (3) Việc chạy thử với cơng suất thấp ngồi việc giảm doanh thu còn khiến cho chi phí sản xuất tăng cao hơn dự kiến; (4) Chi phí đầu vào biến động tăng trong khi hợp đồng đầu ra nguyên tắc theo năm nên chưa thể điều chỉnh kịp; (5) Quản trị chưa bắt kịp được quy mơ.

Do có những khó khăn như trên, Cơng ty đã bắt đầu phát sinh nợ quá hạn, nhưng do thời điểm này, Habubank sáp nhập vào SHB nên quá trình đàm phán giãn nợ trở nên khó khăn.

Bảng 4-1: Nợ phải trả đến thời điểm 30/9/2012

Nợ phải trả đến thời điểm 30/9/2012, trong đó 609 tỉ đồng

Vay và nợ ngắn hạn 237 tỉ đồng

Phải trả người bán 58 tỉ đồng

Phải trả người lao động 795 triệu đồng Chi phí (lãi vay) phải trả 35 tỉ đồng Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 449 triệu đồng

Vay và nợ dài hạn 278 tỉ đồng

NH quyết định xác định lại giá trị DN, đồng thời đề nghị sự hỗ trợ từ Hiệp hội giấy để đánh giá về dây truyền cũng như chất lượng sản phẩm giấy của Công ty. Sau khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, kết quả là: Giá trị thực tế doanh nghiệp của Mỹ Hương tại thời điểm 30/09/2012 là 460 tỉ đồng. Giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu của Mỹ Hương tại thời điểm 30/09/2012 là âm 148 tỉ đồng.

4.1.2. Phương án xử lý của Ngân hàng

Trong quá trình kiểm tra, định giá, NH đưa ra phương án: bổ sung vốn lưu động cho hoạt động chạy thử, nhằm mục đích xem xét khả năng phục hồi và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tới tháng 8/2012, sản phẩm tạo ra vượt chất lượng giấy Indo, xấp xỉ giấy Hàn Quốc. NH lập phương án bổ sung 43 tỉ vốn lưu động cho doanh nghiệp với kỳ vọng sản lượng khoảng 3300-3500 tấn/tháng và doanh thu ước đạt được khoảng 40 tỉ/tháng. Tuy nhiên do DN đang tồn kho khoảng 1000 tấn nên cuối cùng mức vốn lưu động thực tế bổ sung là 32 tỉ. Việc cấp vốn bắt đầu thực hiện giữa tháng 9/2012. Số liệu của các tháng như sau:

Bảng 4-2: Số liệu tình hình chạy thử của Mỹ Hương

Tháng 9/2012 Tháng 10/2012 Tháng 11/2012

Số ngày chạy máy 18 28 25

Sản lượng (tấn) 1.860 3.684 3.482

Doanh thu (tỉ đồng) 44,5 48,2

Tiền về tài khoản Ngân hàng (tỉ đồng)

18,2 32,9 38,6

Với tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tương đối khả quan, cùng với kết quả đánh giá của Hiệp hội Giấy là chất lượng dây chuyền và chất lượng sản phẩm tương đối tốt so với thị trường, Ban xử lý nợ của NH tiến hành họp, và cụ thể ý kiến của các thành phần tham gia như sau:

Chi nhánh NH (đơn vị trực tiếp cho vay) đề xuất phương án tiếp tục cung cấp vốn lưu động

để DN tiếp tục hoạt động, Chi nhánh sẽ quản lý dòng tiền bán hàng của DN, đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán, mở L/C nhập nguyên liệu, ân hạn gốc và lãi trong 3

năm…. Và theo tính tốn của Chi nhánh thì sau 3 năm DN sẽ đủ khả năng thanh toán dần gốc và lãi cho NH.

Ban xử lý nợ Hội sở chính: Với đánh giá của Hiệp hội Giấy cũng với kết quả chạy thử, họ

cho rằng NH hồn tồn có khả năng tiếp quản và đưa người của NH sang quản lý với tư cách là cổ đông, nhằm mục tiêu đưa DN này trở thành công con của Ngân hàng, với mong muốn thu lợi nhuận tối đa.

Hội đồng quản trị NH đồng ý phương án của Ban xử lý nợ Hội sở chính và đưa ra phương

án chuyển một phần nợ thành cổ phần với tỷ lệ 70/30 trên vốn điều lệ 15 tỉ, với 70% thuộc sở hữu NH và tham gia vào quá trình tái cơ cấu DN.

Chủ doanh nghiệp không đồng ý phương án này nên đã bị dừng sản xuất và đến tháng 6/2013 thì phải bàn giao tài sản cho NH.

Kết cục là mất một DN tốt, NH không thu hồi được nợ. Vấn đề trục trặc nữa là trong suốt những năm qua, doanh nghiệp ln nằm trong nhóm tín dụng loại 1. Thực tế chạy thử cho thấy, Cơng ty Mỹ Hương có thể có doanh thu một năm khoảng 600 tỉ, đảm bảo nguồn tiền qua NH cũng tương đương con số này, doanh số thanh toán quốc tế hàng năm vào khoảng 15-20 triệu USD, trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, thực sự NH tìm đâu một khách hàng tiềm năng hơn.

4.1.3. Đánh giá kết quả

Cơng tác bàn giao tài sản đã hồn tất, tuy nhiên 2 năm qua NH không thanh lý được tài sản nào. Hiện nay NH đã chuyển khoản nợ này sang VAMC đồng thời Công ty quản lý nợ của NH thực hiện việc quản lý những tài sản đã thu hồi. Cơng ty Mỹ Hương chỉ có duy nhất một cơ hội đàm phán về việc chuyển nợ thành cổ phần, đó là với chính chủ nợ, dẫn đến sự bất lợi trong quá trình đàm phán. Một sản phẩm có chất lượng bị mất trên thị trường, quan trọng hơn cả là Cổ đông Công ty mất tiền, NH không thu được nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 36 - 39)