Nợ phải trả đến thời điểm 30/9/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 36)

Nợ phải trả đến thời điểm 30/9/2012, trong đó 609 tỉ đồng

Vay và nợ ngắn hạn 237 tỉ đồng

Phải trả người bán 58 tỉ đồng

Phải trả người lao động 795 triệu đồng Chi phí (lãi vay) phải trả 35 tỉ đồng Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 449 triệu đồng

Vay và nợ dài hạn 278 tỉ đồng

NH quyết định xác định lại giá trị DN, đồng thời đề nghị sự hỗ trợ từ Hiệp hội giấy để đánh giá về dây truyền cũng như chất lượng sản phẩm giấy của Công ty. Sau khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, kết quả là: Giá trị thực tế doanh nghiệp của Mỹ Hương tại thời điểm 30/09/2012 là 460 tỉ đồng. Giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu của Mỹ Hương tại thời điểm 30/09/2012 là âm 148 tỉ đồng.

4.1.2. Phương án xử lý của Ngân hàng

Trong quá trình kiểm tra, định giá, NH đưa ra phương án: bổ sung vốn lưu động cho hoạt động chạy thử, nhằm mục đích xem xét khả năng phục hồi và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tới tháng 8/2012, sản phẩm tạo ra vượt chất lượng giấy Indo, xấp xỉ giấy Hàn Quốc. NH lập phương án bổ sung 43 tỉ vốn lưu động cho doanh nghiệp với kỳ vọng sản lượng khoảng 3300-3500 tấn/tháng và doanh thu ước đạt được khoảng 40 tỉ/tháng. Tuy nhiên do DN đang tồn kho khoảng 1000 tấn nên cuối cùng mức vốn lưu động thực tế bổ sung là 32 tỉ. Việc cấp vốn bắt đầu thực hiện giữa tháng 9/2012. Số liệu của các tháng như sau:

Bảng 4-2: Số liệu tình hình chạy thử của Mỹ Hương

Tháng 9/2012 Tháng 10/2012 Tháng 11/2012

Số ngày chạy máy 18 28 25

Sản lượng (tấn) 1.860 3.684 3.482

Doanh thu (tỉ đồng) 44,5 48,2

Tiền về tài khoản Ngân hàng (tỉ đồng)

18,2 32,9 38,6

Với tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tương đối khả quan, cùng với kết quả đánh giá của Hiệp hội Giấy là chất lượng dây chuyền và chất lượng sản phẩm tương đối tốt so với thị trường, Ban xử lý nợ của NH tiến hành họp, và cụ thể ý kiến của các thành phần tham gia như sau:

Chi nhánh NH (đơn vị trực tiếp cho vay) đề xuất phương án tiếp tục cung cấp vốn lưu động

để DN tiếp tục hoạt động, Chi nhánh sẽ quản lý dòng tiền bán hàng của DN, đồng thời cung cấp các dịch vụ thanh toán, mở L/C nhập nguyên liệu, ân hạn gốc và lãi trong 3

năm…. Và theo tính tốn của Chi nhánh thì sau 3 năm DN sẽ đủ khả năng thanh toán dần gốc và lãi cho NH.

Ban xử lý nợ Hội sở chính: Với đánh giá của Hiệp hội Giấy cũng với kết quả chạy thử, họ

cho rằng NH hồn tồn có khả năng tiếp quản và đưa người của NH sang quản lý với tư cách là cổ đông, nhằm mục tiêu đưa DN này trở thành công con của Ngân hàng, với mong muốn thu lợi nhuận tối đa.

Hội đồng quản trị NH đồng ý phương án của Ban xử lý nợ Hội sở chính và đưa ra phương

án chuyển một phần nợ thành cổ phần với tỷ lệ 70/30 trên vốn điều lệ 15 tỉ, với 70% thuộc sở hữu NH và tham gia vào quá trình tái cơ cấu DN.

Chủ doanh nghiệp không đồng ý phương án này nên đã bị dừng sản xuất và đến tháng 6/2013 thì phải bàn giao tài sản cho NH.

Kết cục là mất một DN tốt, NH không thu hồi được nợ. Vấn đề trục trặc nữa là trong suốt những năm qua, doanh nghiệp ln nằm trong nhóm tín dụng loại 1. Thực tế chạy thử cho thấy, Công ty Mỹ Hương có thể có doanh thu một năm khoảng 600 tỉ, đảm bảo nguồn tiền qua NH cũng tương đương con số này, doanh số thanh toán quốc tế hàng năm vào khoảng 15-20 triệu USD, trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, thực sự NH tìm đâu một khách hàng tiềm năng hơn.

4.1.3. Đánh giá kết quả

Công tác bàn giao tài sản đã hoàn tất, tuy nhiên 2 năm qua NH không thanh lý được tài sản nào. Hiện nay NH đã chuyển khoản nợ này sang VAMC đồng thời Công ty quản lý nợ của NH thực hiện việc quản lý những tài sản đã thu hồi. Công ty Mỹ Hương chỉ có duy nhất một cơ hội đàm phán về việc chuyển nợ thành cổ phần, đó là với chính chủ nợ, dẫn đến sự bất lợi trong q trình đàm phán. Một sản phẩm có chất lượng bị mất trên thị trường, quan trọng hơn cả là Cổ đông Công ty mất tiền, NH không thu được nợ.

4.2. Công ty Giấy Thành Đạt

4.2.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý

Công ty Giấy Thành Đạt là cơng ty TNHH có hai thành viên, nằm trong khu cơng nghiệp Phong Khê II, Phong Khê, Thành phố Bắc Ninh với tổng diện tích là 25.000 m2. Cơng ty được thành lập từ năm 2006 với những sản phẩm giấy mang tính thủ cơng, đến năm 2008, cơng ty bắt đầu quá trình đầu tư và xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền tự động hóa. Tổng vốn đầu tư của dự án là 410 tỉ đồng, trong đó vốn tự có là 47 tỉ đồng và 363 tỉ đồng vốn vay từ Ngân hàng Habubank chi nhánh Bắc Ninh. Dây chuyền được đưa vào vận hành thử nghiệm vào tháng 1 năm 2011 và được vận hành chính thức vào tháng 5/2011. Sản phẩm chính của Cơng ty là giấy in và viết dạng cuộn với độ rộng là 840 mm, khối lượng 500kg/cuộn. Công suất thiết kế của dây chuyền là 80 tấn/ngày. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo Báo cáo tài chính của Cơng ty như sau:

Bảng 4-3: Tình hình sản xuất kinh doanh trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Đơn vị tính: tỉ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011

Tổng tài sản 104 285 437

Vốn chủ sở hữu 40 84 56

Doanh thu thuần 0 0 336

Lợi nhuận trước thuế 0 0 (45)

Nợ phải trả 64 201 381

Nợ phải thu 30 11 38

Nguồn: Báo cáo kiểm tốn của Cơng ty Thành Đạt.

Bảng 4-4: Tổng dư nợ vay của Công ty Giấy Thành Đạt

Đơn vị tính: tỉ đồng

Vay và nợ ngắn hạn NH 74

Phải trả người bán 32

Phải trả người lao động 2

Lãi vay phải trả Ngân hàng 37

Vay và nợ vay dài hạn Ngân hàng 290

Tổng cộng 435

Nguồn: Báo cáo kiểm tốn của Cơng ty Thành Đạt.

Đây là khoản nợ của Chi nhánh HBB Bắc Ninh. Vào thời điểm HBB sáp nhập vào SHB, các khoản vay của Công ty Thành đạt đã phát sinh nợ quá hạn. Do vậy ban xử lý nợ của SHB bắt đầu tiếp nhận, xem xét, đánh giá lại. Để có thể đánh giá khách quan, SHB tiến hành xác định giá trị Thành Đạt và thuê Hiệp hội giấy để đánh giá về thiết bị, công nghệ, sản phẩm, thị trường….

Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp: Giá trị thực tế của Công ty Giấy Thành Đạt tại

thời điểm 30/09/2012 là 418 tỉ đồng. Giá trị thực tế phần vốn chủ sở hữu tại Thành Đạt tại thời điểm 30/09/2012 là âm 19 tỉ đồng.

Đánh giá của Hiệp hội giấy: Đánh giá tính đồng bộ, chất lượng và ổn định của máy móc

thiết bị; tính hợp lý của cơng nghệ sản xuất. Dây chuyền công nghệ sản suất giấy in và viết của Thành Đạt là hợp lý, đồng bộ, tiên tiến (tự động điều khiển, khống chế các quá trình cơng nghệ ở trình độ cao), nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mới 100%. Các nguyên liệu đầu vào được xử lý riêng biệt bằng thiết bị chuyên dụng sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Trong quá trình xử lý đầu vào công ty đã gắn thiết bị khử bọt khí nhằm đảm bảo chất lượng giấy và khả năng hoạt động liên tục của dây chuyền. Hệ thống máy chính được xác định là đồng bộ và có kỹ thuật tiên tiến so với các Cơng ty cùng ngành nghề trong nước, đó là đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời giảm bớt tính hai mặt của tờ giấy. Tại thời điểm đánh giá thì dây chuyền có thể tạo ra tính ổn định về chất lượng sản phẩm được xếp vào loại tốt hàng đầu Việt nam, có thể sản xuất ra mặt hàng thay thế hàng ngoại nhập và xuất khẩu ra thị trường khó tính của thế giới.

4.2.2. Phương án xử lý của Ngân hàng

Cũng tương tự như trường hợp Giấy Mỹ Hương, Tháng 8/2013 NH đưa ra phương án chuyển một phần nợ thành cổ phần và tham gia vào quá trình tái cơ cấu DN. Tỷ lệ cổ phần được NH đưa ra: 70/30 trên vốn điều lệ 56,7 tỉ, với 70% thuộc sở hữu NH. Đồng thời, NH đưa nhân sự vào nắm giữ các vị trí chủ chốt: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính. Việc thay đổi các vị trí chủ chốt trong Cơng ty có thể đã làm mất thời gian của DN cũng như sao lãng một số việc, trong đó có một việc rất quan trọng đó là tiếp tục gia hạn bảo hiểm nhà xưởng, máy móc, thời gian bảo hiểm đã hết hạn từ đầu năm 2013 nhưng không một đề xuất nào được đưa ra cho việc này. Sau một thời gian hoạt động, chưa mang lại hiệu quả gì thì đến tháng 5/2014, nhà máy đã bị cháy toàn bộ nhà kho và khu vực sản xuất, với tổng giá trị thiệt hại ước tính là 200 tỉ đồng. Với việc khơng có bảo hiểm, Thành Đạt hoàn toàn mất khả năng phục hồi.

4.2.3. Đánh giá kết quả

NH không thu được nợ, lại phải quản lý một Công ty khơng có khả năng phục hồi, hoặc nếu có phục hồi sẽ phải cần một nguồn tài chính rất lớn. Hơn một năm qua, nhà máy trong tình trạng đóng cửa. NH đạt được thỏa thuận về chuyển nợ thành cổ phần, tuy nhiên đã không sử dụng được nguồn nhân lực có khả năng trong ngành để phát triển Cơng ty. Hơn nữa việc sử dụng sai nhân sự dẫn đến sự quản lý lỏng lẻo, không đúng yêu cầu của ngành nghề, dẫn đến các thiệt hại đáng tiếc. Cơng ty cũng khơng có quyền hoặc cơ hội đàm phán tốt hơn nhằm giữ được tiền của cổ đông khác.

4.3. Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) 4.3.1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước xử lý

Công ty TNHH Thủy sản Bình An (là tiền thân của Công ty CP Thủy sản Bình An hiện nay) được thành lập vào tháng 09/2005. Tháng 04/2006 Cơng ty TNHH Thủy sản Bình An được chuyển đổi thành công ty cổ phần, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 500 tỉ đồng, trong đó số lượng cổ phiếu lưu hành là 38 triệu (tương ứng 380 tỉ), số lượng cổ phiếu quỹ là 12 triệu.

Trong thời gian từ 04/2005 đến cuối năm 2006, Công ty chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng văn phòng, hai nhà máy sản xuất cá Tra, Basa với sản phẩm filets xuất khẩu và phát triển vùng nuôi trồng nguyên liệu tại tỉnh Vĩnh Long và An Giang. Cuối năm 2006 Công ty chính thức đi vào sản xuất với dây chuyền đầu tiên chế biến cá Fillet xuất khẩu và xuất khẩu những đơn hàng đầu tiên. Năm 2007, Công ty đưa vào sản xuất dây chuyền chế biến cá Fillét thứ 2 nâng công suất nhà máy lên 500 tấn cá thành phẩm/ngày.

Công ty cũng đã phát triển hai Trung tâm nuôi trồng nguyên liệu với tổng diện tích mặt nước là 40 ha đặt tại Vĩnh Long và An Giang, đáp ứng được 30% nguyên liệu đầu vào với công suất thực tế của Cơng ty. Ngồi ra Công ty cũng xây dựng Nhà máy sản xuất phụ phẩm (Dạ dầy cá, nước mắm, dầu ăn, gelatin…) vào năm 2008, với công suất thiết kế đạt 24.300 tấn/năm. Bianfishco là Công ty đầu tiên đi tiên phong trong việc thành lập một công ty con đại diện tại Mỹ và trực tiếp bán và giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Bianfishco tới các đối tác và người tiêu dùng. Các công ty của Việt nam trước đây và hiện nay thì chủ yếu thơng qua một bên trung gian để thâm nhập thị trường và phải thông qua những thương hiệu của các đối tác khác.

Bảng 4-5: Thị trường xuất khẩu của Công ty trong năm 2009 và năm 2010

Thị trường xuất khẩu Năm 2009 Năm 2010

USA 31% 20%

Châu Âu 54% 66%

Thị trường khác 15% 14%

Tổng cộng 100% 100%

Nguồn: Báo cáo của Công ty Bianfishco.

Giai đoạn 2007-2008

Trên 97% doanh thu của Bianfishco đến từ xuất khẩu cá tra và basa. Doanh thu năm 2008 của Bianfishco có mức tăng trưởng ấn tượng 159.3% (đạt 831,4 tỉ đồng) so với năm 2007, mức tăng trưởng cao nhất của toàn ngành.

Doanh thu năm 2009 của Bianfishco đạt trên 1000 tỉ VND và vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao trên 26% so với năm 2008. So với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực xuất khẩu cá tra và basa, Bianfishco duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Điều này cho thấy thế mạnh của Bianfishco trong việc lựa chọn phân khúc đầu ra dần được khẳng định và được thị trường hấp thụ tốt.

Năm 2010, doanh thu thuần của Bianfishco trong chín tháng đầu năm đạt 695,3 tỉ đồng, cả năm ước đạt 1.271 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2009.

Tháng 10/2010, trên cơ sở đánh giá những số liệu ấn tượng của Bianfishco cùng với việc kỳ vọng giá trị lâu dài từ Công ty, HBB quyết định: trở thành đối tác chiến lược với tỷ lệ nắm giữ 10% vốn điều lệ của Bianfishco; Cho vay đối với Chủ tịch của Bianfishco bằng hợp đồng mua bán có kỳ hạn, với giá trị cầm cố là 50 triệu cổ phiếu, tương ứng 50% vốn điều lệ Công ty; Ưu tiên cung cấp các sản phẩm tài chính – NH cho cơng ty, bao gồm dịch vụ tín dụng; dịch vụ thanh tốn quốc tế; hốn đổi ngoại tệ.

Một số chỉ tiêu tài chính của Bianfishco vào thời điểm cuối năm 2010: doanh thu năm: 1.164 tỉ, lợi nhuận sau thuế: 89 tỉ, tổng số nợ hơn 1.400 tỉ.

Một số chỉ tiêu tài chính của Bianfishco vào thời điểm cuối năm 2011: doanh thu năm: 1.035 tỉ, công ty bắt đầu lỗ với số lỗ 2011 là 994 tỉ, tổng số nợ hơn 1.900 tỉ.

Bianfishco ngừng hoạt động từ tháng 3/2012.

4.3.2. Phương án xử lý của Ngân hàng

Tháng 6/2012, sau khi có chấp thuận nguyên tắc của NHNN về việc sáp nhập HBB vào SHB, SHB cũng đã tiến hành rà sốt tình trạng hoạt động của Bianfishco cũng như tình hình nắm giữ cổ phần của HBB tại Bianfishco. Với sự có mặt của đại diện DATC, biên bản thỏa thuận giữa Bianfishco và SHB được lập với các nội dung:

(1) Đơn vị ủy quyền của SHB tiếp nhận 24 triệu cổ phần (tương ứng 48% vốn) của Bianfishco.

(3) SHB chủ trì phối hợp với DATC thành lập đồn kiểm tra, giám sát, tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tài chính của Cơng ty

(4) DATC chịu trách nhiệm đàm phán với các chủ nợ khác của Bianfishco, mua lại nợ, và chuyển thành vốn góp của DATC khi Bianfishco tăng vốn;

(5) DATC chịu trách nhiệm đàm phán với các NH để khoang nợ, giãn nợ trong vòng 2 năm;

(6) SHB tiến hành cho vay với các mục đích trả nợ cho người dân bán nguyên vật liệu; bổ sung vốn lưu động để Bianfishco hoạt động tiếp tục hoạt động;

Tháng 8 năm 2012, Habubank chính thức sáp nhập vào SHB. SHB tiến hành thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện đợt kiểm toán đặc biệt tại Bianfishco từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012, với mục đích tiến hành tái cấu trúc Bianfishco.

Bảng 4-6: Tình trạng một số nội dung kiểm tốn chính

Các khoản phải thu khách hàng nước ngoài (số dư thuần)

58 tỉ đồng Bianfishco không theo dõi và đối chiếu

sổ sách kế toán giữa Bianfishco và các khách hàng.

Các khoản phải thu khách hàng trong

nước (số dư âm)

14 tỉ đồng Ghi nhận phải thu khách hàng khơng

chính xác; khơng có đối chiếu.

Cơng nợ phải trả nhà cung cấp 311 tỉ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 36)