Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH

4.4.Đánh giá chung

Mặc dù cả 3 trường hợp này đều đã sử dụng việc chuyển nợ thành cổ phần hoặc mua bán nợ để tham gia tái cấu trúc nợ và tái cơ cấu lại công ty nhằm thu hồi nợ, tuy nhiên có một số vấn đề đã xảy ra để cuối cùng khơng có một trường hợp nào được cho là thành cơng đến thời điểm này:

Thứ nhất, Có vẻ như một số lượng nợ quá hạn, nợ xấu được các NH che dấu cho đến khi có sự phát giác từ bên ngoài.

Thứ hai, các cơng ty đều khơng có cơ hội đàm phán với các đối tác khác, ngoại trừ ngân hàng cho vay; điều này dẫn đến sự bất lợi cho các chủ DN;

Thứ ba, VAMC đã khơng hỗ trợ được gì trong quá trình mua bán nợ. Trường hợp của Bianfishco có sự tham gia của DATC, tuy nhiên DATC chỉ đóng vai trị là quan sát viên và cũng khơng có kế hoạch tham gia xử lý nợ như chức năng của họ.

Thứ tư, như đã phân tích ở chương hai, cả ba trường hợp này NH đều vướng phải hai vấn đề quan trọng trong việc chuyển từ vị trí chủ nợ sang cổ đơng, đó là NH sau khi chuyển nợ thành cổ phần đã không đủ nhân sự có khả năng trong ngành nghề mà DN đang hoạt động và mâu thuẫn nảy sinh giữa NH với tư cách là chủ sở hữu mới và các cổ đông cũ. NH đã không thể sử dụng được nhân sự cũ, những người nắm trong tay bí quyết nghề nghiệp, thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. Mặt khác khi đứng ở nhiều vai trò ở cùng 1 doanh nghiệp dẫn đến việc không giải quyết dứt điểm được nợ xấu, bản chất nợ xấu rất dễ bị che dấu.

Thứ năm, các NH đã không nắm vững được các vấn đề cốt lõi trong hoạt động của một DN thuộc một ngành nghề khác như là vấn đề về bảo hiểm, thị trường, sản phẩm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 46 - 47)