Thị trường xuất khẩu của Công ty trong năm 2009 và năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 42)

Thị trường xuất khẩu Năm 2009 Năm 2010

USA 31% 20%

Châu Âu 54% 66%

Thị trường khác 15% 14%

Tổng cộng 100% 100%

Nguồn: Báo cáo của Công ty Bianfishco.

Giai đoạn 2007-2008

Trên 97% doanh thu của Bianfishco đến từ xuất khẩu cá tra và basa. Doanh thu năm 2008 của Bianfishco có mức tăng trưởng ấn tượng 159.3% (đạt 831,4 tỉ đồng) so với năm 2007, mức tăng trưởng cao nhất của toàn ngành.

Doanh thu năm 2009 của Bianfishco đạt trên 1000 tỉ VND và vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao trên 26% so với năm 2008. So với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực xuất khẩu cá tra và basa, Bianfishco duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Điều này cho thấy thế mạnh của Bianfishco trong việc lựa chọn phân khúc đầu ra dần được khẳng định và được thị trường hấp thụ tốt.

Năm 2010, doanh thu thuần của Bianfishco trong chín tháng đầu năm đạt 695,3 tỉ đồng, cả năm ước đạt 1.271 tỉ đồng, tăng 16% so với năm 2009.

Tháng 10/2010, trên cơ sở đánh giá những số liệu ấn tượng của Bianfishco cùng với việc kỳ vọng giá trị lâu dài từ Công ty, HBB quyết định: trở thành đối tác chiến lược với tỷ lệ nắm giữ 10% vốn điều lệ của Bianfishco; Cho vay đối với Chủ tịch của Bianfishco bằng hợp đồng mua bán có kỳ hạn, với giá trị cầm cố là 50 triệu cổ phiếu, tương ứng 50% vốn điều lệ Công ty; Ưu tiên cung cấp các sản phẩm tài chính – NH cho cơng ty, bao gồm dịch vụ tín dụng; dịch vụ thanh tốn quốc tế; hốn đổi ngoại tệ.

Một số chỉ tiêu tài chính của Bianfishco vào thời điểm cuối năm 2010: doanh thu năm: 1.164 tỉ, lợi nhuận sau thuế: 89 tỉ, tổng số nợ hơn 1.400 tỉ.

Một số chỉ tiêu tài chính của Bianfishco vào thời điểm cuối năm 2011: doanh thu năm: 1.035 tỉ, công ty bắt đầu lỗ với số lỗ 2011 là 994 tỉ, tổng số nợ hơn 1.900 tỉ.

Bianfishco ngừng hoạt động từ tháng 3/2012.

4.3.2. Phương án xử lý của Ngân hàng

Tháng 6/2012, sau khi có chấp thuận nguyên tắc của NHNN về việc sáp nhập HBB vào SHB, SHB cũng đã tiến hành rà sốt tình trạng hoạt động của Bianfishco cũng như tình hình nắm giữ cổ phần của HBB tại Bianfishco. Với sự có mặt của đại diện DATC, biên bản thỏa thuận giữa Bianfishco và SHB được lập với các nội dung:

(1) Đơn vị ủy quyền của SHB tiếp nhận 24 triệu cổ phần (tương ứng 48% vốn) của Bianfishco.

(3) SHB chủ trì phối hợp với DATC thành lập đồn kiểm tra, giám sát, tham gia quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, tài chính của Cơng ty

(4) DATC chịu trách nhiệm đàm phán với các chủ nợ khác của Bianfishco, mua lại nợ, và chuyển thành vốn góp của DATC khi Bianfishco tăng vốn;

(5) DATC chịu trách nhiệm đàm phán với các NH để khoang nợ, giãn nợ trong vòng 2 năm;

(6) SHB tiến hành cho vay với các mục đích trả nợ cho người dân bán nguyên vật liệu; bổ sung vốn lưu động để Bianfishco hoạt động tiếp tục hoạt động;

Tháng 8 năm 2012, Habubank chính thức sáp nhập vào SHB. SHB tiến hành thuê Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện đợt kiểm toán đặc biệt tại Bianfishco từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012, với mục đích tiến hành tái cấu trúc Bianfishco.

Bảng 4-6: Tình trạng một số nội dung kiểm tốn chính

Các khoản phải thu khách hàng nước ngoài (số dư thuần)

58 tỉ đồng Bianfishco không theo dõi và đối chiếu

sổ sách kế toán giữa Bianfishco và các khách hàng.

Các khoản phải thu khách hàng trong

nước (số dư âm)

14 tỉ đồng Ghi nhận phải thu khách hàng khơng

chính xác; khơng có đối chiếu.

Cơng nợ phải trả nhà cung cấp 311 tỉ đồng

Vay ngân hàng 1.192 tỉ đồng

Tài sản cố định và chi phí XDCB dở dang

724 tỉ đồng

Tài sản đang được thế chấp cho các khoản vay ngắn và dài hạn tại các ngân hàng

423 tỉ đồng chiếm 63% tổng giá trị tài sản cố định.

Hàng tồn kho 63 tỉ đồng Có sự sai lệch trong thu hoạch cá nuôi

trồng và có tình trạng mua khống cá ngun liệu và nhập khống hàng tồn kho;

Chi phí phải trả dài hạn (số dư âm) 3,7 tỉ đồng

Đầu tư vào công ty con 332 tỉ đồng

Vốn chủ sở hữu 500 tỉ đồng không lưu các tài liệu, chứng từ liên quan.

Tiền mặt 15 triệu đồng

Tiền gửi NH 1,8 tỉ đồng

Cơng ty có những chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như chứng nhận SA8000:2008; chứng nhận HACCP; chứng nhận FDA; chứng nhận HALAL

Nguồn: Báo cáo kiểm toán đặc biệt của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.

Toàn bộ số cổ phần của HBB được chuyển sang SHB, chuyển toàn bộ phần nợ cá nhân của Chủ tịch Bianfishco thành phần vốn góp của SHB vào Bianfishco; Mua lại nợ của HD Bank. Cho đến thời điểm này thì SHB và các đơn vị nhận ủy quyền của SHB đang nắm giữ hơn 38 triệu cổ phiếu, chiếm 78% vốn điều lệ của Bianfishco.

NH cũng thay toàn bộ cán bộ quản lý tại Bianfishco, cho nghỉ toàn bộ ban điều hành của Bianfishco trước đây; Đóng cửa Cơng ty con tại Mỹ.

4.3.3. Đánh giá kết quả

Sau 3 năm hoạt đơng, tình hình của Bianfishco vẫn có nhiều điểm cần xem xét: (1) Nhân sự thay đổi liên tục và vẫn là những nhân sự của NH chuyển sang;

(2) Doanh thu hoat động chỉ dừng mức hơn 400 tỉ/năm (bằng khoảng 40% những năm trước 2010)

(3) Công ty vẫn tiếp tục lỗ trong 3 năm, với số lỗ lũy kế đến hết 31/12/2014: 2.545 tỉ. (4) Tổng nợ phải trả vẫn tiếp tục tăng hàng năm, đến 31/12/2014 là 3.028 tỉ, với tình

trạng đều đã là nợ quá hạn từ nhiều năm.

(5) Vẫn cịn tình trạng các cổ đơng có sổ cổ đơng nhưng không nằm trong danh sách cổ đông được đăng ký;

4.4. Đánh giá chung

Mặc dù cả 3 trường hợp này đều đã sử dụng việc chuyển nợ thành cổ phần hoặc mua bán nợ để tham gia tái cấu trúc nợ và tái cơ cấu lại cơng ty nhằm thu hồi nợ, tuy nhiên có một số vấn đề đã xảy ra để cuối cùng khơng có một trường hợp nào được cho là thành cơng đến thời điểm này:

Thứ nhất, Có vẻ như một số lượng nợ quá hạn, nợ xấu được các NH che dấu cho đến khi có sự phát giác từ bên ngồi.

Thứ hai, các cơng ty đều khơng có cơ hội đàm phán với các đối tác khác, ngoại trừ ngân hàng cho vay; điều này dẫn đến sự bất lợi cho các chủ DN;

Thứ ba, VAMC đã không hỗ trợ được gì trong quá trình mua bán nợ. Trường hợp của Bianfishco có sự tham gia của DATC, tuy nhiên DATC chỉ đóng vai trị là quan sát viên và cũng khơng có kế hoạch tham gia xử lý nợ như chức năng của họ.

Thứ tư, như đã phân tích ở chương hai, cả ba trường hợp này NH đều vướng phải hai vấn đề quan trọng trong việc chuyển từ vị trí chủ nợ sang cổ đơng, đó là NH sau khi chuyển nợ thành cổ phần đã khơng đủ nhân sự có khả năng trong ngành nghề mà DN đang hoạt động và mâu thuẫn nảy sinh giữa NH với tư cách là chủ sở hữu mới và các cổ đông cũ. NH đã không thể sử dụng được nhân sự cũ, những người nắm trong tay bí quyết nghề nghiệp, thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. Mặt khác khi đứng ở nhiều vai trò ở cùng 1 doanh nghiệp dẫn đến việc không giải quyết dứt điểm được nợ xấu, bản chất nợ xấu rất dễ bị che dấu.

Thứ năm, các NH đã không nắm vững được các vấn đề cốt lõi trong hoạt động của một DN thuộc một ngành nghề khác như là vấn đề về bảo hiểm, thị trường, sản phẩm…

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

5.1. Kết luận

Cho đến nay thì vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là một vấn đề trọng tâm trong hệ thống NH Việt Nam. Có nhiều cuộc hội thảo, thảo luận của các NH, NHNN, Bộ Tài chính nhằm đánh giá, xác định mức độ trầm trọng của nợ xấu, cũng như tìm kiếm giải pháp từ kinh nghiệm của các quốc gia đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự. Khi vấn đề nợ xấu đã trở thành một vấn đề lớn của cả một hệ thống nền kinh tế thì sự can thiệp của Chính phủ trong trường hợp này là cần thiết cùng với các chính sách ưu đãi về thuế, phí, các chính sách hỗ trợ sẽ đồng thời giúp DN, NH vượt qua khủng hoảng. Các cơ quan được trao quyền xử lý nợ xấu phải có đủ thực quyền để giải quyết, cắt bỏ hoặc cấu trúc nợ xấu theo hướng phù hợp với tình hình thực tế của từng DN, NH. Chuyển nợ thành cổ phần và mua bán nợ đang được các NH sử dụng ngày càng nhiều, tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, dẫn đến việc không phải trường hợp nào cũng thành công. Cả NH và DN cần phải xem xét kỹ cách thức tiến hành đảm bảo độ minh bạch và có cơ chế đàm phán cân bằng cũng như quá trình hoạt động, kiểm soát doanh nghiệp sau chuyển nợ và mua bán nợ. Các quá trình phải được triển khai nhanh, mang tính tích cực và mang lại hiệu quả cho toàn bộ các thành viên tham gia giải quyết vấn đề, mang lại lợi ích xã hội cao nhất.

5.2. Kiến nghị giải pháp

Thứ nhất, thị trường mua bán nợ: Nhất thiết phải hình thành một thị trường mua bán nợ,

trong đó có đầy đủ các thành phần: cơ quan quản lý, cơ quan giám sát, cơ quan định giá, các nhà đầu tư. Trong thời gian đầu của thị trường, nhất thiết VAMC phải là chủ chốt của thị trường, là nhà tạo lập thị trường và hầu hết các giao dịch được xuất phát từ VAMC. Bên cạnh đó hệ thống luật pháp phải được quy định chặt chẽ, bao gồm: quy định về hoạt động, nguyên tắc định giá, cơ chế giám sát, cơ chế giá, các quy định về giới hạn đầu tư…, đặc biệt là hình thành cơ chế đầu giá các khoản nợ. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài, hỗ trợ các nguồn vốn trong nước, đồng thời tổ chức và phát triển các thị trường: thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường ngoại hối. Điều này tránh cho các DN gặp trục trặc ở chỗ có nhiều cơ hội đàm

khi chuyển nợ thành cổ phần thì có thể tìm kiếm được đối tác khác để bán, tránh việc đầu tư quá lâu gây những mâu thuẫn trong quá trình vận hành sau này.

Thứ hai, giới hạn đầu tư: Trong quá trình xử lý nợ như kinh nghiệm của các nước ở phần

Chương 2 cho thấy các nước trông chờ nhiều vào nguồn vốn từ đầu tư nước ngồi thơng qua hình thức mua cổ phần trong bất kỳ ngành công nghiệp nào được phép lên đến tỷ lệ 100%, ngoại trừ một số trường hợp liên quan đến các ngành công nghiệp chiến lược, mang lại lợi thế quốc gia. Gần đây thì Việt nam đã cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được tăng lên, đến mức 100%, tuy nhiên đối với những công ty hoạt động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì vẫn giữ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%. Việc quy định quá nhiều các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đầu tiên là làm rối các nhà đầu tư nước ngoài, sau nữa là phát sinh các giấy phép con và quan trọng hơn là tỷ lệ sở hữu của nước ngồi vẫn chỉ là 49%. Vì vậy đề xuất xem xét giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để các nhà đầu tư nước ngồi có nhiều cơ hội tham gia; Không hạn chế về mặt thời gian nắm giữ tối thiểu trong các trường hợp mua bán nợ nhằm tạo thanh khoản.

Thứ ba, chuyển nợ thành cổ phần: Trong quá trình chuyển nợ thành cổ phần, giai đoạn

định giá là quan trọng nhất, đây là cơ sở cho mọi hoạt động tiếp theo: xác định giá trị doanh nghiệp, xác định tỷ lệ cổ phần, xác định giá chuyển đổi cũng như xây dựng chiến lược phát triển sau này của doanh nghiệp. Có một số điểm không hợp lý trong quá trình định giá theo các hướng dẫn trong các nghị định hiện hành, do vậy kết quả thường ít khi được thống nhất giữa các bên trong quá trình mua bán nợ hoặc chuyển nợ thành cổ phần, vì vậy trong quá trình chuyển nợ thành cổ phần cần hoàn thiện các vấn đề về định giá, để các bên thỏa mãn lợi ích. Để làm được vấn đề này cần nâng cao năng lực của các tổ chức định giá, của các cá nhân làm công tác định giá, tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đào tạo. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu chung về giá, tính năng..., của các tài sản định giá, để các tổ chức định giá tham khảo, sử dụng. Đối với bên nhận cổ phần, sau khi chuyển nợ thành cổ phần, họ là người chủ DN, nên cần có chính sách ưu đãi cho DN sau khi tái cơ cấu: như miễn giảm thuế, ưu đãi cho các dự án mới. Khi DN thực hiện tái cấu trúc tài chính, nhiều DN cần phải giảm vốn điều lệ, do đã mất vốn trong quá trình hoạt động. Việc giảm vốn và khơng cịn lỗ lũy kế sẽ giúp DN thuận lợi trong việc phát hành trái phiếu, cổ

phiếu hoặc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khốn, nhằm tìm kiếm dịng vốn mới cho hoạt động kinh doanh. Nhưng thực tế hiện nay, việc giảm vốn điều lệ của DN rất khó. Cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể hơn đối vấn đề này, để quá trình tái cơ cấu diễn ra thuận lợi hơn.

Thứ tư, thành lập ngân hàng đầu tư hoặc VAMC phải có chức năng đầu tư, nhằm tổ chức

quản lý các khoản nợ chuyển thành cổ phần theo chuẩn mực đầu tư. Các NH Việt nam hiện nay đều là các NHTM, không hoạt động giống như một NH đầu tư, do vậy việc quản lý khoản đầu tư sẽ không đúng chức năng và không đảm bảo quản trị khoản đầu tư theo đúng yêu cầu đầu tư. Hạn chế các NHTM nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp, nhằm hạn chế mâu thuẫn trong việc NH giữ nhiều vai trò trong trong DN, vừa là chủ sở hữu, vừa cho vay, vừa xử lý nợ, dẫn đến việc giải quyết nợ xấu sẽ không chặt chẽ và không dứt điểm.

5.3. Hạn chế của đề tài

Các tình huống trong đề tài được tìm hiểu ở phạm vi hẹp, có thể chưa đại diện cho hướng xử lý chung của tất cả các TCTD.

Trong phạm vi đề tài này, tơi trình bầy một số những hiểu biết của mình về quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống NH, với mong muốn nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô trong Chương trình, các Thầy, Cơ trong Hội đồng chấm Luận văn không chỉ giới hạn trong luận văn này, mà cịn trong q trình thực tiễn xử lý nợ xấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2012), Thơng tư 227/2012/TT-BTC về hướng dẫn thành lập, tổ chức

hoạt động và quản lý cơng ty đầu tư chứng khốn.

2. Bộ Tài chính (2013), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc và Bài học cho Việt Nam”, Tài liệu hội thảo, Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức 17/12/2013.

3. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 194/2013/TT-BTCngày 17 tháng 12 năm 2013

của Bộ tài chính về tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khơng đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 quy định về nhà

đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam.

5. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về chuyển doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 42)