Những trục trặc trong việc xử lý nợ theo phương thức mua bán nợ, chuyển nợ thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 30 - 36)

CHƯƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

3.3.Những trục trặc trong việc xử lý nợ theo phương thức mua bán nợ, chuyển nợ thành

thành cổ phần tại Việt nam

Xử lý nợ thông qua thị trường mua bán nợ ở Việt Nam: Xác lập một thị trường mua bán nợ là biện pháp được nhiều quốc gia đã áp dụng thành công như đã nêu trong phần chương 2, tuy nhiên ở Việt Nam, mặc dù biện pháp này được đưa ra trong đề án nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. Hiện nay ở Việt Nam, tồn tại 3 loại hình cơng ty chuyên xử lý và mua bán nợ.

Thứ nhất, các Công ty xử lý và mua bán nợ của các NHTM (AMC): có khoảng 20 AMC trực thuộc các TCTD ở Việt Nam. Các AMC này chủ yếu làm nghiệp vụ quản lý tài sản

cần xử lý của các NH mẹ, chưa thực sự xử lý nợ như AMC của Hàn quốc hay Trung Quốc đã làm được.

Thứ hai, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), thuộc Bộ Tài chính, được thành lập năm 2003, với chức năng mua nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, xử lý nợ và tài sản khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước…. Nhưng DATC có số vốn điều lệ hạn chế, nên hoạt động lâu nay chủ yếu mua bán nợ một số NHTM trong giai đoạn 2003 - 2004.

Bảng 3-2: Hệ thống các công ty AMC, DATC, VAMC tại Việt Nam

STT Tên Công ty Chủ sở hữu

Quy mô vốn (đơn vị: tỉ đồng)

1 Agribank AMC Agribank 30

2 VietinBank AMC Vietinbank 500

3 SeABank AMC Seabank 500

4 MB AMC MB 600

5 Maritime Bank AMC Maritime Bank. 51,6

6 SHB AMC SHB 20

7 Sacombank AMC Sacombank 90

8 TECHCOMBANK AMC Techcombank 20

9 VIB AMC VIB 50

10 DATC Bộ Tài chính 2.000

11 Công ty Quản lý tài sản (VAMC) NHNN 2.000

Thứ ba là công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Nhìn chung mơ hình cơng ty VAMC của Việt Nam nhằm giải quyết nợ xấu tương đối giống với mơ hình giải quyết của Trung Quốc. Tuy nhiên, q trình giải quyết nợ xấu của Việt Nam khơng gắn bó chặt chẽ với q trình tái cơ cấu doanh nghiệp như mơ hình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, điểm khác biệt lớn là VAMC của Việt Nam không trực tiếp đứng ra xử lý các khoản nợ xấu như các AMC của Trung Quốc mà trách nhiệm chủ yếu vẫn thuộc các ngân hàng. Các

ngân hàng khi bán nợ xấu cho VAMC sẽ không nhận được khoản tiền mặt nào từ VAMC, mà thay vào đó là nhận trái phiếu do VAMC phát hành giá trị sổ sách của khoản nợ. Sau đó, các ngân hàng có thể dùng các trái phiếu này để cầm cố và vay vốn tại NHNN. Thực chất các NHTM chuyển giao nợ xấu sang VAMC chứ không phải là quan hệ mua bán do trách nhiệm thu hồi nợ xấu vẫn thuộc các NHTM. Như vậy thì cách giải quyết nợ xấu của Việt Nam thực chất là NHNN cho vay đối với NHTM nhằm trợ giúp thanh khoản cho hệ thống và thúc đẩy các NHTM tự xử lý nợ xấu. Cách làm này khiến cung tiền trong hệ thống có khả năng tăng và gây nguy cơ lạm phát cho toàn bộ nền kinh tế nếu q trình này khơng được kiểm sốt cẩn trọng. Thêm vào đó là nợ xấu không được giải quyết nhanh và dứt điểm, trái lại rủi ro vẫn tồn tại trong hệ thống.

Qua thống kê, có thể thấy hầu hết các Cơng ty mua bán và xử lý nợ đều có số vốn nhỏ hơn rất nhiều so với yêu cầu về xử lý nợ xấu, do đó khả năng sử dụng nguồn nội lực từ các công ty cho hoạt động xử lý nợ xấu là khơng hiệu quả. Ngày 31/3/2015 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Nghị định số 34 được ban hành nhằm tạo sự chủ động, trao quyền hạn phù hợp cho VAMC xử lý nợ; nâng cao minh bạch trong hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) và cho phép VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường.

Xử lý nợ thông qua chuyển nợ thành vốn cổ phần: Đối với DN Nhà nước, ngày 17 tháng 12 năm 2013, Bộ Tài chính ban hàng Thơng tư số 194/2013/TT-BTC nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các DN nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hoá nhưng thuộc diện tái cơ cấu thơng qua xử lý nợ, mục đích để có thể chuyển đổi các DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó các chủ nợ quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho DN tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên. Đối với các DN cổ phần, hiện nay phương pháp vẫn là thoả thuận giữa các bên có liên quan, tuy nhiên tỷ lệ đi đến sự đồng thuận là rất thấp. Hệ thống văn bản pháp quy hồn tồn vắng bóng trong khu vực DN này.

Vấn đề về kỹ thuật trong quá trình mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần

Hầu hết quá trình xác định giá trị DN hiện nay đều dựa vào Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Các nghị định này hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá, và hiện nay đây là căn cứ pháp lý duy nhất hiện nay để xác định giá trị doanh nghiệp. Do là Nghị định quy định các vấn đề liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước phục vụ cổ phần hố nên có nhiều bất cập. Đa phần các kết quả định giá đều có giá trị doanh nghiệp nhỏ hơn so với giá trị sổ sách, thậm chí có doanh nghiệp cịn có giá trị doanh nghiệp nhỏ hơn các khoản vay. Trong q trình định giá, khó khăn nhất là định giá các dây chuyền sản xuất. Điểm ít được thống nhất chính là việc xác định giá trị dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Công nghệ theo thời gian mà thay đổi rất nhanh, do vậy để có được một dây truyền tương đương để lấy giá tương đương là hồn tồn khơng khả thi. Chưa kể đến vấn đề chuyển giao công nghệ dẫn đến giá trị của dây truyền càng ngày càng giảm.

Hơn nữa trong quá trình hoạt động, tuỳ từng doanh nghiệp mà đưa vào chế độ khấu hao nhanh hay chậm vì vậy thường nếu là các nhà định giá chỉ thuộc lĩnh vực tài chính thì sẽ khơng đánh giá chính xác giá trị của dây chuyền sản xuất. Cần thiết trong quá trình định giá, phải có ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực. Ví vụ đối với dây truyền sản xuất giấy, thì cần có chun gia của hiệp hội giấy, đánh giá chất lượng của dây truyền và thành phẩm, có thể là chính xác hơn cả. Hoặc các nhân sự của Công ty định giá phải được cấp giấy chứng nhận có trình độ kỹ thuật trong các lĩnh vực mà họ tham gia định giá.

Vấn đề về pháp lý trong quá trình mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần

Các quy định về phân loại nợ: NH do nhiều lý do nên việc cơ cấu món nợ ở các nhóm đang có nhiều vấn đề. Các NH căn cứ thời hạn nợ quá hạn (các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày) đồng thời căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Như vậy các NH hồn tồn có thể cơ cấu các khoản nợ khơng đúng nhóm nợ tuỳ thuộc mục đích của từng NH. Hoạt động NH phần lớn dựa trên uy tín, do vậy hầu hết các NH đều có ý thức cơng bố các chỉ số sao cho đảm bảo được mức độ uy tín cao như là tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng huy động vốn và lợi nhuận…. Do vậy có những món nợ ở các nhóm nợ có nguy cơ mất vốn được cơ cấu lại ở nhóm thấp hơn.

Trong khi đó tại Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua, bán nợ của các TCTD, có quy định cụ thể giá mua, bán nợ

được xác định: “Riêng đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 theo quy định hiện hành của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, thì giá mua, bán nợ khơng được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán”. Như vậy trong trường hợp các NH đã cơ cấu vào nợ nhóm 1 thì đương nhiên giá mua bán sẽ khơng cịn là thoả thuận của bên bán và bên mua nữa. Có một sự mâu thuẫn: các NH cơ cấu nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng lại không thể bán nợ nhằm giải quyết dứt điểm nợ xấu.

Các giới hạn đầu tư theo các quy định hiện hành (Chi tiết tại phụ lục 3): Ngày 26/06/2015

Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung nghị định số 58/2012/NĐ-CP về việc hướng dẫn luật chứng khoán, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được tăng lên, đến mức 100%, tuy nhiên đối với những công ty hoạt động trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì vẫn giữ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%. Mà các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì ở Việt nam cịn tương đối nhiều, có đến hơn 350 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại trang web của Công thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Ví dụ như với các Cơng ty dược phẩm có vốn đầu tư nước ngồi thì khơng được phép nhập thành phẩm vào thị trường Việt nam. Như vậy làm cho các nhà đầu tư gặp khó khăn khi tham gia hoặc phải cần tới những giấy phép con. Mặt khác nếu với những ngành kinh doanh có điều kiện thì với tỷ lệ 49%, các nhà đầu tư nước ngồi cũng khơng mặn mà với việc đầu tư vào DN Việt nam, vì với tỷ lệ khơng chi phối thì các ý kiến của họ sẽ khơng có ảnh hưởng nhiều trong các quyết định của hội đồng quản trị. Điều này đã tạo rào cản cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm giảm nguồn vốn đáng kể từ phía nước ngồi theo hình thức đầu tư gián tiếp này. Trong khi ở các quốc gia thì tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi ln ở mức cao, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1998, Ngân hàng Trung ương Thái lan cho phép ngân hàng nước ngoài là ABN- AMRO, NH phát triển Singapore mua lại đa phần cổ phần của các ngân hàng Thái như Bank of Asia và Thai Danu Bank… Hay như ở Ấn độ tỷ lệ này là 74%, Inđonexia 75%. Còn ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Úc, Đông Âu, Tây Âu... không hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt nam 2006).

Vấn đề thơng tin bất cân xứng trong q trình mua bán nợ, chuyển nợ thành cổ phần

Khi cấp tín dụng, NH rơi vào trạng thái không nắm rõ mọi thơng tin của khách hàng, thì đến khi có nợ xấu, các DN lại ở tình trạng khơng có được thế cân bằng trong đàm phán với NH. Thơng thường trong trường hợp này, NH ln trong tình trạng ép DN nhằm thu hồi nợ càng nhanh càng tốt mà thường không quan tâm đến sự tồn tại và phát triển tiếp của DN. Nếu có một thị trường mua bán nợ, DN có thể tìm kiếm được các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia hỗ trợ DN, cũng như sẽ giúp NH nhanh chóng bán nợ, thu hồi vốn. Cơ chế tổ chức đấu giá khoản nợ chưa hình thành: nếu có cơ chế về đấu giá khoản nợ, nhiều khả năng khoản nợ sẽ được mua với giá hợp lý cho cả DN và NH. Điều này cũng tránh các vấn đề về bất cân xứng thông tin như đề cập ở trên. Ở các nước như đề cập ở phần chương 2, họ đã làm rất tốt điều này, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay đều chưa hình thành thị trường mua bán nợ cũng như cơ chế tổ chức đấu giá khoản nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại việt nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần (Trang 30 - 36)