Quan điểm của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 27 - 29)

Bảng 2.4 : Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

1.1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội một cách khoa học.

Đảng ta cho rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, cơng bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội, khơng thể có cơng bằng, tiến bộ xã hội nếu không dựa trên nền tảng tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Mỗi bước tiến của tăng trưởng kinh tế gắn với việc từng bước thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội ở từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đại hội XI của Đảng khẳng định: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả

kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thơng qua phúc lợi xã hội.

Đại hội XI của Đảng đã kế thừa, đồng thời bổ sung, phát triển nhiều chủ trương, quan điểm mới để tiếp tục thực hiện tốt hơn việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Những quan điểm mới chủ yếu là:

- Kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; phát triển hài hịa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.

- Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Tăng cường xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.

- Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; nâng cao tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào quá trình tăng trưởng trong mơ hình phát triển theo chiều sâu.

- Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế từ cơ sở, huyện, tỉnh đến Trung ương. Tăng đầu tư nhà nước đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế. Bảo đảm

cho người có bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh thuận lợi; mọi cơng dân khi có nhu cầu và khả năng đều được đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 27 - 29)