Tăng trưởng kinh tế với vấn đề lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 44 - 46)

Bảng 2.4 : Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai

2.2. QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG

2.2.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề lao động và việc làm

Trong những năm qua, sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai luôn giữ ở mức khá cao và ổn định nên vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp bước đầu cũng đạt được những thành tưu nhất định. Bình quân số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60,9% dân số của tỉnh. Điều đó cho thấy, nguồn nhân lực ở tỉnh Đồng Nai rất dồi dào.

Xác định tăng trưởng kinh tế phải hướng tới phục vụ các mục tiêu xã hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra chỉ tiêu: “Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt trên 65%. Giảm tỷ lệ lao động

khơng có việc làm ở khu vực đơ thị xuống dưới 2,6%”. Giai đoạn 2006 - 2010, số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là 440 ngàn lao động, riêng năm 2013 đã có 92.000 lao động được giải quyết việc làm.

Trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm giới thiệu việc làm đóng vai trị hết sức quan trọng. Nhiều năm qua trung tâm đã nỗ lực hết mình trong cơng tác giải quyết việc làm người lao động. Bên cạnh thường xuyên tư vấn và giới thiệu việc làm trong và ngồi nước, trung tâm cịn tổ chức những ngày hội việc làm thu hút nhiều doanh nghiệp và hàng chục ngàn người lao động tham gia. Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều Hội chợ việc làm. Nhiều năm qua, các mơ hình sản xuất kinh doanh vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm tỉnh cho thấy, hầu hết các hộ đều phát huy được hiệu quả nguồn vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đạt giá trị kinh tế.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển, ngày 21 tháng 09 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 2361/QĐ-UBND “Phê duyệt chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu tổng quát: Tập trung đào tạo lao động tay nghề cao, các ngành nghề có kỹ thuật cơng nghệ cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển khu công nghệ cao và đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh”. Trên địa bàn tỉnh dự kiến trong 05 năm (2011 - 2015) có 311.000 người được tuyển mới, trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 45.660 người, đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề) là 265.340 người, bình quân tăng hàng năm khoảng 5% số học sinh tuyển mới. Trong 05 năm (2011 - 2015), trên địa bàn tỉnh có 296.430 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề gồm: Trung cấp và cao đẳng nghề là 41.094 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 255.336 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 65% (trong đó đào tạo nghề là 50%). Tỉnh cũng đã triển khai thực hiện một số chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Về quản lý đào tạo nghề, dự kiến đến năm 2015, có 90 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: 06 trường cao đẳng nghề (01 cơ sở ngồi cơng lập), 12 trường

trung cấp nghề (06 cơ sở công lập), trung tâm dạy nghề và cơ sở khác có dạy nghề là 72 đơn vị (ngồi cơng lập 55).

Ngồi ra, chương trình đã đào tạo nghề cho 4.896 bộ đội xuất ngũ, 1.600 học sinh dân tộc thiểu số, 4.000 lao động nông thôn và hộ nghèo học nghề, 7.036 lao động nông thôn, hỗ trợ cho 150 đối tượng người khuyết tật học nghề và hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất, tái định cư, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ, đối tượng đặc xá, thanh niên vi phạm pháp luật sau cải tạo trở về địa phương.

Kết quả trên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp tăng lên; giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp từ 2.21% năm 2010 xuống còn 1,7% năm 2013, và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 89%. Đây là sự nỗ lực lớn của tỉnh, đã giải quyết cơ bản vấn đề lao động việc làm cho một tỉnh đông dân như ở tỉnh Đồng Nai; đồng thời đã đáp ứng khá tốt nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 44 - 46)