Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 46 - 48)

Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai - Năm 2013 (Trang 331)

Bảng 2.3 cho thấy chênh lệch thu nhập bình qn giữa thành thị và nơng thôn giảm khá nhanh, từ 1,4 lần năm 2010 xuống cịn 1,3 lần năm 2013. Nếu tính theo nhóm thu nhập, chênh lệch thu nhập bình qn giữa 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất, giảm từ 6,63 lần năm 2010 xuống còn 5,89 lần, năm 2013. Điều đó chứng tỏ thu nhập đã được phân chia ngày càng công bằng hơn giữa các bộ phận dân cư.

Nhằm phục vụ phân tích bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, các tổ chức quốc tế đã sử dụng hệ số GINI và tính tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp trong tổng số thu nhập của toàn dân cư. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1 và tăng cùng với sự bất bình đẳng. Với giá trị bằng 0 biểu thị sự bình đẳng tuyệt đối và với giá trị bằng 1 biểu thị bất bình đẳng tuyệt đối. Ở các nước đang phát triển thì hệ số GINI ở khoảng cách từ 0,3 đến 0,6 là phù hợp. Theo kết quả thống kê của tỉnh, Hệ số GINI năm 2008 là 0,36, năm 2013 là 0,34. Theo tiêu chuẩn này thì Đồng Nai có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng.

Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống của họ. Trước năm 2000, do thu nhập thấp nên người dân chủ yếu chi ăn, uống, còn lại là chi cho những khoản khác. Khi thu nhập khá hơn, sự chi tiêu của họ dần đi vào cân đối giữa chi ăn, uống và chi không phải ăn, uống. Hiện nay trong tổng chi tiêu bình quân một nhân khẩu một tháng, chi ăn,

Năm Chung

Khu vực Chia theo 5 nhóm thu nhập

Th.thị N.thơn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2010 1.763,3 2.169,0 1.546,7 576,4 1.021,8 1.450,5 1.941,1 3.823,3

2011 2.186,6 2.565,1 1.977,8 756,5 1.334,7 1.708,6 2.478,7 4.791,5

2012 2.576,7 2.929,6 2.172,3 895,3 1.572,3 2.124,9 2.802,7 5.474,5

uống chiếm khoảng 55% và chi không phải ăn, uống, người dân chi nhiều cho thiết bị và đồ dùng gia đình, y tế, chăm sóc sức khỏe, đi lại và bưu điện.

2.2.4. Tăng trưởng kinh tế với việc tăng cường phúc lợi xã hội

Nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai ln chú trọng đến việc chăm lo phúc lợi xã hội cho người dân trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

Về giáo dục - đào tạo: Với quan điểm coi phát triển giáo dục - đào tạo là động lực để phát triển nhanh, bền vững, trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã hết sức quan tâm tới công tác giáo dục - đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ngành giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực củng cố thành tựu xóa mù chữ; giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2010, tỉnh đã hoàn thành phổ cập bậc trung học. Cùng với việc tập trung đầu tư từ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư phát triển giáo dục. Năm 2013, tỷ lệ học sinh đi học phổ thông phân theo cấp học tương đối cao đạt 90,95%, trong đó: tiểu học 106,55%; trung học cơ sở 89,92%; trung học phổ thông 71,67%. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư, cơ bản đã xóa được tình trạng lớp học 3 ca, phịng tạm nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, Trung học cơ sở 15%, Trung học Phổ thông 20%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 46 - 48)