NHỮNG ĐẶC THÙ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 35)

Bảng 2.4 : Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai

2.1. NHỮNG ĐẶC THÙ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

CỦA TỈNH ĐỒNG NAI

2.1.1. Điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên

Đồng Nai là một tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên khá rộng là 5.862,37 km2, chiếm gần 20% diện tích của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hơn 25% diện tích Vùng Đông Nam Bộ và khoảng 1,7% diện tích cả nước. Đây là địa phương có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối gắn kết giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đơng Nam bộ với Miền Trung và Tây Nguyên

Đồng Nai có địa hình Trung du, chuyển từ Cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung đất đai của Đồng Nai tương đối bằng phẳng, nhiệt độ cao quanh năm thích hợp cho việc phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản của Đồng Nai cũng khá phong phú và đa dạng, không chỉ thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp với qui mơ lớn, mà cịn có thể phát triển nhiều vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 214 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với tiềm năng và triển vọng khác nhau thuộc 5 nhóm bao gồm: Than bùn, kim loại, không kim loại, đá quý và nước khống. Trong đó ngun vật liệu xây

dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan, keramzit) và nước ngầm là các loại khống sản có triển vọng và quan trọng nhất.

Đồng Nai hiện có một hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt rất thuận lợi cho phát triển kinh tế với các trục đường giao thông quan trọng ngang qua lãnh thổ (như quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20, Đường sắt Bắc Nam...).

Trong tương lai gần, các cơng trình mới và quan trọng cũng lần lượt được đầu tư và đi vào sử dụng (như các tuyến đường cao tốc, đường sắt Biên Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống cảng Thị Vải, Bến Đình, Sao Mai...), sẽ làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh trở nên hoàn thiện hơn, ngày càng thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh

Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thơng tương đối hồn chỉnh, được thiên nhiên ưu đãi, Đồng Nai từ lâu đã trở thành nhịp cầu giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng dân cư ở phía Nam, trở thành địa bàn hấp dẫn cư dân khắp mọi miền Tổ quốc. Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai chính là ưu thế, tiềm năng để phát triển một nền kinh tế toàn diện, bền vững, đặc biệt là công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp nhiệt đới thâm canh cao.

2.1.2. Đặc điểm kink tế - xã hội

Đồng Nai luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh từng bước được cải thiện. Theo báo cáo của Cục thống kê Đồng Nai, cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng (công nghiệp từ 57,2% năm 2010 lên 57,3% năm 2011; dịch vụ tăng từ 34,2% năm 2010 lên 36,8% năm 2013), tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm (từ 8,6% năm 2010 xuống còn 6,3% vào năm 2013). Tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần (từ 19,86% GDP năm 2010 xuống còn 16,76% năm 2013) và tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng (từ 81% GDP năm 2010 lên 83,2% năm 2013), trong đó tăng mạnh nhất là ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 39,5% lên 43,6%).

Đồng Nai hiện đang có một năng lực sản xuất cơng nghiệp đáng kể, có quy mơ đứng thứ 3 trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu), với các ngành nghề đa dạng phong phú và đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Đồng Nai đạt cao và liên tục trong những năm gần đây, bình quân trên 16%/năm trong giai đoạn 2000-2010, vượt xa so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 10% /năm). Các ngành chủ lực,

phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của ngành trong toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải kể tới là: Chế biến nông sản - thực phẩm; May mặc; Da giày; Cơ khí; Hóa chất; Vật liệu xây dựng; Điện - điện tử …. Xu hướng chung là các ngành này đã chuyển dần từ tình trạng sản xuất phân tán sang tập trung, hình thành các Khu cơng nghiệp – cụm công nghiệm, thu hút mạnh vốn đầu tư, hình thành các doanh nghiệp có qui mơ lớn, tạo điều kiện thu hút nhiều lao động, đẩy mạnh xuất khẩu…

Thành phần dân tộc cộng cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khá đông đảo. Theo số liệu thống kê, có trên 30 dân tộc sinh sống ở đây qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tính đến năm 2013, dân số tồn tỉnh Đồng Nai đạt gần 2.768,67 nghìn người, mật độ dân số đạt 468,69 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 946,61 nghìn người, dân số sống tại nông thôn khoảng 1.822,06 nghìn người. Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.687 nghìn người, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đạt 1.657,99 nghìn người, có khoảng 65% lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên, nhìn chung lực lượng lao động ở Đồng Nai có trình độ chưa cao, những lao động có tay nghề cao thường bị thu hút về Thành phố Hồ Chí Minh. Do thiếu lao động lành nghề nên Đồng Nai phải tiếp nhận nhiều lao động ở các địa phương khác, tăng gánh nặng cho ngân sách tỉnh, trong khi dân cư sở tại tỷ lệ thất nghiệp cao

Với những lợi thế về vị trí, đất đai, cơ sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản trên, Đồng Nai có khả năng rất lớn trong việc thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện có 23 khu cơng nghiệp tập trung, thu hút một lượng vốn FDI gần 10 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho gần 300.000 lao động. Đặc biệt trong năm 2007, Đồng Nai lập một kỷ lục về thu hút FDI với hơn 2,6 tỷ USD, là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, vượt qua cả TP. Hồ Chí Minh.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa, giáo dục và khoa học cơng nghệ

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các điểm du lịch có tiềm năng như: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu

Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xồi, khu di tích cấp quốc gia - núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc).

Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn tồn tỉnh có 50 trường trung học phổ thơng (với 3.838 giáo viên trong đó giáo viên đạt chuẩn trở lên là 3.834 người), 168 trường trung học cơ sở (với 7.719 giáo viên, trong đó giáo viên đạt chuẩn trở lên là 7.715 người), 300 trường tiểu học (với 9.406 giáo viên, trong đó giáo viên đạt chuẩn là 9.354 người). Nền giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối hồn chỉnh, góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong địa bàn tỉnh.

Đồng Nai cũng là tỉnh có một nền khoa học và cơng nghệ đạt trình độ tiên tiến so với trình độ chung của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước; đang từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Ba lĩnh vực mũi nhọn trong khoa học công nghệ của tỉnh là: 1. Công nghệ thông tin; 2. Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn; và 3. Đào tạo thu hút phát triển nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ. Đây là động lực chính góp phần tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

2.2. QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010 -2013

2.2.1. Một vài kết quả nổi bật của tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trên đại bàn Đồng Nai được thể hiện thơng qua những kết quả đạt được. Điều đó chứng tỏ rằng, việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển của tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Đồng Nai luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, bình quân khoảng 12.3%/năm.

Năm 2010, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh là 76.025 tỷ đồng, đến 2013 lên đến 106.074 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP của Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2012(%)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bình quân 2008 -2013

13.09 13.2 12.6 11.6 11.1 / 12.3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2013

Khu vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 459.016 tỷ đồng năm 2013. Khu vực thương mại - dịch vụ cũng đã có những bước phát triển đột phá, tập trung vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, vận tải, các dịch vụ phục vụ hoạt động của các khu cơng nghiệp, nên cũng có mức tăng trưởng cao, tổng mức giá bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 77.325 tỷ năm 2013.

Đi đôi với tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế Đồng Nai cũng chuyển dịch mạnh mẽ theo theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng trong GDP đạt cao và nhóm nơng - lâm nghiệp khá thấp so với cả nước.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai (%)

Cơ cấu kinh tế 2010 2011 2012 2013

Công nghiệp - Xây dựng 57,2 57,3 57,0 56,9

Thương mại - Dịch vụ 34,2 35,2 36,2 36,8

Nông - Lâm – Thủy sản 8,6 7,5 6,8 6,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2013 (trang 342) Bảng 2.2 cho thấy: cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tăng nhanh nhất là nhóm ngành dịch vụ, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, trong môi trường hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao.

Cơng nghiệp - xây dựng là nhóm ngành chủ lực của Đồng Nai, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đồng Nai, đảm bảo cho kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Kể từ khi thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơng nghiệp Đồng Nai bắt đầu khởi sắc, các ngành nghề ngày càng đa dạng và bứt phá. Đến nay, tồn tỉnh có 33 khu cơng nghiệp với diện tích trên 9.574 ha, trong đó diện tích đã cho th là 6.322 ha, chiếm tỷ lệ 61%

Các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh bao gồm: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước…. Trong những năm qua, các ngành này tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Công nghiệp Đồng Nai đã đưa ra thị trường trong và ngồi nước hàng loạt sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Trong đó, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định như cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm mỹ nghệ, may mặc, linh kiện điện tử. Với sự tăng trưởng nhanh về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tính đến năm 2013, ngành cơng nghiệp đã thu hút 543.862 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng mức thu nhập của người lao động. Ngoài ra, các ngành sản xuất và chế biến phát triển cịn có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thơn phát triển.

Nhóm ngành thương mại và dịch vụ ở Đồng Nai mặc dù chiếm tỷ trọng không cao, nhưng trong những năm qua đã có sự chuyển dịch mạnh, đến năm 2013 chiếm 36,8% trong cơ cấu GDP. Phát triển khá nhanh về quy mô ngành nghề, thị trường và hiệu quả hoạt động. Hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong lĩnh vực nội thương, tổng mức bản lẻ hàng hóa trên địa bàn năm 2010 là 47.174 tỷ đồng, năm 2013 là 77.325 tỷ đồng; trong đó khu vực thương nghiệp ngồi quốc doanh chiếm đến 93,26% tổng mức bán lẻ. Các trung tâm siêu thị đã và đang đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh doanh thương mại của tỉnh nhà. Trong 10 năm trở lại đây, nhiều nhà bán lẻ

hiện đại đã nhanh chóng có mặt và phát triển khá nhanh về quy mơ tại thành phố Biên Hịa và sắp tới thị trường bán lẻ ở tỉnh Đồng Nai sẽ có sức hút lớn so với nhiều tỉnh, thành khác. Cụ thể, hiện tại Đồng Nai đã đón nhận khá nhiều nhà bán lẻ có tiếng tăm như: Metro, Big C, Saigon Coop, Vinatex, Fahasa, điện máy Chợ Lớn, Phan Khang, Thế giới di động, Viễn Thông A… trải rộng ở nhiều ngành hàng: bán lẻ tổng hợp, điện máy - kỹ thuật số, may mặc, sách và văn phòng phẩm. Về sức mua và tiềm năng của thị trường bán lẻ Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hịa nói riêng, dĩ nhiên khơng thể so với các thành phố lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, song thị trường bán lẻ Đồng Nai hấp dẫn ở những điểm như: sức mua cao và trải rộng ở nhiều phân khúc thị trường, từ bình dân đến cao cấp; thu nhập bình quân đầu người khá cao…”. Tác động tích cực nhất là Đồng Nai gia tăng sản lượng các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Đến nay, sản phẩm của Đồng Nai đã đến được 80 nước trên thế giới chủ yếu là ở Châu Âu (khoảng 75%), tiếp theo là Châu Mỹ (khoảng 20%), còn lại là Châu Á, Châu Phi với gần 20 chủng loại mặt hàng khác nhau. Trong đó, cà phê, cao su, hạt điều nhân, mật ong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, linh kiện điện tử là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực….từ đó tái cấu trúc lại các ngành kinh tế. Trong hoạt động nhập khẩu mức thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu tăng nhanh. Việc gia tăng nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp cận các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới thì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp địa phương là phân bón, thuốc y tế, nguyên phụ liệu thuốc lá, nguyên phụ liệu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hóa chất cơng nghiệp. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh năm 2013 đạt 11.068 triệu USD. Các ngành vận tải, kho bãi tăng trưởng mạnh nhất, do có lợi thế gần thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm KTTĐPN và có sự phát triển của hoạt động vận tải, kho bãi tại khu vực Long Thành, Nhơn Trạch.

Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thơng tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, các loại hình vận tải chất lượng cao ra đời và phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, điểm giao dịch bưu điện được mở rộng. Về mạng lưới bưu chính, hiện

nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ. Tính đến 2013, tồn tỉnh có khoảng 3.284,14 nghìn thuê bao điện thoại, trong đó 3.026,07 nghìn thuê bao di động. Các chỉ tiêu về bưu chính đều đạt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 35)