Tăng trưởng kinh tế với việc tăng cường phúc lợi xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 48 - 98)

Bảng 2.4 : Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai

2.2. QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG

2.2.4. Tăng trưởng kinh tế với việc tăng cường phúc lợi xã hội

Nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Đồng Nai ln chú trọng đến việc chăm lo phúc lợi xã hội cho người dân trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

Về giáo dục - đào tạo: Với quan điểm coi phát triển giáo dục - đào tạo là động lực để phát triển nhanh, bền vững, trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đã hết sức quan tâm tới công tác giáo dục - đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ngành giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực củng cố thành tựu xóa mù chữ; giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2010, tỉnh đã hoàn thành phổ cập bậc trung học. Cùng với việc tập trung đầu tư từ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư phát triển giáo dục. Năm 2013, tỷ lệ học sinh đi học phổ thông phân theo cấp học tương đối cao đạt 90,95%, trong đó: tiểu học 106,55%; trung học cơ sở 89,92%; trung học phổ thông 71,67%. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư, cơ bản đã xóa được tình trạng lớp học 3 ca, phịng tạm nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, Trung học cơ sở 15%, Trung học Phổ thông 20%.

Bảng 2.4: Số lượng học sinh tỉnh Đồng Nai ĐVT: nghìn người

Năm học Tổng số học sinh Học sinh tiểu học Học sinh THCS Học sinh THPT

2010 436 211 146 79

2011 436 212 146 78

2012 441 218 146 77

Số lượng học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong những năm gần đây khơng có sự tăng lên đáng kể, đây là kết quả tích cực của cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình những năm trước mang lại. Phong trào xây dựng xã hội học tập phát triển sâu rộng nhằm huy động các tầng lớp xã hội ở địa phương tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo. “Khơng để học sinh vì nghèo mà bỏ học”, đó là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động khuyến học của Hội Khuyến học tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, Hội Khuyến học tỉnh đã phát động phong trào xây dựng Quỹ Khuyến học để cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo, đã cố gắng vươn lên trong học tập; con em các gia đình vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngồi ra, chính sách cho vay vốn đối với học sinh sinh viên thực hiện theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương chính sách quan trọng nhằm thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và chính sách an sinh xã hội giảm nghèo bền vững. Chính sách vay vốn đối với học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã giúp nhiều em có điều kiện trang trải chi phí học tập, sinh hoạt. Những năm qua từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai đã giúp hàng nghìn học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn: dư nợ đến cuối năm 2013 là 831.685 triệu đồng với 54.293 học sinh, sinh viên vay (thuộc 42.854 hộ).

Bên cạnh hệ công lập, hệ ngồi cơng lập (dân lập và tư thục) cũng có những bước phát triển mạnh để khai thác nguồn lực xã hội, chia sẻ với nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đi đôi với quy mô giáo dục mở rộng là mạng lưới hệ thống giáo dục của tỉnh có cơ sở vật chất khá đầy đủ. Bình quân mỗi năm tăng thêm 4 trường ngồi cơng lập, năm học 2012 - 2013, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở bậc mẫu giáo (từ 3 - 5 tuổi) 45%, ở bậc tiểu học 100%, trung học cơ sở 35 % và trung học phổ thông 35%.

Các chỉ tiêu về giáo dục của tỉnh tuy đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn cịn khơng ít những tồn tại, hạn chế, như: tỷ lệ nhập học các cấp hàng năm của tỉnh còn thấp (nhà trẻ 14%, mẫu giáo 82,4%, tiểu học 99,9%, trung học cơ sở 95,3%, trung học phổ thông 60,7%); tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp trung

học phổ thơng bình qn trên 85%; học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng đại học không cao (trên 20%)…., đây là trở ngại khơng nhỏ cho Đồng Nai trong q trình phát triển.

Về y tế, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phát triển nguồn nhân lực, kỹ thuật về y tế và công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ở tỉnh từng bước phát huy hiệu quả. Với quan điểm thực hiện công bằng, bình đẳng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ngành đã xây dựng được hệ thống y tế khá hoàn chỉnh từ cấp tỉnh xuống các huyện, xã, phường, thị trấn. Mạng lưới khám chữa bệnh tiếp tục được củng cố và phát triển theo hướng chuyên khoa hóa tuyến tỉnh và y tế phổ cập tuyến cơ sở. Đến nay, tỉnh đã đầu tư trên 1.200 tỷ đồng để xây dựng nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế và mua sắm trang thiết bị cho hệ thống y tế từ tỉnh xuống cơ sở để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Quy mô mạng lưới y tế của tỉnh phát triển nhanh, năm 2013, tồn tỉnh có 198 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh.; 100 xã phường có bác sĩ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; Cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được đẩy mạnh góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn được chú trọng đầu tư, từng bước tiếp cận kỹ thuật hiện đại, như: máy chụp cắt lớp (CT Scanner), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy siêu âm kỹ thuật cao 3D, 4D, máy mổ nội soi, máy chạy thận nhân tạo, máy siêu lọc máu, hệ thống mổ tán sỏi nội soi, mổ mắt Phaco….đã giúp cho việc chuẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả hơn và giảm áp lực bệnh nhân phải di chuyển về tuyến trên.

Với sự tập trung đầu tư của nhà nước và xã hội hóa trong lĩnh vực y tế đã khống chế cơ bản bệnh sốt rét, tỷ lệ mắc bệnh giảm; các bệnh lao, phong, bướu cổ, HIV/AIDS được quản lý và điều trị tốt, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng chỉ còn 10,4% (năm 2013); Tỷ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh, duy trì tỷ lệ nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân số; tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên còn 1,2% vào năm 2013 và đảm bảo cân bằng giới tính. Sức khỏe của cộng đồng được nâng lên, là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Về công tác đền ơn đáp nghĩa, dưới sự chỉ đạo của chính quyền tỉnh, Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho các gia đình chính sách. Thơng qua các hoạt động này, chính quyền tỉnh muốn nêu cao truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời góp phần giúp gia đình chính sách vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đồng Nai là địa phương có nhiều cơ sở cách mạng và chiến khu trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, như: Chiến khu Đ, Chiến khu Rừng Sát, Trung ương Cục miền Nam… Đối tượng có cơng với nước rất nhiều. Hiện nay toàn tỉnh có 48.868 đối tượng có cơng với nước.

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội đối với những người già cô đơn, người tàn tật, những người bị thiên tai, tai nạn luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương và sự hưởng ứng tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã góp phần làm giảm đi nỗi đau về thể xác và tinh thần của những người khơng may mắn trong cuộc sống; giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt hơn, thể hiện tình thân ái giữa người với người trong xã hội. Đi đôi với trợ cấp tại cộng đồng, tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 3 Trung tâm ni dưỡng đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, bình qn hàng năm nuôi dưỡng trên 380 đối tượng với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng/năm từ ngân sách nhà nước và vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tài trợ. Ngoài ra, thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên; tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao cho người khuyết tật. Những hoạt động trên đã giúp cho những người khơng may mắn có cuộc sống tương đối ổn định và hòa nhập với cộng đồng.

2.2.5. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Những năm qua, toàn Tỉnh đã vận dụng linh hoạt nhiều nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi giúp người nghèo từng bước khắc phục khó khăn trong cuộc sống, vươn lên thốt nghèo, tiến tới xây dựng kinh tế gia đình bền vững; đồng thời hạn

chế thấp nhất việc tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới. Chương trình giảm nghèo được triển khai thực hiện từ năm 1993, đến cuối năm 2013 tồn tỉnh cịn 13.725 hộ nghèo, tỷ lệ 1,9% so tổng số hộ dân, đạt 105% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo từng năm đã giảm từ 1% - 1,5%

Những thành tựu trong công tác giảm nghèo đã góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có được những thành công ban đầu, một phần quan trọng là do sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh uỷ, chỉ đạo và hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân tỉnh và của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và ngày càng hồn thiện mơ hình tổ chức, phương thức quản lý phù hợp, sát thực tiễn. Điểm mấu chốt là phương thức cho vay trực tiếp đến hộ vay, ủy thác một số nội dung cơng việc cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vôn, giải ngân và thu nợ tại xã đã tạo thuận lợi cho dân, gắn bó với dân, thực hiện cơng khai, minh bạch, có sự quản lý giám sát của chính quyền cấp xã, sự giám sát của cộng đồng đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác đối với chủ trương chính sách về tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước do Ngân hàng chính sách xã hội được giao nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn.

Chính nhờ vào sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cư thành lập, kết thành mơ hình quản lý tín dụng chính sách xã hội có hiệu quả cao, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội cùng chung sức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý xã hội.

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay hộ nghèo những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, nhanh hơn, nhiều hơn, phù hợp nhu cầu và giám sát người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích; thời gian cho vay dài hơn chủ yếu cho vay trung hạn đến 36 tháng và 60 tháng (tỷ trọng cho vay trung hạn là 86,5%), có nhiều hộ cho vay đến 30 triệu đồng/hộ; Mục đích sử dụng vốn vay bao gồm: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngành nghề, dịch vụ buôn bán nhỏ phù hợp với điều kiện của hộ vay ở từng địa phương; Tại một số địa phương đã có những mơ hình giảm nghèo từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi tại địa bàn cơ sở đạt kết quả tốt.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các thành phần kinh tế; trong những năm qua số lao động trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, đi đôi với việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội. Cùng với việc gia tăng về số lượng người là sự gia tăng về mức hưởng bảo hiểm xã hội trung bình hàng tháng. Chất lượng thụ hưởng an sinh xã hội thông qua bảo hiểm xã hội của những người đang hưởng bảo hiểm xã hội thường xuyên ở Đồng Nai ngày càng được nâng lên, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện công bằng xã hội. Số người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc ở Đồng Nai tăng đều qua các năm. Cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang, cơ nhỡ, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được các cấp, các ngành, các tổ chức quan tâm hơn.

Biểu 2.5: Tỷ trọng GDP của Đồng Nai so với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai - Năm 2013

Biểu 2.6: GDP bình quân đầu người của Đồng Nai so với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Nguồn: Niên giám Thống kê Đồng Nai - Năm 2013

Biểu 2.7: Tỷ trọng thu ngân sách của Đồng Nai so với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐẶT RA TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

2.3.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, chưa gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội

Điều này thể hiện ở chỗ, tuy là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng qui mơ nền kinh tế Đồng Nai còn khá nhỏ bé, năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mơ hình tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, các mặt năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp

Mặc dù Đồng Nai được xem là một trung tâm công nghiệp của Miền Đông Nam Bộ và trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng những ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao chưa phát triển thích đáng. Các ngành dịch vụ có chất lượng cao phát triển chậm, chưa tạo điều kiện phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Qui mô đầu tư vào khu vực dịch vụ, kể cả đầu tư trong nước và nước ngồi, giảm sút nhiều. Các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Trình độ cơng nghệ và trình độ lao động cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được u cầu của tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố.

Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp … phát triển chậm. Việc đầu tư cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội còn hạn chế và dàn trải. Chất lượng giáo dục - đào tạo có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 48 - 98)