Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 39 - 46)

Cơ cấu kinh tế 2010 2011 2012 2013

Công nghiệp - Xây dựng 57,2 57,3 57,0 56,9

Thương mại - Dịch vụ 34,2 35,2 36,2 36,8

Nông - Lâm – Thủy sản 8,6 7,5 6,8 6,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2013 (trang 342) Bảng 2.2 cho thấy: cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tăng nhanh nhất là nhóm ngành dịch vụ, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, trong môi trường hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao.

Công nghiệp - xây dựng là nhóm ngành chủ lực của Đồng Nai, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đồng Nai, đảm bảo cho kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Kể từ khi thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơng nghiệp Đồng Nai bắt đầu khởi sắc, các ngành nghề ngày càng đa dạng và bứt phá. Đến nay, tồn tỉnh có 33 khu cơng nghiệp với diện tích trên 9.574 ha, trong đó diện tích đã cho thuê là 6.322 ha, chiếm tỷ lệ 61%

Các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh bao gồm: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước…. Trong những năm qua, các ngành này tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Công nghiệp Đồng Nai đã đưa ra thị trường trong và ngồi nước hàng loạt sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Trong đó, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định như cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm mỹ nghệ, may mặc, linh kiện điện tử. Với sự tăng trưởng nhanh về giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tính đến năm 2013, ngành cơng nghiệp đã thu hút 543.862 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng mức thu nhập của người lao động. Ngoài ra, các ngành sản xuất và chế biến phát triển cịn có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển.

Nhóm ngành thương mại và dịch vụ ở Đồng Nai mặc dù chiếm tỷ trọng khơng cao, nhưng trong những năm qua đã có sự chuyển dịch mạnh, đến năm 2013 chiếm 36,8% trong cơ cấu GDP. Phát triển khá nhanh về quy mô ngành nghề, thị trường và hiệu quả hoạt động. Hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trong lĩnh vực nội thương, tổng mức bản lẻ hàng hóa trên địa bàn năm 2010 là 47.174 tỷ đồng, năm 2013 là 77.325 tỷ đồng; trong đó khu vực thương nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến 93,26% tổng mức bán lẻ. Các trung tâm siêu thị đã và đang đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh doanh thương mại của tỉnh nhà. Trong 10 năm trở lại đây, nhiều nhà bán lẻ

hiện đại đã nhanh chóng có mặt và phát triển khá nhanh về quy mô tại thành phố Biên Hòa và sắp tới thị trường bán lẻ ở tỉnh Đồng Nai sẽ có sức hút lớn so với nhiều tỉnh, thành khác. Cụ thể, hiện tại Đồng Nai đã đón nhận khá nhiều nhà bán lẻ có tiếng tăm như: Metro, Big C, Saigon Coop, Vinatex, Fahasa, điện máy Chợ Lớn, Phan Khang, Thế giới di động, Viễn Thông A… trải rộng ở nhiều ngành hàng: bán lẻ tổng hợp, điện máy - kỹ thuật số, may mặc, sách và văn phòng phẩm. Về sức mua và tiềm năng của thị trường bán lẻ Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hịa nói riêng, dĩ nhiên không thể so với các thành phố lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, song thị trường bán lẻ Đồng Nai hấp dẫn ở những điểm như: sức mua cao và trải rộng ở nhiều phân khúc thị trường, từ bình dân đến cao cấp; thu nhập bình qn đầu người khá cao…”. Tác động tích cực nhất là Đồng Nai gia tăng sản lượng các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Đến nay, sản phẩm của Đồng Nai đã đến được 80 nước trên thế giới chủ yếu là ở Châu Âu (khoảng 75%), tiếp theo là Châu Mỹ (khoảng 20%), còn lại là Châu Á, Châu Phi với gần 20 chủng loại mặt hàng khác nhau. Trong đó, cà phê, cao su, hạt điều nhân, mật ong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, linh kiện điện tử là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực….từ đó tái cấu trúc lại các ngành kinh tế. Trong hoạt động nhập khẩu mức thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu giảm, hàng nhập khẩu tăng nhanh. Việc gia tăng nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp cận các công nghệ mới, tiên tiến trên thế giới thì mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp địa phương là phân bón, thuốc y tế, nguyên phụ liệu thuốc lá, nguyên phụ liệu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hóa chất cơng nghiệp. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn toàn tỉnh năm 2013 đạt 11.068 triệu USD. Các ngành vận tải, kho bãi tăng trưởng mạnh nhất, do có lợi thế gần thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm KTTĐPN và có sự phát triển của hoạt động vận tải, kho bãi tại khu vực Long Thành, Nhơn Trạch.

Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thơng tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng hiện đại, các loại hình vận tải chất lượng cao ra đời và phát huy hiệu quả; mạng lưới viễn thông, điểm giao dịch bưu điện được mở rộng. Về mạng lưới bưu chính, hiện

nay 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ. Tính đến 2013, tồn tỉnh có khoảng 3.284,14 nghìn thuê bao điện thoại, trong đó 3.026,07 nghìn th bao di động. Các chỉ tiêu về bưu chính đều đạt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính cơng ích. Về quản lý internet, tần số và phát thanh - truyền hình: ước tính đến cuối năm 2013, tồn tỉnh có trên 190,89 nghìn th bao internet. Định hướng phát triển cơng nghệ thơng tin, hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với cơng dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn, dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch….không ngừng phát triển. Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới như: kinh doanh bất động sản, kho vận, thông tin, truyền thơng phát triển khá tốt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Hoạt động du lịch phát triển với quy mơ ngày càng lớn, đa dạng về hình thức hoạt động, có nhiều kiến trúc và tiềm năng du lịch cao đã huy động xã hội hóa đầu tư các khu du lịch. Đến nay, đã đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án: khu du lịch Câu lạc bộ xanh, điểm du lịch Vườn bưởi Tân Triều, Khu du lịch Thác Giang Điền, khu du lịch sinh thái Vườn Xoài; Suối Mơ - (Định Quán); đang triển khai các dự án khu du lịch sinh thái Sơn Tiên, một số khu du lịch tại địa bàn huyện Nhơn Trạch, Khu du lịch sinh thái Sơn Tiên - (Long Thành) đang xây dựng; Khu du lịch sinh thái Cao Minh - (Vĩnh Cửu); Quần thể du lịch Trung tâm thành phố Biên Hịa bao gồm: Đình Tân Lân, Văn Miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Thành cổ Biên Hịa, khu vui chơi quanh bờ sơng Đồng Nai, chợ đêm công viên Biên Hùng, Bảo tàng Đồng Nai, cơng viên chiến thắng Long Bình, Trung tâm thương mại Big C, Khu cơng nghiệp xanh Biên Hịa II, chợ Biên Hòa, chùa Đại Giác, thư viện Biên Hòa, Trung tâm phức hợp thể thao và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai nhiều nhà đầu tư đã quan tâm đăng ký đầu tư dự án du lịch trên địa bàn huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có nhiều tiến bộ, nhiều tour du lịch mẫu được hình thành; các doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh

bước đầu đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Gần đây, Đồng Nai đã bắt đầu chú trọng đến du lịch và khai thác khả năng tiềm tàng của nó.

Nhóm ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản mặc dù có tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu GDP, song nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới và tích cực phịng trừ sâu bệnh nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu năm sau tăng so với năm trước. Đồng Nai là địa phương có quy mơ chăn ni lớn trong cả nước, năm 2013, đàn trâu, bị trên 67 nghìn con, lợn 1.337,71 nghìn con, gia cầm 12,62 triệu con, góp phần tăng tỷ trọng chăn ni trong cơ cấu nông nghiệp. Diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh là 57.989 ha, diện tích rừng trồng mới là 114 ha. Hiện rừng Nam Cát Tiên của Đồng Nai được thế giới công nhận là khu sinh quyển thiên nhiên thế giới.

Song song với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 30% năm 2010 xuống cịn 26,8% năm 2012, lao động phi nơng nghiệp tăng từ 70% năm 2010 lên 73,2% năm 2012. Tỷ lệ dân số đô thị trong cơ cấu dân số tăng từ 34% năm 2010 lên 34,2% năm 2013.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng hàng năm, giai đoạn đoạn 2006 - 2010 là 121 ngàn tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn vốn: năm 2013, vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm 24,3%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 26,7%, vốn khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 48,96%. Việc huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đã có tác động đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế; đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) gia tăng hàng năm. năm 2010 đạt 29,6 triệu đồng tương đương 1.629 USD, năm 2013 đạt 35,1 triệu đồng. Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hàng năm đều đảm bảo, việc điều hành chi ngân sách địa phương có nhiều tiến bộ cho thấy tỉnh Đồng Nai có cơ cấu chi tiêu hợp lý. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 35.692 tỷ đồng, tăng bình qn 11,6%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Tỉnh

đã thực hiện tốt công tác phân cấp trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước và quan tâm thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực hải quan, thuế đạt kết quả tích cực. Điều đó cho thấy cán cân thu – chi đảm bảo, làm trịn nghĩa vụ ngân sách đối với chính phủ.

Do cam kết lộ trình mở cửa các ngành, lĩnh vực nên thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Đồng Nai tăng mạnh, lũy kế đến nay, Đồng Nai đã thu hút trên 1.085 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 20.433 triệu USD. Cơ cấu thu hút đầu tư cũng theo đúng định hướng: ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ trên 80% vốn đăng ký, công nghiệp kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ trên 5%, còn lại là các dự án công nghiệp phụ trợ, sản xuất chi tiêu máy móc thiết bị, một số dự án thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp.. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều dự án có quy mơ vốn đầu tư lớn, giảm dần các dự án có tính chất gia cơng sử dụng nhiều lao động. Một số dự án công nghệ cao đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh mở ra hướng mới trong thu hút đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực. Về thu hút đầu tư trong nước, từ thời điểm có quy định cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước (năm 2007) đến cuối năm 2010 có 196 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký đầu tư với tổng vốn trên 103 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,8 tỷ USD). Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, đầu tư xây dựng khu dân cư, nhà ở, cảng, nhà máy điện…

2.2.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề lao động và việc làm

Trong những năm qua, sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai luôn giữ ở mức khá cao và ổn định nên vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp bước đầu cũng đạt được những thành tưu nhất định. Bình quân số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60,9% dân số của tỉnh. Điều đó cho thấy, nguồn nhân lực ở tỉnh Đồng Nai rất dồi dào.

Xác định tăng trưởng kinh tế phải hướng tới phục vụ các mục tiêu xã hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra chỉ tiêu: “Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1,5% theo chuẩn nghèo hiện hành của tỉnh. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt trên 65%. Giảm tỷ lệ lao động

khơng có việc làm ở khu vực đô thị xuống dưới 2,6%”. Giai đoạn 2006 - 2010, số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh là 440 ngàn lao động, riêng năm 2013 đã có 92.000 lao động được giải quyết việc làm.

Trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, Trung tâm giới thiệu việc làm đóng vai trị hết sức quan trọng. Nhiều năm qua trung tâm đã nỗ lực hết mình trong cơng tác giải quyết việc làm người lao động. Bên cạnh thường xuyên tư vấn và giới thiệu việc làm trong và ngồi nước, trung tâm cịn tổ chức những ngày hội việc làm thu hút nhiều doanh nghiệp và hàng chục ngàn người lao động tham gia. Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều Hội chợ việc làm. Nhiều năm qua, các mơ hình sản xuất kinh doanh vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm tỉnh cho thấy, hầu hết các hộ đều phát huy được hiệu quả nguồn vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, đạt giá trị kinh tế.

Để đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển, ngày 21 tháng 09 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 2361/QĐ-UBND “Phê duyệt chương trình tổng thể đào tạo phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu tổng quát: Tập trung đào tạo lao động tay nghề cao, các ngành nghề có kỹ thuật cơng nghệ cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển khu công nghệ cao và đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh”. Trên địa bàn tỉnh dự kiến trong 05 năm (2011 - 2015) có 311.000 người được tuyển mới, trong đó trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 45.660 người, đào tạo nghề ngắn hạn (sơ cấp nghề) là 265.340 người, bình quân tăng hàng năm khoảng 5% số học sinh tuyển mới. Trong 05 năm (2011 - 2015), trên địa bàn tỉnh có 296.430 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề gồm: Trung cấp và cao đẳng nghề là 41.094 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 255.336 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 là 65% (trong đó đào tạo nghề là 50%). Tỉnh cũng đã triển khai thực hiện một số chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Về quản lý đào tạo nghề, dự kiến đến năm 2015, có 90 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: 06 trường cao đẳng nghề (01 cơ sở ngồi cơng lập), 12 trường

trung cấp nghề (06 cơ sở công lập), trung tâm dạy nghề và cơ sở khác có dạy nghề là 72 đơn vị (ngồi cơng lập 55).

Ngồi ra, chương trình đã đào tạo nghề cho 4.896 bộ đội xuất ngũ, 1.600 học sinh dân tộc thiểu số, 4.000 lao động nông thôn và hộ nghèo học nghề, 7.036 lao động nông thôn, hỗ trợ cho 150 đối tượng người khuyết tật học nghề và hỗ trợ đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên địa bàn tỉnh đồng nai giai đoạn 2015 2025 (Trang 39 - 46)