Giải pháp về Phản ứng với rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 74 - 79)

7. Kết cấu đề tài

3.2 Các giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm sốt nội bộ theo hƣớng quản trị rủ

3.2.5 Giải pháp về Phản ứng với rủi ro

3.2.5.1 Nâng cao chất lƣợng gạo, cải tiến kỹ thuật canh tác, nghiên cứu tìm ra các giống lúa tốt để nâng cao giá gạo xuất khẩu

Thực hiện:

- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, trong đó nơng dân đứng dƣới dạng là thành viên công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hƣởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

- Doanh nghiệp cung cấp phƣơng tiện, vật tƣ sản xuất, bảo quản sau thu hoạch…khi đó nơng dân sản xuất lúa đúng kỹ thuật và yêu cầu của doanh nghiệp. Một khi đã thực hiện đúng khâu này, doanh nghiệp sẽ chủ động đƣợc nguồn hàng, gạo đạt chất lƣợng theo u cầu của đối tác, cịn nơng dân giảm chi phí đầu tƣ sản xuất, khơng bị thƣơng lái ép giá khi thu hoạch rộ.

- Để nâng cao phẩm chất và giảm thất thoát trong khâu canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch, trƣớc hết các nhà máy chế biến lúa gạo nên lắp đặt thêm máy sấy để chất lƣợng gạo đƣợc nâng lên nhờ khâu sấy lúa. Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ đƣợc chất lƣợng sản phẩm trong thời gian dự trữ.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu liên kết các đơn vị nghiên cứu khoa học nhƣ Viện/Trƣờng (Viện lúa ĐBSCL, Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Cần Thơ...) để ứng dụng nhanh các giải pháp khoa học cơng nghệ trong chọn tạo giống nhằm tìm ra giống lúa cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là

rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ơn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu tồn cầu.

- Ngoài ra, cần quản lý dƣ lƣợng hóa chất để có thể xuất khẩu sang các thị trƣờng cao cấp nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc và những thị trƣờng khi TPP (Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lƣợc Xuyên Thái Bình Dƣơng) có hiệu lực giúp mở ra nhƣ Mỹ, Mexico, kể cả các nƣớc thuộc khu vực Nam Mỹ cũng là điều rất quan trọng. Việc thả nổi sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật càng làm cho hạt gạo Việt kém tính cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh cung vẫn đang vƣợt cầu nhƣ trên thị trƣờng gạo thế giới hiện nay.

[Xem Sơ đồ 7 ở Phụ lục 5]

3.2.5.2 Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trƣờng, quảng cáo tiếp thị, xây dựng thƣơng hiệu gạo, xúc tiến thƣơng mại

Trong thời gian qua xuất khẩu của Việt Nam chỉ chú trọng đến thị trƣờng giá thấp. Sự phụ thuộc vào các thị trƣờng truyền thống khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam ln có mức giá thấp và chƣa có vai trị điều tiết thị trƣờng. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tìm kiếm thị trƣờng mới cho ngành gạo bằng việc quảng bá thƣơng hiệu gạo Việt từ đó nâng cao đƣợc giá trị hạt gạo, giúp tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, và giúp nhà nƣớc định hƣớng, quy hoạch trong việc đầu tƣ và triển khai các giống lúa ở các vùng tập trung phù hợp với điều kiện sản xuất lúa xuất khẩu.

Thực hiện:

- Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam cần phối hợp với các địa phƣơng và các doanh nghiệp cần tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng định vị trí, uy tín và sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới. Cụ thể, cần tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam, tổ chức các chƣơng trình đón các doanh nghiệp nhập khẩu của nƣớc ngoài vào Việt Nam trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và nhập khẩu gạo Việt Nam.

- Doanh nghiệp thăm dị sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong nƣớc và nƣớc ngồi, thơng qua đó thành lập nhiều thƣơng hiệu đặc sản trong nƣớc: Nàng Nhen, thơm Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine…tiếp theo đó trở thành thƣơng hiệu quốc tế. Đồng thời phải có những chiến lƣợc quảng bá sản phẩm thơng qua các khâu đóng gói, mẩu mã của bao bì, khâu thu hoạch.

xây dựng thƣơng hiệu gạo Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập. Việc xây dựng thƣơng hiệu, tên thƣơng hiệu, định vị thƣơng hiệu, logo cũng nhƣ hình thức, kiểu chữ, màu sắc thƣơng hiệu phải gắn liền với đặc trƣng của gạo Việt Nam và con ngƣời Việt Nam cũng nhƣ tính độc quyền thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Ngồi ra, cơng tác truyền thơng cũng góp phần quảng bá thƣơng hiệu gạo Việt Nam trên trƣờng quốc tế..

- Giá gạo thị trƣờng thế giới biến động từng giờ, từng ngày, do đó doanh nghiệp khơng ngừng cập nhật thơng tin thị trƣờng để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc marketing và định vị thƣơng hiệu cho gạo Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Hỗ trợ về nguồn giống tốt, kỹ thuật từ các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nơng dân, đồng thời có sự hỗ trợ từ phía nhà nƣớc từ đó nơng dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng phục vụ cho việc xây dựng thƣơng hiệu Gạo Việt.

[Xem Sơ đồ 8 ở Phụ lục 5]

3.2.5.3 Áp dụng chiết khấu bộ chứng từ trong việc thanh toán xuất khẩu

Thực hiện:

Việc thanh toán xuất nhập khẩu bằng hình thức L/C có độ đảm bảo rủi ro cao, tuy nhiên chi phí áp dụng hình thức thanh tồn này cũng khá tốn kém. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL thƣờng chọn các hình thức thanh toán D/P hoặc D/A (với thời gian trả chậm từ 180-210 ngày) để có thể dễ dàng đàm phán và ký kết đƣợc hợp đồng với khách hàng. Điều này lại ảnh hƣởng đến rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đảm bảo thanh tốn. Để có thể cân bằng đƣợc 2 yếu tố này, các doanh nghiệp nên áp dụng thêm việc chiết khấu bộ chứng từ trong việc thanh toán để vừa đảm bảo cho việc thanh tốn, vừa có thể tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng. (Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: là một hình thức cấp tín dụng thơng qua việc ứng trƣớc một khoản tiền cho nhà xuất khẩu để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất).

3.2.5.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu

Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nguồn thu chủ yếu là ngoại tệ và tập trung ở các doanh nghiệp nhà nƣớc. Nguồn ngoại tệ không những ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cịn ảnh hƣởng đến chính sách điều hành tỷ giá của Nhà nƣớc. Bộ phận phân tích, quản trị rủi ro của doanh nghiệp

cần có những dự báo về xu hƣớng biến động của tỷ giá càng chính xác càng tốt giúp cho các doanh nghiệp vận dụng các giao dịch hối đoái phái sinh một cách hiệu quả.

Thực hiện:

- Phối hợp với ngân hàng để đƣợc tƣ vấn doanh nghiệp hiện đang nắm giữ ngoại tệ hoặc sắp có nguồn ngoại tệ trong việc lựa chọn sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh nào là có lợi nhất cho doanh nghiệp khi có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Ngoài ra doanh nghiệp tìm hiểu những ƣu nhƣợc điểm của từng loại giao dịch và những yêu cầu khi sử dụng loại giao dịch đó để có cơ sở lựa chọn.

- Với những nguồn thông tin trên doanh nghiệp dựa trên các thông tin diễn biến thị trƣờng tiền tệ trên thế giới, dự báo xu hƣớng các đồng tiền mạnh, lãi suất để bổ sung cho thông tin cần thiết để thực hiện giao dịch phòng ngừa.

- Cần cân đối nguồn vốn để quản lý có hiệu quả ngoại tệ hiện có bằng các hình thức: gởi tiết kiệm, bán kỳ hạn ngoại tệ, quyền chọn. Giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ (sử dụng cơng cụ hốn đổi) và giảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trƣờng tiền tệ.

- Phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay ngoại tệ bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tƣơng lai, các hợp đồng hoán đổi chéo giữa các đồng tiền để phòng ngừa biến động tỷ giá và lãi suất. Vì lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay bằng tiền đồng giảm đƣợc chi phí trong bối cảnh giá hàng hóa nguyên liệu đầu vào cho sản xuất có chiều hƣớng gia tăng. Nhƣng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn cho doanh nghiệp là sự biến động tỷ giá sau khi vay, do đó doanh nghiệp phải cân nhắc, tính tốn thiệt hơn ở từng thời điểm để đƣa ra quyết định vay tiền đồng hay ngoại tệ (USD), nhằm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2.5.5 Hoàn thiện hệ thống thu mua, chế biến, kho dự trữ gạo tại các nơi có nguồn nguyên liệu lớn

Thực hiện:

- Doanh nghiệp tổ chức lại lực lƣợng hàng xáo và xem họ là cầu nối không thể thiếu giữa nơng dân với doanh nghiệp, có vai trò trung gian trong khâu kiểm phẩm, xử lý độ ẩm, xay xát, vận chuyển, bốc xếp, thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ lúa của nông dân, nhất là ở vùng sâu, ở những nơi ngƣời trồng lúa

không thể tiếp cận các kho của doanh nghệp. Bên cạnh đó cần có sự ủng hộ của Ủy Ban Nhân dân các tỉnh và chỉ đạo Sở Công Thƣơng phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lại lực lƣợng hàng xáo và lực lƣợng nhà máy, đồng thời doanh nghiệp sẽ thỏa thuận và hƣớng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo.

- Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho doanh nghiệp, sẽ đặt ra một số quy định lực lƣợng này cần tuân theo nhƣ:

+ Lực lƣợng hàng xáo phải nộp danh sách mua lúa cho doanh nghiệp ghi rõ đã mua ở hộ nào, xã nào, số lƣợng bao nhiêu, để khi cần sẽ đột xuất kiểm tra xem mua có đúng giá khơng, có ép giá nơng dân?

+ Nếu hàng xáo, nhà máy nào làm tốt, cuối vụ sẽ có hình thức khen thƣởng. - Để tránh bị thua thiệt, trƣớc khi đặt bút ký hợp đồng, doanh nghiệp phải có ít nhất 70 – 80% chân hàng trong kho. Khi nắm trong tay phân nửa số hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chủ động đàm phán giá. Đến thời điểm giao hàng, giá gạo có biến động thì mức độ rủi ro, thua thiệt sẽ giảm đáng kể.

[Xem Sơ đồ 9 ở Phụ lục 5]

3.2.5.6 Chủ động, tích cực tham gia thực hiện, xây dựng cánh đồng mẫu lớn

Cánh đồng mẫu lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa ngƣời nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mơ ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lƣợng nơng sản hàng hóa tập trung, chất lƣợng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.

Thực hiện:

- Doanh nghiệp là ngƣời cung ứng vật tƣ đầu vào cho nông dân: cung ứng vật tƣ cho nông dân với lãi suất 0% suốt vụ sản xuất, sau khi thu hoạch, nông dân mới phải trả tiền vật tƣ cho doanh nghiệp cung ứng.

- Doanh nghiệp là ngƣời chỉ đạo sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật sản xuất cho nông dân: Các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng với nơng dân đều có đội ngũ cán bộ kỹ thuật của mình. Đội ngũ này sẽ trực tiếp xuống đồng ruộng để hỗ trợ, hƣớng dẫn và giúp đỡ nông dân về mặt kỹ thuật một cách kịp thời. Do đó, vừa nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của ngƣời nơng dân, vừa nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng.

- Doanh nghiệp là ngƣời tiêu thụ sản phẩm cho nông dân: doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo giá thị trƣờng, nếu có điều kiện doanh nghiệp cịn có thể cung ứng dịch vụ thu hoạch, bảo quản, lƣu trữ sản phẩm miễn phí cho nơng dân với hệ thống kho bãi, lị sấy…, giúp nơng dân giảm thất thoát sau thu hoạch.

[Xem Sơ đồ 10 ở Phụ lục 5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro cho quy trình xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)