Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết thời điểm thị trường tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên thị trường tài chính Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014. Dữ liệu nghiên cứu được chúng tôi thu thập và tổng hợp từ các bản báo cáo tài chính của các cơng ty và dữ liệu được sắp xếp thành dữ liệu bảng (panel data). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các cơng ty phi tài chính có chứng khốn niêm yết trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX, các cơng ty tài chính được loại bỏ khỏi mẫu bởi vì cấu trúc vốn của nó được điều chỉnh bởi quy định và các yếu tố của thông tin tài chính của họ cũng có những đặc điểm khác nhau (Leary & Roberts, 2010; Serrasqueiro & Rogão, 2009; Vasiliou & Daskalakis, 2009). Để giảm tác động của bên ngồi, chúng tơi loại bỏ các công ty có thâm hụt tài chính hoặc phát hành nợ, vốn cổ phần lớn hơn 200% giá trị sổ sách của tài sản theo Lemmon và Zender (2004). Để kiểm tra yếu việc phát hành cổ phần và phát hành nợ trong khi thâm hụt tài chính, chúng tơi loại bỏ từ dữ liệu của chúng tôi những quan sát cho các công ty phát hành cổ phiếu trong năm đầu ra công chúng của họ. Theo kết quả nghiên cứu của D-H Chen (2012) việc loại bỏ những cơng ty IPO thì gần giống như trước khi không loại bỏ các dữ liệu IPO và kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Frank và Goyal (2003). Dữ liệu sau khi loại bỏ như yêu cầu của nghiên cứu cịn lại 145 cơng ty niêm yết trước 2007, 99 công ty ở sàn HOSE và 96 công ty sàn HNX. Tạo thành một bảng dữ liệu cân đối từ 2007-2014 với 8 năm nghiên cứu.

Để xem xét mơ hình trên phương diện ngành, chúng tơi cũng phân loại ngành cho các công ty ngành theo tiêu chuẩn của Hệ thống phân ngành Bắc Mỹ năm 2007 (NAICS 2007) mà vietstock.vn đang sử dụng với nguyên tắc phân ngành dựa trên yếu tố cơ cấu doanh thu. Vì lĩnh vực tạo ra doanh thu lớn nhất thông thường cũng

nhưng phần lớn lĩnh vực hoạt động này vẫn khiến doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều nguồn lực để tham gia vào. Cách phân loại này có những cơ sở khoa học rõ ràng và phù hợp với những cách phân loại ngành trên thế giới hiện nay cũng như phù hợp với Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007 (VSIC 2007) của Việt Nam. Cụ thể, hệ thống phân ngành này gồm 6 cấp trong đó phân ngành cấp 1 gồm 20 ngành. Trong nghiên cứu chúng tôi gộp chung thương mại bán sỉ và lẻ chung lại một ngành là thương mại. Để xem xét rõ hơn các ngành tôi cũng tiến hành phân ngành cấp 2 đối với ngành sản xuất để xem tác động khác nhau giữa các ngành này.

Bảng 3.1: Phân ngành cấp 1 theo NAICS 2007 các doanh nghiệp Việt Nam

Mã Ngành Nhóm Ngành Số lượng CKNY

100 Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp 3

200 Khai khoáng 4

300 Tiện ích cộng đồng 5

400 Xây dựng và bất động sản 24

500 Sản xuất 73

600 Thương mại ( Bán sỉ và bán lẻ) 18

800 Vận tải và kho bãi 11

900 Công nghệ - truyền thơng 4

1000 Tài chính và bảo hiểm 0

1100 Thuê và cho thuê 0

1200 Dịch vụ chuyên môn – khoa học – kỹ thuật 2

1300 Dịch vụ quản trị doanh nghiệp 0

1400 Dịch vụ hỡ trợ ( hành chính, du lịch, an ninh, kiểm định…) và dịch vụ xử lý, tái chế rác thải

0

1500 Giáo dục và đào tạo 0

1600 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe 0

1700 Nghệ thuật và dịch vụ giải trí 0

1800 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1

1900 Hành chính cơng 0

2000 Dịch vụ khác 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết thời điểm thị trường tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 37)