tại công ty TNHH MTV Marubeni Việt Nam
3.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng giấy tái chế
Dựa vào dự báo phát triển ngành giấy và tiềm năng tăng trưởng cho sản phẩm giấy tái chế nhập về thị trường Việt Nam
Theo nhiều chuyên gia nhận định thì thị trường giấy Việt Nam cịn nhiều tiềm năng tăng trưởng và đặc biệt là ngành giấy tiêu dùng khi nên kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, dân số và thu nhập bình quân trên đầu người tăng. Dựa vào số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy Việt Nam (VPP) nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam đã tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực cụ thể nhu cầu tiêu thụ giấy của người Việt Nam trung bình trong năm 2013 đạt 32 kg giấy/năm, trong khi tiêu thụ bình quân của châu Á là 50,7kg/người/năm, của thế giới là 70kg/người/năm và 320kg/ người/ năm của Mỹ.
Riêng trong năm 2013, tổng lượng giấy tiêu dùng của Việt Nam đạt hơn 3 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2012. Ngồi ra, có đến hơn 70% nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành giấy là giấy tái chế nhưng tại nguồn giấy này trong nước chỉ cung cấp được khoảng hơn 25% nhu cầu do vậy thị trường giấy tái chế nhập khẩu còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Dựa vào bài học kinh nghiệm từ thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của công ty Toyota Việt Nam
- Xây dựng mối quan hệ chiến lược với một số nhà cung cấp chính để có được lợi thế về giá cho nguyên liệu đầu vào
- Đeo đuổi chủ trương tìm kiếm nhà cung cấp bên ngồi có khả năng cạnh tranh tầm cỡ trên những tiêu chí : chất lượng, giá cả, phân phối và công nghệ.
- Đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và thể hiện những mong muốn của mình với từng nhà cung cấp trên chính sách thu mua hàng năm.
- Sử dụng thông tin trực tiếp kết nối nhà cung cấp với nhu cầu khách hàng và áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị kênh phân phối, quản trị dịch vụ khách hàng và quản trị hàng tồn kho.
- Giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho, thực hiện sản xuất theo nguyên tắc JIT. Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả phân tích thực trạng chuỗi cung ứng giấy tái chế hiện tại trong chương 2
- Thời gian trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như quá trình điều phối đơn hàng chưa tốt.
- Các hoạt động cơ bản phục vụ cho kinh doanh như lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, phân phối, thu hồi… vẫn còn những yếu điểm làm cho hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng giấy tái chế vẫn chưa cao.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn, khách hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tốc độ và độ chính xác của các thơng tin phản hồi về những vấn đề liên quan đến đơn hàng của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng giấy tái chế
Dựa vào căn cứ để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng thì trong thời gian sắp tới Marubeni Việt Nam định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng theo giai đoạn
- Giai đoạn 1: Đánh giá lại chuỗi cung ứng giấy tái chế hiện tại và đề ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa những hoạt động, loại bỏ những lãng phí.
- Giai đoạn 2: Kiểm định, đánh giá hiệu quả của những giải pháp đồng thời xem xét những kết quả dự kiến khi áp dụng những giải pháp này.
- Giai đoạn 3: Áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý những công việc lặp lại tránh sai sót vì khối lượng cơng việc nhiều đồng thời đẩy nhanh q trình thơng tin đến các khâu liên quan khi hệ thống đã vào khuôn khổ
- Giai đoạn cuối: Triển khai áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng giấy tái chế trong tồn hệ thống cơng ty
Theo xu hướng phát triển hiện tại, cạnh tranh đã mở rộng ra phạm vi giữa các chuỗi cung ứng mà mỗi doanh nghiệp là một mắc xích và hoạt động của doanh nghiệp sẽ liên đới ảnh hưởng tới tồn chuỗi do vậy cần có định hướng tồn cầu.