Kiểm định LR về sự phù hợp trong các áp đặt cấu trúc mơ hình SVAR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố chính quyết định lạm phát, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 2005 2014 (Trang 58 - 64)

hầu hết các nghiên cứu trước đây về lạm phát của Việt Nam khơng tìm thấy mối quan hệ tức thời nào giữa lạm phát và lãi suất thị trường.

Sau đó, bài nghiên cứu sẽ tiến hành thực hiện kiểm định về sự phù hợp trong định dạng của mơ hình SVAR (hay cịn gọi là sự phù hợp trong cách áp đặt cấu trúc của mơ hình SVAR) thơng qua kiểm vượt quá định dạng LR. Bảng 11 trình bày kết quả kiểm định LR test về sự phù hợp trong việc áp đặt cấu trúc của mơ hình.

Bảng 4.11: Kiểm định LR về sự phù hợp trong các áp đặt cấu trúc mơ hình SVAR SVAR

Log likelihood 83.54035 LR test for over-identification:

Chi-square(1) 4.660220 Probability 0.0309

Ghi chú: Giả thiết H0: Áp đặt cấu trúc trong mơ hình SVAR q nhiều các hệ số (mơ hình áp đặt khơng phù hợp).

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Kết quả kiểm định LR test cho thấy, với mức ý nghĩa 10%, bác bỏ giả thiết H0 (p – value = 0.0309). Điều này cho thấy, mơ hình cấu trúc khơng áp đặt quá mức các hệ số, hay nói cách khác, mơ hình cấu trúc được áp đặt là hồn tồn phù hợp.

4.3.4.2. Phân tích hàm phản ứng đẩy IRF của các cú sốc cấu trúc

Sau khi xem xét về tác động tức thời của các biến số đến lạm phát, tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện phân tích về các kết quả từ hàm phản ứng đẩy

IRF và phân rã phương sai trong mơ hình SVAR để xem xét phản ứng của lạm phát trong điều kiện xảy ra một cú sốc cấu trúc cũng như mức độ tác động của các cú sốc cấu trúc trong sự biến động của lạm phát.

Hình 4.2 dưới đây trình bày kết quả của hàm phản ứng đẩy về phản ứng của lạm phát trước các cú sốc từ các nhân tố tác động trong giai đoạn nghiên cứu (từ quý 3 năm 2005 đến quý 4 năm 2014).

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of INF to DOIL

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of INF to INF

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of INF to GAP

-.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of INF to DFD -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Response of INF to DINT

Response to Structural One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.2: Kết quả hàm phản ứng đẩy của lạm phát phản ứng lại đối với các cú

sốc tác động trong mơ hình SVAR

Ghi chú: Các cú sốc từ 1 đến 5 lần lượt đại diện cho cú sốc cấu trúc với các ký hiệu tương ứng như sau: OIL là giá xăng dầu trong nước (đại diện bởi giá xăng A92), INF: Lạm phát trong nước (đại diện bởi chỉ số giảm phát CPI), GAP: Lỗ hổng sản

lượng, FD là thâm hụt ngân sách Chính phủ và INT là lãi suất qua qua đêm trên thị trường liên ngân hàng.

Kết quả phân tích về phản ứng đẩy của lạm phát trước các cú sốc trong mơ hình SVAR cho thấy: lạm phát có xu hướng phản ứng mạnh mẽ trước cú sốc về sản lượng và thâm hụt ngân sách; còn đối với các cú sốc về giá xăng dầu và cú sốc lãi suất, lạm phát có xu hướng phản ứng khá yếu. Đối với các cú sốc sản lượng, lạm phát phản ứng âm trước khi tăng lên ở một thời kỳ dài còn với các cú sốc thâm hụt ngân sách làm gia tăng lạm phát. Trong khi đó, các cú sốc lãi suất dường như làm giảm lạm phát, còn các cú sốc giá xăng dầu thì tác động đến lạm phát một cách không thực sự rõ ràng. Cụ thể:

- Đối với cú sốc giá xăng dầu: Lạm phát dường như không bị ảnh hưởng nhiều

bởi sự thay đổi giá xăng dầu (đại diện ở đây là giá bán lẻ xăng A92). Khi có một cú sốc giá xăng dầu 1 độ lệch chuẩn, lạm phát tăng 0,2 điểm phần trăm ở quý tiếp theo, trước khi giảm và đạt giá trị âm thấp nhất (-0,5 điểm phần trăm) tại quý thứ 2. Sau đó, lạm phát trở lại mức cân bằng và biến động tăng nhỏ trong 1 thời kỳ dài 4 quý trước khi hồn tồn trở lại vị trí cân bằng ở quý thứ 8. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hoa Nguyễn và Dũng Trần (2013) khi các tác giả cũng nhận thấy lạm phát cũng phản ứng khá yếu trước các cú sốc giá dầu. Tuy nhiên, trong khi các tác giả thấy rằng giá dầu hồn tồn có tác động dương đến lạm phát thì kết quả nghiên cứu lại cho thấy, sau khoảng 3 quý, lạm phát mới có phản ứng dương với giá dầu. Điều này có thể được giải thích là do cịn có ảnh hưởng của tỷ giá và các loại thuế (trong thành phần của giá xăng A92) có tác động đến lạm phát ở Việt Nam.

- Đối với cú sốc sản lượng GAP (Shock 3): Lạm phát phản ứng có độ trễ đối

với cú sốc sản lượng. Khi cú sốc sản lượng xảy ra, lạm phát bắt đầu phản ứng giảm từ vị trí cân bằng ở quý thứ 1 cho đến giá trị âm thấp nhất là -0.6 điểm phần trăm ở quý thứ 2. Bắt đầu từ quý 3, các cú sốc sản lượng làm gia tăng lạm phát với độ lớn và sự dai dẳng kéo dài, phản ứng của lạm phát đạt đỉnh ở quý thứ 4 với giá trị tăng 0.6 điểm phần trăm. Đến quý thứ 6, lạm phát giảm nhẹ ở dưới mức cân bằng trong gần 3 q và sau đó sẽ trở về vị trí cân bằng. Kết quả này cũng có nhiều khác biệt so với bài nghiên cứu của Hoa Nguyễn và Dũng Trần (2013). Trong bài nghiên cứu

của hai tác giả, lỗ hổng sản lượng cơng nghiệp có rất ít tác động (đều là tác động dương) đến lạm phát. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, lạm phát có phản ứng khá lớn với lỗ hổng sản lượng và phản ứng này sẽ kéo dài trong khoảng 8 kỳ để trở về trạng thái cân bằng. Khác biệt này cũng có thể hiểu là do cách tính lỗ hổng sản lượng khác nhau trong 2 bài nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, lỗ hổng sản lượng được tính từ giá trị GDP thực đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ, trong khi ở bài nghiên cứu của Hoa Nguyễn và Dũng Trần (2013), các tác giả tính lỗ hổng sản lượng thông qua giá trị sản xuất công nghiệp.

- Đối với cú sốc thâm hụt ngân sách DFD (Shock 4): Phản ứng của lạm phát trước cú sốc thâm hụt ngân sách có xu hướng dương trong độ trễ sau đó 1 kỳ và kéo dài cho tới kỳ thứ 5. Các cú sốc thâm hụt ngân sách sẽ tác động tới lạm phát mạnh nhất sau kỳ thứ 2 với mức độ tác động khoảng gần 0,9 phần trăm điểm. Điều này có thể được giải thích là do trong khoảng thời gian này, sự gia tăng thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ buộc chính phủ thực các biện pháp bù đắp bằng cách vay mượn hay phát hành tiền... Tất cả các cách này đểu sẽ dẫn đến gia tăng lượng tiền trong lưu thông lớn hơn số lượng tiền cần thiết và sẽ dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên, từ kỳ thứ 6 trở đi cho đến kỳ thứ 9, mức thâm hụt lại có tác động âm đến lạm phát. Điều này cho thấy, khi có sự gia tăng trong lạm phát, chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn việc chi tiêu ngân sách và điều chỉnh các mục tiêu ngân sách trong các thời kỳ tới nhằm đạt tới mức cân bằng ngân sách đã đề ra trước đó. Sau kỳ thứ 9, lạm phát trở về trạng thái cân bằng và có xu hướng biến động cùng chiều với thâm hụt ngân sách nhưng mức độ tác động nhỏ hơn. Đây là một điểm mới trong bài nghiên cứu này khi trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, các tác giả khơng đưa biến thâm hụt ngân sách chính phủ vào để xem xét tác động của nó đến lạm phát.

- Đối với cú sốc lãi suất DINT (Shock 5): Cú sốc gia tăng trong lãi suất sẽ làm tăng lạm phát trong một thời khoảng 5 quý, sau đó mới làm giảm lạm phát. Theo đúng lý thuyết kinh tế, một sự gia tăng trong lãi suất sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế, một số bài nghiên cứu tìm ra kết quả nghiên cứu

trái ngược với kết quả trong nghiên cứu của Hoa Nguyễn và Dũng Trần (2013). Trong bài nghiên cứu của hai tác giả này, họ đã thấy rằng lạm phát cũng có phản ứng âm và khá yếu trước tác động của lãi suất. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu lại cho thấy một số sự khác biệt. Điều này một phần được giải thích là do biến số đại diện cho chính sách tiền tệ ở trong hai bài nghiên cứu là khác nhau: Bài nghiên cứu của hai tác giả Hoa Nguyễn và Dũng Trần (2013) chọn lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đại diện cho tác động của chính sách tiền tệ, trong khi bài nghiên cứu này chọn lãi suất liên ngân hàng qua đêm để đại diện cho tác động của chính sách tiền tệ. Sự khác biệt này cho thấy truyền dẫn từ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đến lãi suất trên thị trường bán lẻ là khơng hồn tồn.

Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu này, bài nghiên cứu cũng nhận thấy có một câu đố giá (price puzzle) đối với phản ứng của lạm phát đến lãi suất ở Việt Nam. Theo Marek Rusnak, Tomas Havranek, Roman Horvath (2011), hiện tượng câu đố giá xảy ra do 4 nguyên nhân: bỏ sót biến, dấu hiệu nhận diện sai, dấu hiệu hạn chế “sign restriction” và kênh chi phí. Hiện tượng này ở Việt Nam có thể giải thích thơng qua kênh chi phí. Ở Việt Nam, việc huy động vốn chủ yếu thông qua ngân hàng, lãi suất là công cụ quan trọng để thực hiện thắt chặt tiền tệ. Vì thế, khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất và các ngân hàng thương mại cũng lập tức tăng theo. Khi các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động thì lãi suất đầu ra khó mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Nếu doanh nghiệp chuyển hết phần chi phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà tăng thêm. Điều này đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao trong ngắn hạn.

4.3.4.3. Phân tích phân rã phương sai

Trong phần này, bài nghiên cứu sẽ thực hiện những phân tích về phân rã phương sai. Việc phân tích phân rã phương sai được sử dụng để dự báo vai trò của các cú sốc cấu trúc đối với biến lạm phát. Tương tự phân tích hàm phản ứng đẩy,

phân rã phương sai dựa vào cấu trúc ma trận A và B như đã nêu trên. Kết quả được thể hiện dưới dạng bảng (bảng 4.12) và dạng hình (hình 4.3) như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố chính quyết định lạm phát, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam giai đoạn 2005 2014 (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)