Các nhân tố ảnh hưởng tới giá trịthương hiệu Nam Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần thép nam kim (Trang 31 - 36)

Thương hiệu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, kết quả của sự tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp hình thành nên tài sản vơ hình và có giá trị

của doanh nghiệp. Để thấy được vị trí hay chỗ đứng của thương hiệu bằng cách biết được giá trị của thương hiệu mang lại, do đó khơng thể thiếu những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng như thế nào tới lộ trình phát triển mà giá trị thương hiệu mang lại cho cơng ty. Do đó các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của thương hiệu Nam Kim bao gồm: [1]

2.2.1 Kinh tế:

Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sẽ là nhân tố tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế tồn cầu. Điều này cũng có nghĩa là sự biến động tăng trưởng hay suy thối của nền kinh tế tồn cầu sẽ tác động trực tiếp đến sự ổn định kinh tế quốc gia. Điển hình trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu giai đoạn năm 2008 và năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động nặng nề và trải qua những thách thức lớn như thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, khủng hoảng tín dụng, sự suy giảm của thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản đóng băng và nhiều vấn đề kinh tế khác. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giai đoạn cuối năm 2009, nền kinh tế thế giới phần nào đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và dần khôi phục, đồng thời Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sớm thốt khỏi cuộc khủng hoảng tồn cầu và có sự phục hồi kinh tế nhanh sau khủng hoảng. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển tồn ngành nói chung và ngành cơng nghiệp thép nói riêng. Việc Chính phủ đề ra hàng loạt các chính sách điều chỉnh hỗ trợ nền kinh tế như gói giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng mà chính phủ đã và đang thực hiện cùng với việc phê duyệt đầu tư 35 nghìn tỷ đồng vào xây dựng nhà ở xã hội năm 2009 - 2010, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ như hạ lãi suất suất cho vay, giãn nợ… đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến tiến độ triển khai các cơng trình xây dựng cơ bản, xây dựng nhà máy sản xuất…tác động trực tiếp đến sự phục hồi của thị trường thép.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt Nam thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ thép trở nên lớn hơn, tuy nhiên dịng vốn FDI đổ vào ngành thép khơng ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho các doanh nghiệp ngành thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Hoạt động ngành thép đòi hỏi lượng vốn lớn nên phụ thuộc vào lãi suất, lãi suất giảm sẽ làm cho chi phí doanh nghiệp thấp do đó làm tăng lợi nhuận. Khoảng 60% phôi cho hoạt động ngành thép phải nhập từ nước ngồi.

Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế vĩ mơ tăng trưởng ổn định sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nam Kim. Ngược lại khi nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tồn ngành nói chung và của Cơng ty nói riêng.Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam

2.2.2 Chính trị

Việt Nam ln được đánh giá là nước có hệ thống chính trị ổn định, an ninh tốt do đó các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khơng chịu bất kì rủi ro nào liên quan tới tình hình an ninh hay chính trị, đây là một lợi thế lớn cho công ty Nam Kim khi hoạt động.

Chính sách bảo hộ ngành thép vừa được Việt nam đưa vào áp dụng và thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho công ty Nam Kim trong quá trình cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài

Luật doanh nghiệp tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành cơng nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng

Do phải nhập phơi thép từ nước ngoài nên các doanh nghiệp đang nhập phế liệu thép về tái chế nhằm tiết kiệm chi phí và tăng cường tính chủ động trong kinh doanh. Nhưng điều này ảnh hưởng tới nguy cơ bị ơ nhiễm do đó chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách hạn chế nhập phế liệu này

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các Văn bản dưới luật liên quan. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, hồn thiện nên việc thay đổi, điều chỉnh sẽ ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của tồn ngành nói chung và của Cơng ty nói riêng

2.2.3 Xã hội

Qua các số liệu thống kê cho thấy Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, thường tập trung ở những thành phố lớn, nơi có nhiều cơng trình đơ thị , nhà ở, doanh nghiệp chọn nơi đầu tư vì mang lại lợi nhuận cao hơn so với những vùng khác. Kinh tế tăng trưởng kéo theo xã hội có những bước phát triển nhất định như giảm thất nghiệp, nhu cầu vật chất và tinh thần tăng dẫn tới người tiêu dùng sẽ yêu cầu cao hơn trong chất lượng của sản phẩm. Tốc độ tăng trưởng nhanh do đó nhu cầu về nhà ở rất lớn nhất là ở các thành phố lớn, tốc độ đơ thị hóa cao, nhiều khu cơng nghiệp mọc lên đo đó tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng đã kéo theo sự tăng trưởng trong nhu cầu về sản phẩm thép của Nam Kim.

2.2.4 Công nghệ

Hầu hết công nghệ dây chuyền sản xuất, chế tạo sản phẩm được công ty đầu tư là các thế hệ công nghệ tiến tiến của thế giới và khu vực.Việc sử dụng thiết bị tự động hóa trong sản xuất đã làm cho sản phẩm của cơng ty có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên vật liệu, sử dụng ít lao động, tiết kiệm chi phí nhân cơng, giảm tỷ lệ sai hỏng và lỗi trong quá trình sản xuất.

Theo số liệu thống kê Việt Nam có gần 30% doanh nghiệp ngành thép đang sử dụng công nghệ lạc hậu, hơn 40% sử dụng cơng nghệ ở mức trung bình. Phần cịn lại đã và đang áp dụng cơng nghệ sản xuất thép tiến tiến và hiện đại.Tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được các doanh nghiệp ngành thép quan tâm giúp cho việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ít hao tốn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí nhân cơng thừa

Với hệ thống thiết bị máy móc đã được đầu tư kỹ lưỡng, Công ty tiếp tục tổ chức sản xuất các sản phẩm thế mạnh như tôn mạ kẽm, mạ màu chủ động chi phối thị trường hiện tại trên cơ sở sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp đồng thời phát triển sản phẩm tiềm năng, sản phẩm mong đợi như các sản phẩm thép cán nguội, tôn dày mạ kẽm, ống thép… theo sự nghiên cứu và sản xuất của các nước có ngành thép phát triển mạnh trên thế giới. Nam Kim dự kiến sản xuất trực tiếp các sản phẩm này trong thời gian tới sau khi nhập đầy đủ máy móc dây truyền hiện đại để đảm bảo chất lượng tương đương hàng chính phẩm của trị trường quốc tế.Khơng ngừng tìm kiếm lựa chọn các nhà cung cấp đầu vào trên thế giới để có sản phẩm hoàn hảo về chất lượng và phù hợp về giá cả. Ngồi ra, Cơng ty có kế hoạch mở rộng phạm vi địa bàn cung cấp, củng cố bổ sung danh mục sản phẩm để có thể bám sát nhu cầu khách hàng hơn. Đồng thời, Nam Kim cũng tham gia các hội chợ thương mại công nghiệp để quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Cơng ty trước cơng chúng với mục tiêu trở thành nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm về tơn mạ chun nghiệp, ln duy trì vững chắc địa vị, uy tín của Cơng ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần thép nam kim (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)