Thuận lợi và thách thức với thương hiệu Nam Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần thép nam kim (Trang 36 - 38)

2.3.1 Thuận lợi

Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam: tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2011 đạt

5,89%, 2012 đạt 5,03%, năm 2013 đạt 5,4%. (Theo

vi.wikipedia.org./wiki/kinh_te_Viet_Nam). Sự tăng trưởng này kéo theo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép của Nam Kim. Nói cách khác, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển thì nhu cầu về xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, nhà xưởng, cầu đường là rất lớn, đã kéo theo sự tăng trưởng trong nhu cầu về sản phẩm thép của Nam Kim.

Ngoài ra, việc gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành thép trong nước nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gay gắt. Như vậy để đứng vững được trên thị trường, Nam Kim đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, song song với việc giảm thiểu chi phí tạo lợi thế cạnh tranh. Để tạo ra thế chủ động trong sản xuất, Cơng ty ln linh hoạt trong việc tính tốn, lựa chọn thời điểm nhập khẩu, dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong mối tương quan với nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như diễn biến của thị trường thép thế giới.

Về mặt thị trường trong nước và quốc tế có sự biến động mạnh nhưng Ban lãnh đạo đã có những hướng đi đúng đắn cho tồn bộ hệ thống cơng ty. Khi xác định rõ là trong nước nguồn cung đã vượt quá cầu, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài trong nước, Cơng ty đã tiến hành dự báo và phân tích nghiên cứu thực tế nguồn cung của thị trường thế giới như: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Singapore và tiến hành tái xuất khẩu một lượng thép cuộn, thép tấm trước khi chính sách mới của nhà nước được ban hành và có hiệu lực, thị trường thép có những dấu hiệu tụt dốc về nhu cầu sản phẩm. Do vậy, Công ty vẫn thu về được mức lợi nhuận kỳ vọng.

2.3.2 Thách thức

Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn đến hiện tượng khan hiếm lượng ngoại tệ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, trong khi khoảng 70% nguồn nguyên liệu đầu vào của Nam Kim là từ nguồn nhập khẩu, nên Công ty luôn phải thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ với tỷ giá cao, làm tăng chi phí của nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, dịng vốn FDI đổ vào ngành thép không ngừng gia tăng, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cùng ngành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng cũng là nguy cơ về khủng hoảng thừa có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn tới, điều này ảnh hưởng trực tiếp đối với việc hoạch định chiến lược phát triển của Công ty.

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng đã trải qua các giai đoạn khó khăn nhất định bởi tác động chung của nền kinh tế vĩ mơ như lạm phát tăng, lãi suất tín dụng cho vay tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Giá nguyên liệu cơ bản, quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên liệu, chi phí đầu vào khác tăng cao hơn năm trước nên việc dự báo kế hoạch kinh doanh cũng như việc giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm cịn gặp khó khăn.

Một số sản phẩm thép theo lộ trình qui định WTO sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi và bảo hộcao về thuế nhập khẩu sẽ khiến thị trường thép cạnh tranh khốc liệt hơn.

Do đặc thù của ngành công nghiệp thép là ngành sử dụng nhiều lao động, có sức khỏe, có trình độ chun mơn cao. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Công ty luôn biến động, thiếu hụt do sự thu hút lao động từ doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp. Đây cũng là vấn đề khó khăn của Cơng ty khi đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu công ty cổ phần thép nam kim (Trang 36 - 38)