Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38)

5. Cấu trúc đề tài

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.1: Tình hình kinh tế TP Hồ Chí Minh qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tốc độ tăng trưởng GPD (%) 9,2 9,3 9,6

2.Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp 1,2 1,0 1,0

Công nghiệp –Xây dựng 45,3 40,6 39,4

Dịch vụ 53,3 58,4 59,6

3.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (tỷ đồng)

539.741 606.978,9 655.365,5

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Thơng qua một số chỉ tiêu trên có thể thấy, mặc dù tình hình kinh tế của cả nước và thành phố nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt năm 2014 kinh tế có dấu hiệu hồi phục khá rõ: sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ bất động sản và dư nợ tín dụng đều tăng cao hơn năm 2013 (tín dụng tăng khoảng 8,9% so với năm trước). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực công nghiệp – xây dựng, tăng tỷ trọng trong khu vực dịch vụ. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, doanh thu thương mại chiếm phần lớn nhất và có mức tăng cao nhất 13,9%; tiếp theo lần lượt là doanh thu nhà hàng khách sạn chiếm 10,4%; doanh thu dịch vụ chiếm 6,4% và doanh thu các đơn vị du lịch chiếm 2,8%.

Về mặt xã hội, TP.HCM là thành phố đông dân nhất trên cả nước. Hiện nay thành phố có 24 quận, huyện với 322 xã, phường, thị trấn. Tính đến 01/04/2014, số dân tại thành phố đạt 7,955 triệu người (theo “Dân số Việt Nam đạt 90,4 triệu người, thành

phố Hồ Chí Minh có 7,95 triệu dân”, báo điện tử Tuổi trẻ Online). Với số dân đông

đúc và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, đây được xem như là thị trường tiềm năng để phát triển các dich vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là thì trường thẻ.

2.2 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại các NHTM trên tồn quốc và tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam

Trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thẻ thanh tốn nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đang được tập trung phát triển bởi lẽ đây được xem như là công cụ hữu hiệu để ngân hàng tiếp cận tốt hơn với khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng và phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

Thị trường thẻ trở nên nhộn nhịp hơn với sự tham gia mạnh mẽ từ khối ngân hàng nhà nước và khối ngân hàng nước ngoài. Các sản phẩm về thẻ thanh toán ngày càng đa dạng về loại hình như đa dạng về hạn mức tín dụng, các loại phí, thời gian miễn lãi; kết hợp phát hành thẻ với các đơn vị kinh doanh khác; cùng với các hình thức khuyến mãi và cơ cấu giải thưởng đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

Bảng 2.2: Số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam (2013 – 2014) STT Số lượng thẻ đã phát

hành(Triệu thẻ) Năm 2013 Năm 2014

1 Thẻ phân theo phạm vi

- Thẻ nội địa 59,87 71,61

- Thẻ quốc tế 6,34 8,78

2 Thẻ phân theo nguồn tài chính

- Thẻ ghi nợ 61,11 73,59

- Thẻ trả trước 2,67 3,51

3 Tổng cộng 66,21 80,39

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

Trong năm 2014, nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng vẫn phát triển ổn định. Đến cuối năm 2014, tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế đạt khoảng 80,39 triệu thẻ, tăng trưởng 21% so với năm 2013. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực thẻ thanh toán hiện nay vẫn đang phát triển, ngày càng trở nên quan trọng và không chỉ dừng ở đó nó cịn là hoạt động kích thích tiêu dùng của xã hội, dần dần thay thế thói quen sử dụng tiền mặt qua đó ổn định và kiểm sốt thị trường tiền tệ.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các loại thẻ phân chia theo nguồn lực tài chính (Năm 2013 -2014)

92.30 % 3.67%4.03% Năm 2013 Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước 91.54 % 4.09%4.37% Năm 2014 Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước

Theo Biểu đồ 2.1, có thể thấy năm 2014 số lượng thẻ ghi nợ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất 91,54%; tăng 20% so với năm 2013 (cụ thể tăng 12,48 triệu thẻ). Số lượng thẻ tín dụng và thẻ trả trước vẫn cịn chiếm tỷ lệ thấp nhưng có sự tăng nhẹ so với năm 2013, thẻ tín dụng tăng từ 3,67% lên 4,09% và thẻ trả trước tăng từ 4,03% lên 4,37%. Số lượng thẻ tín dụng năm 2014 tăng 0,86 triệu thẻ, gấp 1,35 lần so với năm 2013. Số lượng thẻ trả trước cũng tăng 0,84 triệu thẻ.

Bảng 2.3: Số liệu giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC tại Việt Nam(Năm 2013 – 2014)

Năm Thiết bị Số lượng

thiết bị Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Quý IV/ 2013 ATM 15.265 155.806.032 272.496 POS/EFTPOS/EDC 129.653 7.037.907 35.977 Quý IV/ 2014 ATM 16.018 159.164.477 322.220 POS/EFTPOS/EDC 172.036 9.957.320 42.600

Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN

Về cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng giao dịch thanh toán thẻ, năm 2014 các ngân hàng thành viên đã lắp đặt được 16.018 máy ATM và 172.036 thiết bị POS/EFTPOS/EDC, tăng lần lượt 4,9% và 32,7% so với năm 2013. Số lượng giao dịch được thực hiện qua hệ thống máy POS/EFTPOS/EDC cũng tăng 41,5% so với năm 2013. Qua đó có thể thấy có sự tăng mạnh về số địa điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ, và nhu cầu thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng tăng mạnh trong dân cư. Các ngân hàng cũng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, phát triển các hình thức thanh tốn hiện đại, gia tăng tính năng cho sản phẩm thẻ (chủ yếu là thẻ nội địa).

Bảng 2.4: Thị phần thẻ tín dụng (Năm 2013 – 2014) Năm 2013 Năm 2014 Số lượng thẻ phát hành (%) Visa 45 47 Master 28 28 Khác 27 25

Khối lượng thẻ hoạt động (%)

Visa 66 65

Master 26 26

Khác 8 9

Nguồn: Báo cáo phân tích về thị trường thẻ của Lafferty

Sự đa dạng về các sản phẩm thẻ tín dụng, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi có ý định sử dụng thẻ để thanh toán như các thương hiệu quốc tế American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay… đều đã có mặt tại Việt Nam. Các tổ chức này liên kết với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam để phát hành thẻ, như vậy khách hàng có thể tiến hành thanh tốn bằng thẻ tín dụng tại tất cả các cửa hàng có sử dụng hệ thống này. Các loại thẻ đồng thương hiệu (co-branded card) liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp bán lẻ, hàng không, trường học, câu lạc bộ… cũng được ngân hàng tập trung khai thác.

Từ bảng 2.4 có thể thấy, trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế thì thẻ Visa chiếm thị phần lớn nhất cả về số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ đang hoạt động. Tiếp theo là thẻ Master, các loại thẻ khác chiếm thị phần khá nhỏ. Từ đó cho thấy rằng khách hàng tin tưởng và ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng từ những tổ chức thẻ quốc tế lớn, nổi tiếng và có hệ thống chấp nhận thẻ trải rộng khắp nơi.

Đối với thẻ tín dụng, khách hàng thường ưu tiên cho các loại thẻ có thời hạn miễn lãi dài, phí thường niên, lãi trả chậm, phí giao dịch ngoại tệ thấp cùng với yếu tố hỗ trợ dịch vụ của ngân hàng kịp thời và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, với sự tham gia của nhiều ngân hàng vào thị trường thẻ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này này càng gay gắt, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu số lượng phát hành thẻ với các chương trình khuyến mãi đi kèm. Số lượng thẻ gia tăng nhưng đồng thời cũng gia tăng số lượng “thẻ rác” – tức là khách hàng chỉ mở thêm thẻ nhưng không sử dụng thường xuyên hoặc là vứt bỏ các thẻ này. Điều này gây ra sự lãng phí cho tổ chức phát hành và gia tăng nguy cơ nợ xấu. Đồng thời một số ngân hàng cịn chưa thực sự quan tâm đến tính bảo mật và an tồn của thẻ tín dụng, khi xảy ra thất thốt, ngân hàng phát hành khơng chỉ thiệt hại về mặt tài chính mà cịn thiệt hại về hình ảnh thương hiệu của ngân hàng mình.

2.2.2 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại các NHTM trên địa bàm thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về thẻ thanh toán và số lượng máy ATM, POS/ EFTPOS/

EDC tại TP Hồ Chí Minh (Năm 2013 - 2014)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Số lượng thẻ thanh toán (triệu thẻ) 8,26 9,01

Số lượng máy ATM 3290 3450

Số lượng máy POS/EFTPOS/EDC 25.100 32.200

Nguồn: Ngân hàng nhà nước- chi nhánh TP Hồ Chí Minh

Theo NHNN, năm 2014 các NHTM trên địa bàn TP.HCM đã phát hành hơn 9 triệu thẻ tăng 9% và mạng lưới ATM cũng tăng 4,7% so với cuối năm 2013. Mạng lưới máy POS cũng được mở rộng, doanh thu của NHTM từ dịch vụ thanh toán bằng thẻ

qua hệ thống máy POS rất ổn định và tăng nhanh. Năm 2014, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ và số lượng máy POS tại TP.HCM đều tăng trưởng lần lượt là 21% và 28% so với năm 2013.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thẻ thanh toán (phân chia theo phạm vi) ở TP Hồ Chí Minh năm

2014

Nguồn: Thống kê Ngân hàng nhà nước

Tỷ trọng thẻ nội địa của các ngân hàng trong nước chiếm 82,8% trong tổng số lượng thẻ đang hoạt động ở TP.HCM. Điều này cho thấy dù có sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức thẻ quốc tế nhưng thị phần trong thị trường thẻ của các ngân hàng trong nước vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, mặc dù vẫn còn khoảng 70% số thẻ ngân hàng được sử dụng để rút tiền mặt nhưng các năm qua tỷ lệ này mỗi năm đều giảm khoảng 5%. Năm 2014 tổng số lượng thẻ rút tiền mặt đã giảm 5,2% so với năm 2013. Các giao dịch không dùng tiền mặt đã chiếm khoảng 30% tổng số lượng giao

82.80% 17.20%

Năm 2014

dịch. Theo thống kê, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động năm 2014 cũng tăng 78,2% so với năm 2013. Từ đó có thể thấy xu hướng sử dụng thẻ để chuyển khoản, thanh toán của khách hàng đang tăng dần.

Tại TP.Hồ Chí Minh, tỷ lệ thẻ tín dụng trong tổng số thẻ ngân hàng được phát hành vẫn còn rất thấp, thẻ ghi nợ vẫn là loại thẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất, tuy nhiên số lượng thẻ tín dụng đang gia tăng đều và ổn định qua các năm.

Tuy nhiên, việc phát triển thị trường thẻ tín dụng cũng gặp phải một số khó khăn. Thứ nhất, là thói quen thanh tốn bằng tiền mặt của người dân, thứ hai là các điểm chấp nhận thẻ vẫn cịn ít. Ngồi ra, việc cân bằng giữa chi phí tài chính và các tiện lợi, ưu đãi của thẻ tín dụng cũng là vấn đề các chủ thẻ lo lắng.

Bảng 2.4: So sánh lãi suất, chi phí cơ bản thẻ tín dụng của 11 ngân hàng Ngân hàng Phí Ngân hàng Phí thường niên (nghìn đồng/năm) Lãi suất (%/tháng) Phí trả chậm (% /trên số tiền thanh tốn tối thiểu) Phí rút tiền mặt (%/tổng giao dịch) Phí GD ngoại tệ (%/tổng giao dịch) Vietcombank 200 - 800 1,5 3% 4% 2% - 2,5% BIDV 200 - 400 1,37 – 1,5 3% (>=50) 4% 2,1% Vietinbank 75 -1.000 1,5 3 – 6% (>=99) 4% 2% VIB 200 - 400 2 3% (>=50) 4% 2,5% Sacombank 300 - 1.000 2,15 6% (>=80) 4% 2,6 – 2,9% ACB 300-500 2,15 3,95%(>=50) 4% 3,7% Techcombank 300-500 2,58 6% (>=150) 4% 3,49% Eximbank 300-400 1,5 3% (>=50) 4% 2,7%

HSBC 350 - 1.200 2,16 – 2,6 4% (80 – 630) 4% 2,5% - 4% ANZ 350 – 1.150 2,65 4% (>=200) 4% 3 – 3,5% Citibank 880 – 1.650 2,15 3% ( 300 – 2.000) 3% 4%

Nguồn: Website của các ngân hàng

Từ Bảng 2.4 cho thấy, trung bình phí thường niên của khối ngân hàng nước ngoài cao hơn khối ngân hàng trong nước. Trong khối các ngân hàng trong nước thì nhóm các ngân hàng chiếm thị phần thẻ tín dụng lớn gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV có mức phí thường niên thấp hơn nhóm các ngân hàng cịn lại (phí thường niên thấp nhất là thẻ chuẩn Cremium Visa của Vietinbank: 75.000 đồng/năm).

Việc thu phí chuyển đổi ngoại tệ của các ngân hàng là khá cao, thấp nhất là 2% (Vietcombank, Vietinbank), cao nhất là 4% (HSBC, Citibank). Tất cả các ngân hàng đều thu phí chuyển đổi ngoại tệ (khi thanh toán thẻ bằng ngoại tệ sẽ bị thu thêm phí chuyền đổi từ VNĐ sang ngoại tệ cần thanh tốn).

Lãi suất cho vay của thẻ tín dụng cũng cao hơn lãi suất cho vay tiêu dùng thông thường, trong khi lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần thì lãi suất cho vay qua thẻ vẫn cịn rất cao (khoảng từ 1,5% đến 2,65%/tháng). Ngồi ra cịn nhiều các khoản phí phải trả như phí thay đổi hạn mức tín dụng, phí vượt mức tín dụng, phí thay đổi hình thức bảo đảm, phí địi bồi hồn, phí thơng báo thẻ thất lạc, phí in bản sao kê… khiến cho chi phí sử dụng thẻ tín dụng tăng cao hơn nhiều so với các loại thẻ khác.

Việc chứng minh thu nhập để mở thẻ tín dụng (như sao kê bảng lương, chứng minh thu nhập khác, hộ khẩu, hóa đơn điện nước…) cũng là phiền phức về thủ tục đối với nhiều người.

Mặc dù phí thường niên, lãi suất thẻ tín dụng, phí trả chậm, phí giao dịch chuyển đổi ngoại tệ của nhóm ngân hàng nước ngoài trung bình đều cao hơn so với

biểu phí của nhóm ngân hàng trong nước nhưng thẻ tín dụng của các ngân hàng nước ngồi vẫn chiếm thị phần nhất định trong thị trường thẻ bởi vì các ưu đãi đi kèm với dịch vụ thẻ tín dụng tại nhóm ngân hàng này. Ngân hàng HSBC là một trong những ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng ở phân khúc nhóm khách hàng có thu nhập cao tại TP.HCM, ngân hàng này có hàng chục ưu đãi hạng nhất dành cho khách hàng cá nhân ví dụ thẻ tín dụng ưu đãi đặc biệt tại 19000 cửa hàng trên khắp thế giới, hạn mức tín dụng lên tới 1 tỷ đồng, bảo hiểm du lịch lên tới 10 tỷ đồng, các ưu đãi khi đi máy bay, mua sắm, thể dục thẩm mỹ trong nước… Vì vậy nhóm khách hàng có thu nhập cao thường chon dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng nước ngoài để được nhận dịch vụ tối ưu.

Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, TP.HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ tín dụng như dân số đơng và trẻ, thu nhập của dân cư ngày càng được cải thiện. Đồng thời, các ngân hàng cũng đa dạng hóa các sản phẩm thẻ tín dụng cho từng nhóm khách hàng cụ thể từ nhóm khách hàng có thu nhập cao như các doanh nhân, nhà quản lý đến nhóm khách hàng có thu nhập thấp như người mới đi làm, cơng nhân... Ngồi việc phát triển sản phẩm thẻ, các ngân hàng cũng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ cung cấp cho khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.

Tóm tắt chương 2:

Trong chương 2 đề cập đến các vấn đề: tổng quan về tình hình kinh tế và xã hội trên cả nước giai đoạn 2012 - 2014, tình hình phát triển của thị trường thẻ thanh tốn nói chung và thị trường thẻ tín dụng nói riêng tại Việt Nam và tại TP.HCM, trong đó nêu ra những thành tựu đạt được, các khó khăn và triển vọng cho thị trường thẻ tín dụng.

Chương 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu cho đề tài được trình bày như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Phân tích định lượng

-Nhập liệu, làm sạch dữ liệu. -Thống kê, mô tả dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)