5. Cấu trúc đề tài
2.2 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại các NHTM trên toàn quốc và tại Thành
2.2.1 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam
Trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thẻ thanh tốn nói chung và thẻ tín dụng nói riêng đang được tập trung phát triển bởi lẽ đây được xem như là công cụ hữu hiệu để ngân hàng tiếp cận tốt hơn với khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến khách hàng và phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.
Thị trường thẻ trở nên nhộn nhịp hơn với sự tham gia mạnh mẽ từ khối ngân hàng nhà nước và khối ngân hàng nước ngoài. Các sản phẩm về thẻ thanh toán ngày càng đa dạng về loại hình như đa dạng về hạn mức tín dụng, các loại phí, thời gian miễn lãi; kết hợp phát hành thẻ với các đơn vị kinh doanh khác; cùng với các hình thức khuyến mãi và cơ cấu giải thưởng đã thực sự thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
Bảng 2.2: Số lượng thẻ ngân hàng tại Việt Nam (2013 – 2014) STT Số lượng thẻ đã phát
hành(Triệu thẻ) Năm 2013 Năm 2014
1 Thẻ phân theo phạm vi
- Thẻ nội địa 59,87 71,61
- Thẻ quốc tế 6,34 8,78
2 Thẻ phân theo nguồn tài chính
- Thẻ ghi nợ 61,11 73,59
- Thẻ trả trước 2,67 3,51
3 Tổng cộng 66,21 80,39
Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN
Trong năm 2014, nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng vẫn phát triển ổn định. Đến cuối năm 2014, tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế đạt khoảng 80,39 triệu thẻ, tăng trưởng 21% so với năm 2013. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực thẻ thanh toán hiện nay vẫn đang phát triển, ngày càng trở nên quan trọng và không chỉ dừng ở đó nó cịn là hoạt động kích thích tiêu dùng của xã hội, dần dần thay thế thói quen sử dụng tiền mặt qua đó ổn định và kiểm sốt thị trường tiền tệ.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các loại thẻ phân chia theo nguồn lực tài chính (Năm 2013 -2014)
92.30 % 3.67%4.03% Năm 2013 Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước 91.54 % 4.09%4.37% Năm 2014 Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng Thẻ trả trước
Theo Biểu đồ 2.1, có thể thấy năm 2014 số lượng thẻ ghi nợ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất 91,54%; tăng 20% so với năm 2013 (cụ thể tăng 12,48 triệu thẻ). Số lượng thẻ tín dụng và thẻ trả trước vẫn cịn chiếm tỷ lệ thấp nhưng có sự tăng nhẹ so với năm 2013, thẻ tín dụng tăng từ 3,67% lên 4,09% và thẻ trả trước tăng từ 4,03% lên 4,37%. Số lượng thẻ tín dụng năm 2014 tăng 0,86 triệu thẻ, gấp 1,35 lần so với năm 2013. Số lượng thẻ trả trước cũng tăng 0,84 triệu thẻ.
Bảng 2.3: Số liệu giao dịch qua ATM, POS/EFTPOS/EDC tại Việt Nam(Năm 2013 – 2014)
Năm Thiết bị Số lượng
thiết bị Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Quý IV/ 2013 ATM 15.265 155.806.032 272.496 POS/EFTPOS/EDC 129.653 7.037.907 35.977 Quý IV/ 2014 ATM 16.018 159.164.477 322.220 POS/EFTPOS/EDC 172.036 9.957.320 42.600
Nguồn: Vụ Thanh toán-NHNNVN
Về cơ sở hạ tầng phục vụ khách hàng giao dịch thanh toán thẻ, năm 2014 các ngân hàng thành viên đã lắp đặt được 16.018 máy ATM và 172.036 thiết bị POS/EFTPOS/EDC, tăng lần lượt 4,9% và 32,7% so với năm 2013. Số lượng giao dịch được thực hiện qua hệ thống máy POS/EFTPOS/EDC cũng tăng 41,5% so với năm 2013. Qua đó có thể thấy có sự tăng mạnh về số địa điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ, và nhu cầu thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng tăng mạnh trong dân cư. Các ngân hàng cũng chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, phát triển các hình thức thanh tốn hiện đại, gia tăng tính năng cho sản phẩm thẻ (chủ yếu là thẻ nội địa).
Bảng 2.4: Thị phần thẻ tín dụng (Năm 2013 – 2014) Năm 2013 Năm 2014 Số lượng thẻ phát hành (%) Visa 45 47 Master 28 28 Khác 27 25
Khối lượng thẻ hoạt động (%)
Visa 66 65
Master 26 26
Khác 8 9
Nguồn: Báo cáo phân tích về thị trường thẻ của Lafferty
Sự đa dạng về các sản phẩm thẻ tín dụng, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi có ý định sử dụng thẻ để thanh toán như các thương hiệu quốc tế American Express, Visa, MasterCard, JCB, Diners Club, Discover và UnionPay… đều đã có mặt tại Việt Nam. Các tổ chức này liên kết với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam để phát hành thẻ, như vậy khách hàng có thể tiến hành thanh tốn bằng thẻ tín dụng tại tất cả các cửa hàng có sử dụng hệ thống này. Các loại thẻ đồng thương hiệu (co-branded card) liên kết giữa ngân hàng và các doanh nghiệp bán lẻ, hàng không, trường học, câu lạc bộ… cũng được ngân hàng tập trung khai thác.
Từ bảng 2.4 có thể thấy, trong thị trường thẻ tín dụng quốc tế thì thẻ Visa chiếm thị phần lớn nhất cả về số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ đang hoạt động. Tiếp theo là thẻ Master, các loại thẻ khác chiếm thị phần khá nhỏ. Từ đó cho thấy rằng khách hàng tin tưởng và ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng từ những tổ chức thẻ quốc tế lớn, nổi tiếng và có hệ thống chấp nhận thẻ trải rộng khắp nơi.
Đối với thẻ tín dụng, khách hàng thường ưu tiên cho các loại thẻ có thời hạn miễn lãi dài, phí thường niên, lãi trả chậm, phí giao dịch ngoại tệ thấp cùng với yếu tố hỗ trợ dịch vụ của ngân hàng kịp thời và thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, với sự tham gia của nhiều ngân hàng vào thị trường thẻ, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này này càng gay gắt, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu số lượng phát hành thẻ với các chương trình khuyến mãi đi kèm. Số lượng thẻ gia tăng nhưng đồng thời cũng gia tăng số lượng “thẻ rác” – tức là khách hàng chỉ mở thêm thẻ nhưng không sử dụng thường xuyên hoặc là vứt bỏ các thẻ này. Điều này gây ra sự lãng phí cho tổ chức phát hành và gia tăng nguy cơ nợ xấu. Đồng thời một số ngân hàng cịn chưa thực sự quan tâm đến tính bảo mật và an tồn của thẻ tín dụng, khi xảy ra thất thốt, ngân hàng phát hành khơng chỉ thiệt hại về mặt tài chính mà cịn thiệt hại về hình ảnh thương hiệu của ngân hàng mình.