Thực trạng huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 44 - 49)

7. Cấu trúc của nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng huy động tiền gửi

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, tổng nguồn vốn tiền gửi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tuy nhiên có một số chuyển đổi trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Diễn biến nguồn vốn tiền gửi của Agribank địa bàn TPHCM

ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 So sánh năm 2012 với năm 2011 So sánh năm 2013 với năm 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ

% Tổng nguồn vốn tiền gửi 79,160 84,617 93,528 5,457 6.9% 8,911 10.5%

Cơ cấu nguồn vốn

Theo loại tiền

Ngoại tệ Vàng 5,422 6,763 3,762 3,690 3,627 0 -1,660 -3,073 -30.6% -45.4% -135 -3690 -3.6% -100%

Theo đối tượng

Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Tiền gửi TCTD Tiền gửi KBNN 46,442 26,958 4,089 1,671 56,553 26,324 359 1,381 63,861 27,531 373 1,763 10,111 -634 -3,730 -290 20.0% -2.4% -91.2% -17.4% 6,939 1,207 14 382 12.2% 4.6% 3.9% 27.7% Theo thời hạn

Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng 13,731 46,789 7,698 10,942 13,889 44,491 15,219 11,018 15,617 47,385 23,241 7,285 158 -2,298 7,521 76 1.2% -4.9% 97.7% 0.7% 1,728 2,894 8,022 -3,733 12.4% 6.5% 52.7% -33.9%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 – 2013).

2.3.2.1. Về qui mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi:

Mặc dù trong thời gian qua NHNN đã điều chỉnh giảm mạnh trần lãi suất huy động từ 14%/năm vào đầu năm 2012 xuống cịn 8%/năm và duy trì mức lãi suất này vào năm 2013 nhưng ngân hàng đã tạo lập được nguồn tiền gửi tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu tăng dư nợ cho vay, đảm bảo thanh khoản, thoả mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của khách hàng. Doanh số vốn tiền gửi huy động tăng đều qua các năm, cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động là 4.26%, năm 2011 vốn tiền gửi huy động của các chi nhánh trên địa bàn TPHCM chỉ đạt 79,160 tỷ thì ba năm sau năm 2013 con số này lên 93,528 tỷ đồng; gấp khoảng 1,18 lần so với năm 2011. Tuy doanh số huy động tăng khá chậm nhưng để duy trì tốc độ tăng đều như vậy là một thành công

lớn của chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013, giai đoạn nền kinh tế đầy khó khăn và biến động. Để đạt được thành công này, các chi nhánh trên địa bàn TPHCM đã nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp huy động vốn theo đúng chỉ đạo của NHNN và Hội sở, quan tâm, phân tích đánh giá, bám sát lãi suất huy động thị trường, đồng thời không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình qn tồn ngành và so với một số ngân hàng thương mại lớn. Nguồn vốn huy động của các TCKT và TCTD không ổn định và diễn biến giảm qua các năm gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối vốn và thanh khoản. Nguồn vốn tăng chủ yếu là kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tại một số chi nhánh tập trung ở một số khách hàng lớn, điều này tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn dài và lãi suất cao huy động trước thời điểm điều chỉnh giảm lãi suất.

2.3.2.2. Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi:

Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn tiền gửi huy động, chi nhánh đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn, cụ thể là:

Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo loại tiền:

Trong những năm vừa qua, tỷ trọng huy động tiền gửi bằng nội tệ tăng lên và giữ vai trò chủ đạo trong tổng vốn tiền gửi huy động phù hợp với định hướng nâng cao tỷ trọng đồng nội tệ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng như Ngân hàng Nhà Nước, phát huy được thế mạnh của chi nhánh là ngân hàng của nông thôn. Tiền gửi ngoại tệ tuy giảm mạnh nhưng là xu thế chung đối với các TCTD khác đang hoạt động trên địa bàn TPHCM, do tình hình tỷ giá ổn định và lãi suất huy động loại tiền gửi này thấp nên một số người dân bán USD lấy VNĐ gửi tiết kiệm. Cụ thể như sau:

Tiền gửi bằng nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn với tỷ lệ hơn 90% và liên tục tăng qua các năm. Năm 2012, nguồn vốn tiền gửi nội tệ đạt

77,165 tỷ đồng, tăng 15.2% so với năm 2011, năm 2013 nguồn vốn này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng 16.5% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hướng giảm: năm 2012 giảm 1,660 tỷ đồng (-30.6%) so với năm trước, năm 2013 tiếp tục giảm 135 tỷ đồng (-3.6%) so với năm 2012.

Nguồn tiền gửi bằng vàng: đến cuối năm 2013, toàn bộ tài khoản huy động bằng vàng đã được tất toán theo qui định của NHNN.

Về cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng:

Ngân hàng luôn xác định nguồn tiền gửi huy động từ dân cư là nguồn vốn chủ đạo, là nguồn chủ yếu cho các hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh dài hạn. Bên cạnh đó, đây cịn là nguồn dễ huy động và ổn định. Vì vậy, trong giai đoạn 2011 – 2013, các chi nhánh đã tập trung nguồn lực khai thác tốt nguồn vốn từ dân cư và đã thu được kết quả khả quan. Nguồn vốn này liên tục tăng trưởng và có quy mơ lớn nhất trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động của ngân hàng, kế đến là tiền gửi từ TCKT và tiền gửi KBNN, chỉ có tiền gửi từ TCTD có xu hướng giảm mạnh và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn.

Tiền gửi huy động từ dân cư năm 2012 đạt 56,553 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 10,111 tỷ đồng (20%), năm 2013 nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2012 với tỷ lệ 12.2%.

Tiền gửi từ TCKT năm 2012 đạt 26,324 tỷ đồng, giảm 634 tỷ đồng (-2.4%) so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 nguồn vốn này đã tăng trưởng trở lại nhưng với tốc độ thấp, đạt mức tăng 4.6% so với đầu năm.

Tiền gửi KBNN giảm mạnh trong năm 2012 (-17.4%) nhưng tăng nhanh trong năm 2013 với tốc độ tăng trưởng đạt 27.7% so với năm 2012.

Tiền gửi TCTD giảm nhanh từ mức 4,089 tỷ đồng vào năm 2011 xuống còn 359 tỷ đồng vào năm 2012, tỷ lệ giảm 91.2%. Tuy nhiên, năm 2013, nguồn tiền gửi này tăng nhẹ 3.9% so với năm 2012.

Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn:

Ngân hàng đang dần cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động theo kỳ hạn hướng gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn ổn định này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư và cho vay các dự án trung, dài hạn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cụ thể là:

Tiền gửi không kỳ hạn: đạt 13,880 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 158 tỷ (1.2%) so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 1,728 tỷ đồng (12.4%) so với đầu năm.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: giảm nhẹ vào năm 2012 (-2,298 tỷ đồng) và tăng trở lại vào năm 2013 (+2,894 tỷ đồng), điều này là do năm 2012 NHNN liên tục điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi tối đa giảm từ 14%/năm xuống còn

8%/năm.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: đây là nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, năm 2012 đạt 15,219 tỷ đồng, tăng 7,521 tỷ đồng (97.7% ) so với năm 2011 và tiếp tục tăng 8,022 tỷ đồng trong năm 2013.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: năm 2012 đạt 11,018 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2011 (+0.7%), tuy nhiên, sang năm 2013, nguồn vốn này sụt giảm đáng kể, chỉ đạt 7,285 tỷ đồng, giảm 3,733 tỷ đồng (-33.9%) so với đầu năm.

2.3.2.3. Về khả năng đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi:

Trong thời gian qua, ngân hàng đã rất chủ động cho việc đầu tư công nghệ, phát triển các dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Có thể nói trong giai đoạn 2011 – 2013, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói chung và các chi nhánh trên địa bàn TPHCM nói riêng là một trong những ngân hàng tổ chức nhiều hoạt động công bố những dịch vụ mới ra thị trường. Đặc biệt trong cơng tác huy động tiền gửi, các hình thức huy động mới ngày càng được mở rộng và nâng cao như: tiết kiệm 3 chữ A, gửi tiết

kiệm trúng nhà, trúng ơ tơ,… Ngồi ra, ngân hàng cũng đưa ra rất nhiều sản phẩm thu hút tiền gửi tiết kiệm mà điển hình là tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bằng VND bảo đảm theo giá trị USD, tiết kiệm học đường,… Bên cạnh đó là sự phát triển các dịch vụ đi kèm như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này góp phần đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đem lại nguồn vốn huy động đang kể đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)