Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.2. Phân tích thang đo
2.3.2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 2.3.2.1.1. Độ tin cậy Cronbach’s alpha 2.3.2.1.1. Độ tin cậy Cronbach’s alpha
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên. (Nunnally & Bernstein 1994).
Thành phần Phương tiện hữu hình có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.831 đạt yêu cầu. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến HH2 = 0.235 nhỏ hơn 0.3; đồng thời nếu loại biến HH2 sẽ làm cho hệ số Cronbach’s alpha của thành phần này tăng lên là = 0.904.
Hệ số tương quan biến tổng của các biến còn lại đều > 0.3. Do vậy, biến HH2 bị loại, 5 biến HH1, HH3, HH4, HH5, HH6 được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thành phần Mức độ tin cậy có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.870 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang đo này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thành phần Mức độ đảm bảo có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.831 khá
cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thành phần Mức độ đáp ứng có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.862 khá
cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thành phần Sự cảm thơng có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.850 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thành phần Quy trình thực hiện có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.892
khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Thành phần Chính sách quy định của cơ quan Nhà nước có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.850 khá cao so với mức đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
2.3.2.1.2. Phân tích nhân tố EFA
Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là khi kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) với sig. < 0.05 và chỉ số KMO > 0.5. Phương pháp Principal components analysis đi cùng với phép xoay varimax thường được sử dụng Trong phân tích nhân tố. Sau khi xoay các nhân tố, hệ số tải nhân tố > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên. Ngồi ra, trị số Eigenvalues phải lớn hơn 1. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi 2003).
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm 7 thành phần với 34 biến quan sát đạt độ tin cậy Cronbach’s alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất.
Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan
với nhau đạt yêu cầu. Chỉ số KMO = 0.855 > 0.5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp đạt yêu cầu.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 34 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 69.753 (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component
Matrixa), biến DU4 bị loại do có hệ số tải nhân tố của nó = 0.454 chưa đạt yêu cầu (nhỏ hơn 0.5). Do đó, việc phân tích nhân tố lần thứ hai được thực hiện với việc loại biến này.
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai.
Kết quả kiểm định Bartlett trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu. Chỉ số KMO = 0.855> 0.5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp đạt yêu cầu.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 33 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 70.466 (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component
Matrixa), các biến HH4, DB1 bị loại dựa vào tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố từ 0.3 trở lên. Vì vậy, phân tích nhân tố sẽ được tiến hành lần thứ ba với việc loại biến này.
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ ba:
Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.849 > 0.5 đều đáp ứng được yêu cầu.
Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 31 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 72.127% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.
Kết quả tại bảng Rotated Component Matrixa cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu. Chênh lệch hệ số tải nhân tố của mỗi một biến quan sát đều lớn hơn 0.3 đạt yêu cầu.
Dựa vào kết quả bảng ma trận xoay các nhân tố (Rotated Component
Matrixa) lệnh Transform/Compute Variable/mean được sử dụng để nhóm các biến đạt yêu cầu với hệ số tải nhân tố > 0.5 thành sáu nhân tố. Các nhân tố này được gom lại và đặt tên cụ thể như sau:
Nhân tố thứ nhất: gồm 6 biến quan sát (QT1, QT2, QT3, QT4, QT5, QT6)
được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần quy trình thực hiện ký hiệu là QT.
Nhân tố thứ hai: gồm 4 biến quan sát (HH1, HH3, HH5, HH6) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần phương tiện hữu hình ký hiệu là HH.
Nhân tố thứ ba: gồm 5 biến quan sát (TC1, TC2, TC3, TC4, TC5) được nhóm
lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần mức độ tin cậy ký hiệu là TC. Nhân tố thứ tư: gồm 5 biến quan sát (CT1, CT2, CT3, CT4, CT5) được nhóm
lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần sự cảm thông ký hiệu là TC. Nhân tố thứ năm: gồm 4 biến quan sát (DU1, DU2, DU3, DU5) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần mức độ đáp ứng ký hiệu là DU. Nhân tố thứ sáu: gồm 4 biến quan sát (DB2, DB3, DB4, DB5) được nhóm lại
bằng lệnh trung bình và được đặt tên là mức độ đảm bảo ký hiệu là DB.
Nhân tố thứ bảy: gồm 3 biến quan sát (CS1, CS2, CS3) được nhóm lại bằng
lệnh trung bình và được đặt tên là thành phần chính sách quy định của cơ quan Nhà nước ký hiệu là CS.
2.3.2.2. Thang đo sự hài lòng
2.3.2.2.1. Độ tin cậy Cronbach’s alpha
Thành phần Sự hài lịng có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là 0.739 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt
tiêu chuẩn (lớn hơn 0.3). Do vậy, thang này đạt yêu cầu và các biến quan sát của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
2.3.2.2.2. Phân tích nhân tố EFA
Thang đo sự hài lòng gồm 3 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá. Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's với sig = 0.000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu. Chỉ số KMO = 0.685 > 0.5 cho thấy điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp đạt yêu cầu.
Tại các mức giá trị Eigenvalues = 1.982, phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố từ 3 biến quan sát với phương sai trích là 66.075% ( > 50%) đạt yêu cầu.
Tất cả các hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hớn 0.5 đạt yêu cầu.
Như vậy, dựa vào c á c kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA trên cho thấy các thang đo sự hài lòng và bảy nhân tố tác động đến sự hài lòng đều đạt giá trị hội tụ, hay các biến quan sát đại diện được cho các khái niệm cần đo. Lệnh Transform/ Compute Variable được sử dụng để nhóm ba biến HL1, HL2, HL3 thành biến sự hài lòng ký hiệu là (HL).