Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Các thang đo mức độ sử dụng mạng xã hội, sự gắn kết tổ chức, hành vi sáng tạo và hiệu quả làm việc sau khi được đánh giá độ tin cậy thang đo được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp quay Varimax và phương pháp trích Principle Components để đo lường giá trị hội tụ và giảm bớt dữ liệu nghiên cứu với các kiểm định KMO, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett, Eigen value và Hệ số tải nhân tố (Factor loading).

4.4.1. Phân tích nhân tố biến hiệu quả làm việc

Kết quả phân tích nhân tố hiệu quả làm việc được thể hiện ở bảng 4.13 và 4.14 như sau:

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett hiệu quả làm việc.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .745 Kiểm định Bartlett

của thang đo

Giá trị Chi bình phương 405.440

Df 3

Sig – mức ý nghĩa quan sát 0.000

Kết quả phân tích EFA biến hiệu quả làm việc có hệ số KMO = 0.745 > 0.5 với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến có tương quan chặt với nhau nên đáp ứng được điều kiện của phân tích nhân tố. Với tiêu chuẩn Eigenvalue >1 biến hiệu quả làm việc được rút trích thành 1 nhân tố như sau:

Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến hiệu quả làm việc. làm việc.

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 HQLV1 .923 HQLV2 .893 HQLV3 .914 Eigen value 2.484 Phương sai trích % 82.789

Tổng phương sai trích là 82.789% > 50% cho thấy nhân tố này giải thích 82.789% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0.5 đạt yêu cầu về kiểm định giá trị hội tụ nên khơng có biến quan sát nào bị loại.

4.4.2. Phân tích nhân tố biến mức độ sử dụng mạng xã hội

Kết quả phân tích nhân tố mức độ sử dụng mạng xã hội được thể hiện ở bảng 4.15 và 4.16 như sau:

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett mức độ sử dụng mạng xã hội. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .806 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .806 Kiểm định Bartlett

của thang đo

Giá trị Chi bình phương 637.194

Df 15

Sig – mức ý nghĩa quan sát 0.000

Kết quả phân tích EFA biến mức độ sử dụng mạng xã hội có hệ số KMO = 0.806 > 0.5 với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến có tương quan chặt với nhau nên đáp ứng được điều kiện của phân tích nhân tố. Với tiêu chuẩn Eigenvalue >1 biến mức độ sử dụng mạng xã hội được rút trích thành 1 nhân tố như sau:

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến mức độ sử dụng mạng xã hội.

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 MXH1 .822 MXH2 .659 MXH3 .869 MXH4 .767 MXH5 .809 MXH6 .704 Eigen value 3.568 Phương sai trích % 59.467

Tổng phương sai trích là 59.467% > 50% cho thấy nhân tố này giải thích 59.467% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0.5 đạt yêu cầu về kiểm định giá trị hội tụ nên khơng có biến quan sát nào bị loại.

4.4.3. Phân tích nhân tố biến hành vi sáng tạo và biến sự gắn kết tổ chức

Kết quả phân tích nhân tố hành vi sáng tạo và sự gắn kết tổ chức được thể hiện ở bảng 4.17 và 4.18 như sau:

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett hành vi sáng tạo và sự gắn kết tổ chức.

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) .813 Kiểm định Bartlett

của thang đo

Giá trị Chi bình phương 1236.381

Df 55

Sig – mức ý nghĩa quan sát 0.000

Kết quả phân tích EFA hành vi sáng tạo và sự gắn kết tổ chức có hệ số KMO = 0.813> 0.5 với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến có tương quan chặt với nhau nên đáp ứng được điều kiện của phân tích nhân tố. Với tiêu chuẩn

Eigenvalue >1 các biến hành vi sáng tạo và sự gắn kết tổ chức được rút trích thành 2 nhân tố như sau:

Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của hành vi sáng tạo và sự gắn kết tổ chức

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

1 2 GKTC1 .760 GKTC2 .839 GKTC3 .817 GKTC4 .789 GKTC5 .667 HVST1 .737 HVST2 .800 HVST3 .864 HVST4 .816 HVST5 .720 HVST6 .726 Eigenvalue 4.271 2.537 Phương sai trích % 38.826 23.369

Phương sai tích lũy 38.826 62.217

Tổng phương sai trích là 62.217% > 50% cho thấy 2 nhân tố này giải thích được 62.217% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0.5 đạt yêu cầu về kiểm định giá trị hội tụ nên khơng có biến quan sát nào bị loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến hiệu quả làm việc của nhân viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)