TT Đơn vị Số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách NCC Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ Không đi học Cấp 1 cấp 2 cấp 3 1 Huyện Thạnh Hóa 5 2 3 2 2 1 0 2 Huyện Bến Lức 5 2 3 2 3 0 0 3 Huyện Vĩnh Hưng 9 5 4 0 7 2 0
4 Huyện Tân Hưng 7 6 1 3 3 1 0
5 Huyện Châu Thành 24 9 15 3 14 4 3
6 Huyện Thủ Thừa 5 5 0 0 1 4 0
7 TP Tân An 1 0 1 0 1 0 0
8 Huyện Mộc Hóa 1 0 1 0 1 0 0
10 Huyện Tân Trụ 8 3 5 0 4 4 0 11 Huyện Cần Đước 5 0 5 1 1 3 0 12 Huyện Cần Giuộc 10 5 5 0 2 5 3 13 Huyện Đức Hòa 16 5 11 3 6 7 0 14 Huyện Đức Huệ 29 14 15 11 18 0 0 Tổng cộng 130 58 72 27 64 33 6 Tỷ lệ 100% 44,62% 55,38% 20,77% 49,23% 25,38% 4,62% (Tác giả khảo sát, 2014)
Bảng 4.1 cho thấy rằng trong 130 hộ nghèo thuộc đối tượng người có cơng được khảo sát cuối năm 2014, thì chủ hộ là nữ có 72 hộ (chiếm tỷ lệ 55,38%), chủ hộ là nam có 58 hộ (chiếm tỷ lệ 44,62%). Số liệu này cho thấy những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Do nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình. Điều này đúng với các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam trước đây cũng như đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến hộ nghèo người có cơng với cách mạng từ các chun gia ở tỉnh Long An.
Có ý kiến cho rằng, số nữ chủ hộ tăng lên mang ý nghĩa “tích cực”. Khi xã hội phát triển, cùng với sự trợ giúp của hệ thống luật pháp kéo theo sự thay đổi nhận thức về bình đẳng giới. Vai trị, cơ hội của phụ nữ trong gia đình đã được bảo vệ, nâng lên. Có một bộ phận phụ nữ được khẳng định mình, có sự tự chủ về kinh tế, có quyền trong việc ra các quyết định chính trong gia đình cũng như có quyền ngang bằng với nam giới trong việc được hoán đổi, được ghi tên là chủ hộ.
Nhưng cũng có những ý kiến cho nó là hiện tượng đặc biệt, mang nhiều hàm ý tiêu cực! Theo nhà nghiên cứu xã hội học Vũ Mạnh Lợi (2011) trong một nghiên cứu mới đây về “Chủ hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam là ai?” đã cho biết nguyên nhân dẫn đến số lượng phụ nữ là chủ hộ gia tăng là bởi những biến đổi mạnh mẽ về thiết chế hơn nhân và gia đình. Tỷ lệ góa bụa ngày một cao ở phụ nữ lớn tuổi. Hiện tượng di dân của nam giới khiến nơng
thơn nhiều nữ giới. Tình trạng ly thân, ly hơn ở các gia đình trẻ, xu hướng phụ nữ trẻ quyết định lựa chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân ngày một nhiều lên... Thực tế đó khiến “nữ chủ hộ” trở thành vấn đề đáng lo ngại vì có liên quan đến vấn đề hộ gia đình nghèo. Nhiều hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ bị rơi vào tình trạng “khuyết thiếu”, thường có ít nguồn lực kinh tế hơn. Ở nơng thơn, họ sẽ có ít đất, ít nhân lực và ít phương tiện sản xuất hơn. Họ cịn chịu thiệt thòi do các bất bình đẳng về kinh tế trong lương bổng. Phụ nữ vẫn thường phải làm các công việc được trả cơng ít hơn so với nam giới hoặc nếu có làm cùng cơng việc như nam giới thì mức tiền cơng vẫn bị thấp hơn. Họ bị liệt kê vào đối tượng gia đình dễ bị tổn thương trước các cú sốc về mất mùa, mất việc làm, thiên tai, bệnh tật...
Qua khảo sát các chủ hộ nghèo là nữ thuộc diện người có cơng đều chung hồn cảnh có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Qua khảo sát thực tế, cho thấy vấn đề mà các bà mẹ đơn thân thuộc diện hộ nghèo người có cơng thường gặp phải là những khó khăn trong vấn đề ni dạy con cái, khó khăn về kinh tế. Nhiều phụ nữ hầu như khơng có cơ hội nâng cao trình độ bản thân. Ở nhiều hộ, trẻ em còn phải tham gia vào các hoạt động kiếm sống cùng gia đình, phải nghỉ học sớm.
Về trình độ học vấn thấp: những hộ nghèo người có cơng được khảo sát, cho thấy họ khơng những thiếu hiểu biết mà còn thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết trong hoạt động kinh tế. Hệ quả là rơi vào cái bẫy: ít học – nghèo.
Trong 130 hộ nghèo thuộc đối tượng người có cơng được khảo sát thì có 27 chủ hộ không đi học (20,77%), 64 chủ hộ học cấp 1 (49,23), 33 chủ hộ học cấp 2 (25,35%) và 6 chủ hộ học cấp 3 (4,62%). Khơng có chủ hộ nào có bằng cấp chun mơn.
Thực tế cho thấy chính sách thu học phí của nhà nước chỉ đóng một vai trị thứ yếu trong việc xác định tồn bộ mức chi phí mà gia đình phải bỏ ra
cho con em họ đến trường. Toàn bộ mức chi phí đó lớn hơn nhiều mức thu học phí của nhà nước.
Những hộ nghèo người có cơng được khảo sát là những hộ có trình độ học vấn thấp do đó sẽ ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy khơng có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thốt nghèo. Nghèo đói đi liền với thất học. Họ không ứng dụng được khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên càng nghèo hơn. Họ đành bắt con cái lao động để kiếm miếng ăn, dẫn đến tình trạng thất học triền miên từ đời cha đến đời con, cháu. Học vấn thấp và đói nghèo vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, thường là bạn đồng hành miễn cưỡng đáng buồn của nhau.
4.1.2 Nghề nghiệp của chủ hộ