Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU
5.4 Gợi ý các giải pháp
5.4.1 Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo
Long An là tỉnh tập trung số lượng lớn đối tượng chính sách xã hội (người có cơng với cách mạng), tỷ lệ người tàn tật cao, nhóm người dễ bị tổn thương lớn và thiên nhiên khắc nghiệt nên việc mở rộng và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó cần có các giải pháp căn cơ, cụ thể:
5.4.1.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp của nhà nước đối với các nhóm người có cơng với cách mạng để họ có thu nhập đủ ni sống bản thân và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
Mức chuẩn theo qui định hiện hành để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng theo quy định tại Nghị định 101/2013/NĐ- CP ngày 04/9/2013 là 1.220.000 đồng. Ngày 14/02/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2015, thì mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng sẽ là 1.318.000 đồng (tăng khoảng 8%). Như vậy mức thấp nhất là 684.000 đồng/tháng sẽ tăng lên là 739.000 đồng (tăng 55.000 đồng) mức tăng này cũng chưa phải là giải pháp căn cơ giúp hộ nghèo chính sách người có cơng thốt nghèo.
5.4.1.2 Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đồn thể. Tiếp tục phát huy “Quỹ vì người nghèo” và “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” để trợ giúp nhân đạo thường xun đối với người nghèo, người khơng có sức lao động và khơng nơi nương tựa. Triển khai hoạt động của các
quỹ này tại những cộng đồng làng xã, nơi tập trung nhiều người nghèo, trong đó chú trọng các hình thức trợ cấp bằng hiện vật (gạo, thực phẩm, áo quần…) đối với các đối tượng rơi vào hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
Long An đã và đang làm tốt công tác phụng dưỡng (nuôi dưỡng) bà mẹ Việt Nam anh hùng đến suốt đời. Cần phát triển mở rộng mơ hình này sang dạng nhận ni dưỡng hộ nghèo người có cơng có hồn cảnh khó khăn, neo đơn.
5.4.1.3 Tiếp tục củng cố và phát triển Trung tâm Bảo trợ Xã hội và Trung tâm cung ứng dịch vụ công tác xã hội của tỉnh để phục vụ, nuôi dưỡng người già cô đơn, người nghèo có cơng neo đơn.
5.4.1.4 Tiếp tục phát huy hệ thống cứu trợ xã hội đột xuất nhằm giúp đỡ kịp thời người nghèo có cơng, người nghèo có cơng dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro như thiên tai, tai nạn và các hoạt động xã hội khơng thuận lợi, cần có giải pháp giúp đỡ cứu trợ đột xuất, đồng thời phải giúp đỡ phịng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai. Hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở tránh bão, tránh lụt.
5.4.2 Về phát triển đường giao thông:
Đặc điểm của các địa phương có hộ nghèo người có cơng là hệ thống giao thông lạc hậu, kém phát triển gây nên nhiều trở ngại. Chính vì vậy một khi đã giải quyết vân đề này sẽ là cơ hội của người người nghèo thốt khỏi đói nghèo. Kết hợp hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn và thay thế cầu khỉ tạo thuận lợi cho những hộ nghèo người có cơng sản xuất và sinh hoạt. Tiếp tục chương trình đầu tư xây dựng đường giao thơng cho các xã nghèo, vùng nghèo. Có chính sách ưu đãi để ưu tiên mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn và nâng cấp các tuyến đường hiện có. Đảm bảo 100% xã có đường ơ tơ vào trung tâm xã. Từng bước cứng hóa mặt đường, đảm bảo ơ tơ đi lại quanh năm.
5.4.3 Giải pháp về phát triển thủy lợi và cung cấp nước sạch
Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ cho các xã nghèo, vùng nghèo, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho
dân sử dụng, trong đó có hộ chính sách người có cơng. Vì theo khảo sát thì số hộ sử dụng nước mưa là 34/130 hộ (26,15%), nước ao hồ, sông là 41/130 hộ (31,54%).
Đối với chương trình 135, xây dựng cơng trình mới và sửa chữa, nâng cấp cơng trình hiện có. Đối với các xã gần cơng trình lớn thì xây dựng hệ thống kênh mương dẫn từ cơng trình chính, tạo nguồn nước và hỗ trợ vật tư để nhân dân tự xây dựng kênh mương dẫn nội đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhà nước tập trung hỗ trợ, xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh nơng thơn, hỗ trợ cho vay không lãi hoặc với lãi xuất thấp cho những vùng có nhiều hộ nghèo, vùng khó khăn.
5.4.4 Giải pháp về phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế, hỗ trợ nhà ở và chương trình kế hoạch hóa cho người nghèo
Tăng trưởng kinh tế góp phần tạo nhiều cơ hội tăng thu nhập cho người nghèo. Tuy nhiên, trong đó một số người nghèo không tận dụng được cơ hội do mù chữ, thiếu kỹ năng, kém sức khoẻ và dinh dưỡng. Do vậy việc đảm bảo cho người nghèo trong việc tiếp cận được các dịch vụ xã hội đó là giáo dục, chăm sóc y tế và kế hoạch hố gia đình có tầm quan trọng rất lớn giảm bớt những hậu quả của sự nghèo đói.
Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục cho hộ nghèo người có cơng. Tiếp tục phát huy chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên là con của người có cơng thuộc diện nghèo và cận nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo;
Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo đặc biệt khó khăn.
Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế cho người nghèo. Tiếp tục cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo hàng năm đầy đủ, kịp thời; đảm bảo 100% người nghèo, người cận nghèo được khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ chi phí trong thời gian điều trị bệnh.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo người có cơng khu vực nơng thơn để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật. Huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dịng họ. Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có cơng với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Kêu gọi sự giúp đỡ của các tỉnh thành có điều kiện kinh tế phát triển như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hóa gia đình và giảm tốc độ tăng dân số: một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo là do sinh đẻ quá nhiều gây nên những hậu quả nghiêm trọng như nạn thất nghiệp, tỷ lệ người phụ thuộc quá cao, suy giảm sức khoẻ bà mẹ trẻ em, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đồng thời tạo gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, chương trình dân số và kế hoạch hố gia đình là một chương trình lồng ghép quan trọng nhằm xóa đói giảm nghèo. Muốn thực hiện được thì trước hết phải hỗ trợ cho dân số nơng thơn có thể tiếp cận được phương tiện nghe, nhìn, sách báo... để họ hiểu được biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Cần hỗ trợ cho họ các loại thuốc và dụng cụ tránh thai không phải trả tiền. Cần có các chính sách về lợi ích vật chất để khuyến khích họ sinh đẻ có kế hoạch.
5.4.5 Giải pháp về thực hiện tốt việc xã hội hóa cơng tác giảm nghèo
Cơng tác giảm nghèo ở Long An không chỉ là trách nhiệm, sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của bản thân người nghèo, hộ nghèo mà còn đòi hỏi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về vật chất và tinh thần. Thực hiện tốt tinh thần “ tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đó là động lực mạnh mẽ để xố đói giảm nghèo. Chính vì vậy cần tập trung:
- Tun truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ. Vì vậy nguồn lực thiết
thực nhất là của bản thân mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cư, với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng cách trao đổi kinh nghiệm làm ăn nhằm khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm, không chịu học hỏi kinh nghiệm làm ăn chỉ dựa vào hỗ trợ của nhà nước.
- Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đồn thể, đặc biệt là cán bộ ấp, xã. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở có khả năng tiếp thu và truyền đạt chủ trương chính sách của nhà nước.
- Thực hiện quy chế dân chủ, cơng khai hồn tồn bộ quỹ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác để nhân dân hiểu và tham gia vào công tác giảm nghèo.
- Xã hội hóa việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho công tác giảm nghèo và trợ cấp xã đối với người nghèo. Đặc biệt là thu hút vốn từ các bộ phận dân cư, của khu vực tư nhân, các hiệp hội ban ngành đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Vai trị của các tổ chức đồn thể trong công tác giảm nghèo là rất to lớn. Các tổ chức, đoàn thể đã giúp hội viên nghèo không chỉ vay vốn, lao động mà đặc biệt là kinh nghiệm làm ăn, nhờ có phong trào giúp đỡ nhau giảm nghèo của các tổ chức đồn thể mà góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh.
Việc xây dựng các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách cịn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; các chính sách hỗ trợ cần mở rộng đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững; thực hiện phân loại nhóm đối tượng nghèo để có chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo.
Cần tập trung vào các giải pháp mang tính bền vững thiết thực, nghiên cứu chuyển dần hỗ trợ trực tiếp sang trợ giúp có điều kiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, xã nghèo có điều kiện tiếp cận; kết hợp cơng tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức tự vươn lên thốt nghèo. Tập trung
thực hiện tốt cơng tác trợ giúp thường xuyên, đột xuất cho đối tượng bảo trợ, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Tăng cường phối hợp và lồng ghép các chương trình, dự án giữa các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể tập trung nguồn lực giảm nghèo.
Quan điểm giảm nghèo một cách toàn diện là hệ thống tác động cộng hưởng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước- doanh nghiệp- cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hòa nhập cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ giảm nghèo trong hiện tại và làm giàu bền vững trong tương lai.
KẾT LUẬN
Ngày nay, đói nghèo đang trở thành một vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Mỗi quốc gia muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì khơng thể khơng giải quyết vấn đề đói nghèo. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo, được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao về sự quyết tâm chống nghèo đói của Chính Phủ Việt Nam, đã cho thấy tính ưu việt của chế độ ta là phấn đấu vì mục tiêu con người mà Đảng ta đã xác định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với thực hiện công bằng xã hội.
Với truyền thống gắn bó, đồn kết, chung lưng, đấu cật chống thiên tai, địch họa trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đạo lý nhân ái thuỷ chung, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đạo lý tôn thờ, hậu đãi người có cơng với đất nước, với dân tộc của cha ông đã được kế thừa và phát huy trong thời đại Hồ Chí Minh và là nền tảng sức mạnh để đất nước ta “nở hoa độc lập, kết quả tự do”, thống nhất non sông về một dải với những chiến thắng hào hùng ghi sâu trong lịch sử dân tộc và nhân loại.
Đối với tỉnh Long An, để giúp 130 hộ nghèo người có cơng với cách mạng thốt nghèo bền vững, giải pháp tốt nhất là bài toán tổng hợp từ nhiều giải pháp của các ngành, lĩnh vực, các cấp chính quyền. Để công tác này thực sự hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho hộ nghèo người có cơng thì cần sự hợp tác và nỗ lực của toàn Đảng, tồn dân và của từng hộ nghèo. Đó là giải pháp mang tính định hướng cho thành cơng của Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo./.
Tiếng Việt
1. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Long An (2013), Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực- giải quyết việc làm- giảm nghèo và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2015.
2. Cục Bảo trợ Xã hội (2012), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Hà Nội:
Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
4. Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Đinh Phi Hổ (2007), Phát triển nông nghiệp bền vững: Những thách thức và gợi ý chính sách” trong Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững, NXB Thông Tấn.
6. Lê Xuân Bá và cộng sự (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Nguyễn Trọng Hoài (2007), Kinh tế phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
8. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre (2014), Báo cáo
tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
9. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo
và Phương hướng kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020.
11. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
12. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
13. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang (2014), Báo
cáo tổng kết năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.
14. Tỉnh ủy Bến Tre (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX.
15. Tỉnh ủy Long An (2011), Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực- giải quyết việc làm - giảm nghèo.
16. UBND tỉnh Long An (2012), Quyết định ban hành Kế hoạch phát