Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU
5.2 Gợi ý chính sách
5.2.1 Các chính sách nhằm cải thiện thực trạng cơng tác giảm nghèo các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An
- Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo người có cơng: tăng định mức cho vay và mở rộng loại hình cho vay tín chấp.
- Chính sách miễn giảm học phí, chính sách dạy nghề miễn phí: bên cạnh việc miễn giảm học phí và dạy nghề miễn phí cho hộ nghèo người có cơng,
cần áp dụng chính sách này cho những hộ người có cơng cận nghèo và mới thốt nghèo nhằm thực hiện tốt cơng tác giảm nghèo bền vững.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở cho hộ nghèo người có cơng: cần tăng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở, hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa.
- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo người có cơng hạn chế ở mức hỗ trợ 30KWh/hộ cịn ít so với nhu cầu sử dụng của một hộ, cần tăng mức hỗ trợ lên 50KWh/hộ và áp dụng cho cả đối tượng người có cơng cận nghèo và mới thoát nghèo.
- Cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý để tương xứng với nhu cầu trợ giúp pháp lý hộ nghèo người có cơng.
- Quy hoạch phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”.
- Hộ nghèo người có cơng đều được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp hàng tháng, tuy nhiên mức trợ cấp còn thấp so với mức chi tiêu của các hộ. Do đó cần tăng mức chuẩn trợ cấp hàng tháng và giảm dần khoảng cách giữa mức trên mức chuẩn và mức dưới mức chuẩn.
- Đề nghị nâng mức chuẩn nghèo mới theo lộ trình phù hợp với khả năng ngân sách. Nghiên cứu xây dựng mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo xem xét tiêu chí, đánh giá không dựa vào thu nhập (nghèo đa chiều). Tách hộ Bảo trợ xã hội ra khỏi hộ nghèo.
5.2.2 Các chính sách liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An nghèo của các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An
- Nhân tố giới tính và trình độ học vấn của chủ hộ
Cần quan tâm đến vấn đề về giới và nâng cao trình độ học vấn cho hộ nghèo người có cơng. Tạo sự cơng bằng trong việc chi trả tiền công, tiền
lương đối với lao động nữ. Xóa bỏ bạo lực giới và bạo lực gia đình, giảm dần khoảng cách về việc làm, thu nhập, địa vị xã hội …
- Nhân tố nghề nghiệp
Bên cạnh việc củng cố, đầu tư cho nơng nghiệp, cần đa dạng hóa ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng chống thiên tại dịch bệnh.
Hình thành và phát triển những vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nơng sản hàng hóa tập trung, chuyên canh. Long An có những vùng chuyên canh như: xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) nổi tiếng với gạo nàng thơm chợ Đào, huyện Châu Thành có đặc sản dưa hấu và thanh long, huyện Đức Hòa chuyên canh đậu phộng (lạc) và mía, huyện Bến Lức có thơm (dứa).
- Nhân tố quy mô hộ và số người sống phụ thuộc
Quy mơ hộ gia đình lớn thể hiện cộng đồng dân cư đa phần là nơng nghiệp, thường có tỷ lệ sinh cao. Do đó cần có giải pháp về kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ sinh con; dạy nghề, tạo việc làm để giảm số người sống phụ thuộc.
- Nhân tố quy mô vốn vay từ định chế chính thức
Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo người có cơng rất lớn nhưng thực tế khảo sát thì số hộ được vay từ các định chế chính thức rất thấp. Tăng nguồn vốn cho vay và kỳ cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo 5 năm để thoát nghèo bền vững.
- Nhân tố khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
Có chính sách khuyến khích nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm Nhà nước hỗ trợ”, Nhà nước hỗ trợ một phần, huy động nhân dân tham gia phần chính yếu (kể cả đóng góp bằng ngày cơng lao động cơng ích) trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Nhân tố hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh
Do ảnh hưởng hậu quả chiến tranh, của khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm cho đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo người có cơng, hộ cận nghèo người có cơng gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh cần có chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi về thuế để kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào Long An. Đặc biệt là đầu tư các khu công nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nghèo người có cơng.
- Nhân tố sự tham gia của cộng đồng
Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình GQVL-GN trong mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải quyết việc làm - giảm nghèo.
Để tăng hiệu lực hoạt động làm tham mưu giúp UBND tỉnh và Ban chỉ đạo có đủ điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và góp phần tích cực cơng tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, đề nghị cho thành lập Văn phòng giảm nghèo trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, biên chế từ 3-5 cán bộ chuyên trách.