Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU
5.1 Các kết luận chủ yếu từ nghiên cứu
5.1.1 Các kết luận từ phân tích thực trạng cơng tác giảm nghèo các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014 hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014
Chính sách tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo người có cơng tiếp cận được nguồn vốn vay lãi xuất thấp. Chính sách miễn giảm học phí, chính sách dạy nghề miễn phí và giải quyết việc làm đã giúp con em hộ nghèo người có cơng giảm bớt gánh nặng về tiền học phí. Chính sách hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở cho hộ nghèo người có cơng giúp họ ổn định cuộc sống, phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo người có cơng nhận được sự đồng thuận của các hộ nghèo người có cơng, tạo điều kiện cho họ có điện thắp sáng và tiếp cận được các kênh thơng tin (ti vi, đài). Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo người có cơng giúp họ nâng cao ý thức pháp luật để họ tự mình biết cách ứng xử phù hợp với pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho hộ nghèo người có cơng và hộ cận nghèo người có cơng đã giúp cho họ bớt đi một phần khó khăn về chi phí khi điều trị. Tạo điều kiện cho họ được khám chữa bệnh và điều trị kịp thời, góp phần quan trọng giúp cho họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh. Chính sách hỗ trợ các xã nghèo phát triển cơ sở hạ tầng góp phần cải thiện đáng kể các dịch vụ nơng thôn cơ bản, bao gồm cung cấp nước, trường học, trạm xá và đường giao thông, cũng như hỗ trợ các hoạt động sản xuất khác như tưới tiêu và giao thương buôn bán. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nơng thơn. Chính sách trợ cấp Tết cho hộ
nghèo người có cơng của tỉnh Long An đã tạo điều kiện cho tất cả hộ nghèo người có cơng đều được vui xn đón tết.
Tuy nhiên thực trạng cơng tác giảm nghèo các hộ người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014 cịn một số mặt hạn chế sau: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo người có cơng tuy mức vay có tăng lên nhưng định mức cho vay đối với một hộ vẫn còn thấp (10 triệu đồng/hộ) và chưa áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo để họ thoát nghèo bền vững. Chính sách miễn giảm học phí, chính sách dạy nghề miễn phí là chủ trương rất đúng đắn tuy nhiên chưa thực sự giúp người nghèo diện có cơng, vì bên cạnh tiền học phí thì cịn hàng chục thứ phí khác như tiền mua dụng cụ học tập, quần áo. Mức hỗ trợ xây dựng, sữa chữa nhà ở cho hộ nghèo người có cơng cịn thấp, mới chỉ dừng ở 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo người có cơng hạn chế ở mức hỗ trợ 30KWh/hộ cịn ít so với nhu cầu sử dụng của một hộ; Đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý còn thiếu về số lượng, chưa tương xứng với nhu cầu trợ giúp pháp lý hộ nghèo người có cơng. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Việc quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ.
Hộ nghèo người có cơng đều được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tuy nhiên mức trợ cấp còn thấp so với mức chi tiêu của các hộ.
5.1.2 Các kết luận từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An nghèo của các hộ người có cơng trên địa bàn tỉnh Long An
Số liệu khảo sát 130 hộ nghèo thuộc đối tượng người có cơng cho thấy những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Những hộ có trình độ học vấn thấp sẽ ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định, dễ rơi vào hồn cảnh nghèo đói.
Kết quả khảo sát cho thấy, hộ nghèo người có cơng đa số đều làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi giá nơng sản có xu hướng khơng tăng hoặc tăng
chậm hơn so với giá các sản phẩm công nghiệp. Nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu có rủi ro xảy ra (bão, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh…) thì nguy cơ mất trắng tồn bộ hoa màu là rất cao. Nếu gia đình chỉ trơng chờ vào thu nhập từ hoa màu thì khi xảy ra những sự cố như vậy, nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói của họ là rất cao.
Về nhân tố quy mô hộ và số người sống phụ thuộc: trong 130 hộ nghèo thuộc đối tượng người có cơng được khảo sát thì có 474 nhân khẩu (364,62%) và 204 người sống phụ thuộc (156,92%). Cơ cấu một hộ rất đông nhân khẩu và tỷ lệ người sống phụ thuộc cao.
Tác giả rất quan tâm đến nhân tố quy mơ hộ và số người sống phụ thuộc. Bởi vì người có cơng họ đã có nguồn thu nhập cố định hàng tháng đó là trợ cấp ưu đãi của nhà nước, mức thấp nhất là 684.000 đồng/tháng cũng cao hơn mức chuẩn hộ nghèo, chính vì do quy mơ đơng và số người sống phụ thuộc nhiều nên dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp nên họ vẫn nghèo. Cần có giải pháp về kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ sinh con; dạy nghề, tạo việc làm để giảm số người sống phụ thuộc.
Về nhân tố quy mơ vốn vay từ định chế chính thức: nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo người có cơng rất lớn nhưng thực tế khảo sát thì số hộ được vay từ các định chế chính thức rất thấp. Có 102/130 hộ nghèo người có cơng được khảo sát có nhận xét là rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng và 36 hộ nghèo người có cơng được vay từ các ngân hàng thì cho rằng mức vay cịn q thấp không đủ đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi.
Về nhân tố khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng bao gồm chợ, đường giao thông, nhà vệ sinh, nước sạch, nhà ở. Theo khảo sát thống kê có đến 123/130 hộ nghèo người có cơng có khoảng cách từ nhà đến chợ trên 1 km. Đây cũng là hạn chế rất lớn trong việc trao đổi hàng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Có 71 hộ sử dụng nhà vệ sinh tạm bợ, sử dụng cầu tiêu trên ao cá. Trước hết là do ý thức vệ sinh của người dân nói chung và hộ nghèo người có cơng nói riêng chưa cao, cịn quen tập qn vùng
sơng nước, một mặt do kinh tế cịn thấp nên chưa đủ điều kiện để xây dựng nhà vệ sinh tự hoại hợp vệ sinh. Cịn 41 hộ sử dụng nước ao, hồ, sơng không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Còn 51 hộ ở nhà tạm, rất cần sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước để ổn định cuộc sống.
Về nhân tố hậu quả của chiến tranh: do ảnh hưởng của hậu quả chiến tranh kéo dài nhiều năm, cơ sở vật chất bị tàn phá, đời sống của nhân dân rất khó khăn, trong đó có hộ người có cơng với cách mạng. Tỉnh Long An là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng trong hai cuộc kháng chiến. Do đó, hậu quả do chiến tranh để lại đối với Long An là rất lớn. Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội của các hộ nghèo người có cơng.
Về nhân tố hậu quả khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh: những năm gần đây, thiên tai, dịch bệnh (cúm gia cầm H5N1, lở mồm long lóng ở heo và trâu bị, bệnh heo tai xanh) xảy ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh Long An, làm cho đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo gặp nhiều khó khăn, trong đó có hộ người có cơng với cách mạng.
Về nhân tố sự tham gia của cộng đồng: việc nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình GQVL-GN của một số địa phương trong tỉnh Long An chưa sâu sắc nên thiếu quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo thiếu kiểm tra, đôn đốc. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác giải quyết việc làm - giảm nghèo cịn thiếu và chưa được đào tạo chính quy về chuyên môn.