1.2 Nội dung cơ bản của CM TTTS:
1.2.2.5 Xác định giá trị có thể thu hồi:
Giá trịcó thểthu hồi của tài sản được định nghĩa là “giá trịdịng tiền lớn nhất mà tài sản có thể tạo ra cho doanh nghiệp” (PricewaterhouseCoopers, 2013). Do đó, giá trịcó thểthu hồi của tài sản được xác địnhlà giá cao hơn giữa giá trịhợp lý trừ đi chi phí bán
và giá trị sử dụng của tài sản. Nếu một trong hai loại giá trị nói trên cao hơn giá trị sổ sách của tài sản, có nghĩa là tài sản khơng bị giảm giá trị, lúc này ta không cần ước tính loại giá trị cịn lại. Ví dụ, kết quả ước tính giá trị sửdụng của tài sản cho thấy giá trị này cao hơn giá trị sổ sách thì có thể kết luận ngay là tài sản không bị giảm giá trị và khơng cần ước tính giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản. Tương tự như vậy, nếu giá trịhợp lý trừ đi chi phí bán được ước tính là cao hơn giá trị sổ sách, đơn vị sẽ khơng cần ước tính giá trịsửdụng mà có thểkết luận ngay là tài sản khơng bịgiảm giá.
Trong trường hợp có bằng chứng cho thấy giá trị sử dụng của tài sản không cao hơn trọng yếu so với giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản, IAS 36 cho phép dùng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán làm giá trị có thểthu hồi của tài sản mà khơng cần phải tính giá trịsửdụng.
Giá trị có thể thu hồi cần được xác định cho từng tài sản riêng biệt trừ khi tài sản đó khơng tạo ra luồng tiền vào độc lập với những tài sản khác. Ví dụ, LTTM thường được xem là một tài sản khơng có khả năng tạo ra luồng tiền độc lập. Trong trường hợp này, giá trịcó thểthu hồi sẽ được xác định cho đơn vịtạo ra tiền có chứa tài sản đó.
Chuẩn mực TTTS hướng dẫn cách xác định Giá trị hợp lý trừ chi phí bán và Giá trịsửdụngnhư sau:
a) Xác định giá trịhợp lý trừ đi chi phí bán tài sản:
Cách tốt nhất để xác định giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản là dựa vào giá thỏa thuận được ràng buộc giữa các bên sau khi trừ đi chi phí trực tiếp đểbán tài sản.
Trường hợp khơng có thỏa thuận ràng buộc, nếu tài sản được mua bán trên thị trường hoạt động, giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản là giá thị trường trừ đi chi phí bán tài sản. Giá thị trường thường được sử dụng là giá mua hiện hành. Nếu khơng có giá mua hiện hành, doanh nghiệp có thể ước tính từ giá cả của các nghiệp vụ gần nhất nếu khơng có sựbiến động đáng kểtừngày phát sinh nghiệp vụ đến ngày ước tính.
Nếu khơng có thị trường hoạt động, giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản có thể dựa trên giá trị mà đơn vị có thể có được từviệc bán tài sản sau khi trừ đi chi phí bán tài sản tại ngày lập BCĐKT.
Chi phí bán tài sản là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán tài sản hoặc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng đểbán. Ví dụ chi phí pháp lý, chi phí làm hồ sơ giấy tờ, thuế, chi phí di dời tài sản… Những chi phí phát sinh sau khi bán tài sản hoặc là kết quảcủa việc bán tài sản khơng được ghi nhận vào chi phí bán tài sản.
Trong trường hợp tài sản cố định áp dụng mơ hìnhđánh giá lại theo giá trị hợp lý theo IAS 16, câu hỏi đặt ra là có cần phải xem xét việc giảm giá trị theo IAS 36 hay không? Đoạn 5, IAS 36 quy định không cần xét việc giảm giá trị nếu giá trị hợp lý (dùng
để đánh giá lại) được xác định theo giá thị trường và chi phí thanh lý không đáng kể. Nguyên nhân là do lúc này giá trị có thể thu hồi tính theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí thanh lý sẽkhơng khác biệt đáng kểso với giá trịhợp lý (bây giờlà giá trịsổ sách sau khi đánh giá lại) do chi phí thanh lý khơng đáng kể.
b) Xác định giá trịsửdụng của tài sản:
Có hai bước để ước tính giá trịsửdụng của tài sản:
Ước tính dịng tiền vào và ra trong tương lai phát sinh từ việc sửdụng và thanh lý tài sản.
Áp dụng tỷlệchiết khấu phù hợp cho những dòng tiền trong tương lai đó.
Ước tính dịng tiền trong tương lai
Khi xác định dòng tiền tương lai, đơn vịcần:
Dự báo dịng tiền dựa trên những ước tính phù hợp nhất của ban quản lý về điều kiện kinh tếtồn tại trong suốt thời gian hữu dụng còn lại của tài sản.
Dòng tiền được xác định dựa trên dự toán hoặc dự báo tài chính gần nhất. Việc ước tính thực hiện tối đa cho khoảng thời gian 5 năm, trừkhi khoảng thời gian dài hơn là phù hợp.
Sau 5 năm, việc ước tính sẽdùng tỷlệ tăng trưởngổn định hoặc giảm dần, trừ khi chứng minh được tỷ lệ này gia tăng. Tỷ lệ tăng trưởng không được vượt quá tỷlệ tăng trưởng bình quân dài hạn của sản phẩm, ngành, quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc thị trường mà tài sản được sử dụng, trừ khi tỷ lệ cao hơn là phù hợp.
Dòng tiền trong tương lai bao gồm các nội dung sau: Dòng tiền vào dự tính thu được từviệc sửdụng tài sản.
Dòng tiền ra cần thiết đểtạo được dòng tiền vào từviệc sửdụng tài sản. Dịng tiền ra này có thể đóng góp trực tiếp và được phân bổ một cách hợp lý, nhất quán cho tài sản.
Dòng tiền tương lai được ước tính trong điều kiện hiện tại của tài sản nên do đó khơng bao gồm dịng tiền từ:
Việc tái cấu trúc trong tương lai mà doanh nghiệp chưa cam kết thực hiện, hoặc Việc hoàn thiện, tăng cường hiệu suất của tài sản.
Khi ước tính dịng tiền trong tương lai cần bao gồm cảdịng tiền cần chi ra để duy trì lợi ích kinh tế dự tính thu được từ tài sản trong điều kiện hiện tại. Khi một đơn vịtạo ra tiền bao gồm các tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau và tất cả tài sản đó đều cần thiết cho hoạt động bình thường của đơn vị thì việc thay thế những tài sản có thời gian sử dụng hữu ích ngắn hơn được xem là chi phí hàng ngày của đơn vị khi ước tính dịng tiền trong tương lai, chứ khơng tính như chi phí thanh lý tài sản.
Dịng tiền trong tương lai sẽkhơng bao gồm: Dịng tiền thu và chi từ hoạt động tài chính, hoặc Các khoản thu và chi từthuếthu nhập.
Tỷ lệ chiết khấu được tính tốn dựa trên cơ sở trước thuế thu nhập doanh nghiệp nên dòng tiền trong tương lai cũng tính trên cơ sở trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xác định tỷlệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ trước thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh sự đánh giá của thị trường tại thời điểm hiện tại đối với:
Giá trịthời gian của tiền tệ,
Rủi ro đối với tài sản mà những ước tính đối với dịng tiền trong tương lai không được điều chỉnh.
Đây là tỷ lệ mà đơn vị mong muốn nhận được nếu thực hiện khoản đầu tư mang lại dòng tiền, rủi ro và thời gian đầu tư tương tự như từtài sản. Tỷlệ này có thể xác định từ tỷ lệ của các tài sản tương tự hoặc từ chi phí vốn bình qn có trọng số của doanh nghiệp niêm yết có sửdụng tại sản tương tự như tài sản đang được xem xét.