Các giải pháp và kiến nghị vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 81 - 86)

trong các doanh nghiệp tại Việt Nam:

Từ các quan điểm và phương hướng vận dụng đã nêu trên, tác giả đề ra các giải pháp cho việc vận dụng Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản như sau:

3.3.1 Bổ sung, điều chỉnh Luật và Chuẩn mực chung:

Như đãđ ề ra phương hướng ở mục 3.2.2, tác giả phân tích kỹ hơn giải pháp này như là một nền tảng cho việc ban hành và vận dụng Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản.

Luật Kế toán và Chuẩn mực chung nên thừa nhận một mơ hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau:

Theo đánh giá của các chuyên gia (trong phạm vi khảo sát), Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, mặc dù đã đạt được một số thành tựu kinh tế nhưng nhìn chung các thị trường hàng hóa vẫn chưa phát triển và cịn nhiều hạn chế. Do đó, khi vận dụng Chuẩn mực kếtốn Tổn thất tài sản, chúng ta không nên sử dụng giá trị tài sản đãđư ợc đánh giá tổn thất làm cơ sở tham chiếu duy nhất mà nên duy trì mơ hình kết hợp các cơ sở định giá khác nhau. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp lớn, các công ty niêm yết (thuộc nhóm doanh nghiệp có tài sản dài hạn cần phải đánh giá tổn thất), ta vẫn nên công bốthông tin vềgiá gốc kèm với giá trị đãđánh giá tổn thất.

Chuẩn mực chung nên bổ sung nguyên tắc Coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức pháp lý (substance over form):

Trong bộ khuôn mẫu (framework) của IAS/IFRS (tương đương trong VAS là chuẩn mực chung –VAS 01) có một nguyên tắc rất quan trọng nằm trong phần đặc điểm chất lượng của các BCTC có tính tin cậy (reliablity): ngun tắc Coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức pháp lý. Nguyên tắc này chỉ ra rằng việc ghi nhận và trình bày các nội dung thơng tin trên báo cáo tài chính phải dựa trên nội dung, bản chất của nghiệp vụkinh tế phát sinh (hay phản ánh một cách trung thực, đúng bản chất) mặc dù quy định về mặt pháp lý có thể được ghi nhận khác. Đây là một nguyên tắc quan trọng, xun suốt trong tồn bộ cơng tác kế tốn từ khâu ghi nhận chứng từ ban đầu, ghi sổkếtoán, xửlý sốliệu, hệ thống hóa và cung cấp thơng tin lập báo cáo tài chính. Thực hiện tốt nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc liên quan khác (nguyên tắc thận trọng, trọng yếu, phù hợp,…) và là cơ sở đảm bảo thơng tin trình bày trên BCTC minh bạch, trung thực và hợp lý.

Trong hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế, nguyên tắc này được thể hiện trong việc cho phép vận dụng tổng hợp các phương pháp xác định giá trị tài sản trình bày trên BCĐKT nhằm cung cấp thông tin trung thực và hợp lý về giá trị tài sản của đơn vị báo cáo. Cụthể, trong khuôn mẫu (framework) của hệthống IAS đưa ra các phương pháp được lựa chọn để đánh giá các yếu tố trình bày trên BCTC là phương pháp giá gốc (historical cost), phương pháp chi phí hiện hành hay giá thị trường tại thời điểm lập BCTC (current cost), phương pháp giá trị thuần có thể thực hiện được (realizable or settlement value), phương pháp giá trị hiện tại (present value). Trong từng chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể đưa ra quy định ghi nhận và trình bày trên BCTC theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo thơng tin trình bày trên BCTC là trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp, song những thay đổi trong IASs trong những năm gần đây chú trọng đến phản ánh giá trị tài sản và công nợ theo giá hợp lý (Bùi Thị Thu Hương, 2012).

Về mặt tinh thần, nguyên tắc coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức pháp lý nhất quán với việc Luật kế toán và Chuẩn mực chung thừa nhận các mơ hình định giá khác nhau nhằm chấp nhận việc báo cáo giá trị thực của tài sản hơn làchỉ chấp nhận giá trịcòn lại của tài sản tính theo giá gốc.

3.3.2 Ban hành mới chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản:

Nội dung này tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể về nội dung chi tiết chuẩn mực tại VN như sau:

Bảng 3.1. Kiến nghịviệc ban hành mới Chuẩn mực kếtoán Tổn thất tài sản tại VN

Nội dung Đềxuất

Các thuật ngữcủa Chuẩn mực

Ban hành đầy đủ các Thuật ngữ tương ứng với IAS 36, đặc biệt

có những ví dụ minh họa cho các khái niệm Thị trường hoạt động, đơn vị/nhóm đơn vị tạo ra tiền tương ứng với điều kiện Việt Nam đểgiúp các Doanh nghiệp dễdàng thực hiện.

Phạm viảnh hưởng của Chuẩn mực

Tương đồng với IAS 36: áp dụng cho các tài sản: Đất đai, nhà

xưởng, máy móc thiết bị, bất động sản đầu tư ghi nhận theo giá gốc, tài sản vơ hình, lợi thế thương mại, khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, tài sản được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại theo IAS 16 và IAS 38 (được làm rõ thêm trongđiều kiện thực hiện giải pháp)

Thời điểm thực hiện đánh giá tổn thất tài

sản

Tương đồng với IAS 36: tất cả tài sản trong phạm vi ảnh hưởng của IAS 36 phải được đánh giá tổn thất khi có những dấu hiệu tài sản có thể giảm giá trị. Riêng đối với TSVH có thời gian sử dụng hữu ích khơng thể xác định, TSVH chưa sẵn sàng sử dụng và LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh: cho phép các doanh nghiệp thực hiện đánh giá tổn thất hàng năm tương ứng với IAS. Tuy có hạn chế về chi phí cung cấp thông tin và lợi ích nhận được, nhưng việc đánh giá lại hàng năm các khoản mục đặc biệt này lại không gây mâu thuẫn trong việc kế tốn LTTM ở nội dung trình bày dưới đây.

Dấu hiệu cho thấy tài sản bịgiảm giá trị

Tương đồng với IAS 36: bao gồm các thơng tin bên ngồi và

thông tin bên trong doanh nghiệp cho thấy rằng tài sản bịgiảm giá trị. (Xem thêmởnội dung 1.2.2.4 )

Xác định giá trịcó thểthu hồi của tài sản Xác định giá trịhợp lý trừ đi chi phí bán

Tương đồng với IAS 36(Xem thêmởnội dung 1.2.2.5 )

Xác định giá trịsử dụng

Tương đồng với IAS 36(Xem thêmởnội dung 1.2.2.5 )

Ghi nhận và đo lường

Tổn thất tài sản Tương đồng với IAS 36(Xem thêmởnội dung 1.2.2.6 )

Lợi thế thương mại (LTTM)

Theo quy định của kế toán Việt Nam, trong VAS số 11 – Hợp nhất kinh doanh cho rằng “LTTM là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các Tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt”. Và theo đoạn 50 “tại ngày

mua bên mua sẽ ghi nhận LTTM phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; và xác định giá trị ban đầu cả LTTM theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng”. Điều này thể hiện LTTM được phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt. VAS 11 cũng quy định cách ghi nhận và xử lý LTTM như sau (đoạn 53) “LTTM được ghi ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh (nếu giá trị nhỏ) hoặc phải phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sở hữu hữu ích ước tính (nếu giá trị lớn). Thời gian sử

dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thểmang lại cho DN. Thời gian sử dụng hữu ích của LTTM tối đa không quá 10 năm kểtừ ngày được ghi nhận”.

Trên thế giới, đối với khoản LTTM sau khi được ghi nhận như một tài sản trên BCĐKT sẽ có hai cách kế tốn như sau: một số quốc gia thực hiện khấu hao hoặc phân bổ dần giá trị của LTTM tính vào chi phí (Nhật Bản, quy định hiện hành của VN..), một số quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc lại đánh giá tổn thất giảm đối với khoản mục này. Việc phân bổ hay đánh giá tổn thất phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và pháp luật của từng quốc gia, các quốc gia Anh, Mỹ, Úc…thông tin kế toán phục vụ chủ yếu cho nhà đầu tư, hệ thống pháp luật đồng bộ và hiệu quả thì việc đánh giá giảm LTTM là phù hợp (Bùi ThịNgọc, 2012).

Theo quan điểm của tác giả, việc phân bổ LTTM theo thời gian 10 năm tại VN hiện nay là khơng có cơ sở khoa học (đã phân tích kỹ ởmục 1.2.2.3). Hơn nữa, nếu VN vẫn tiếp tục phân bổ LTTM thì ngay từ đầu phạm vi Chuẩn mực này chúng ta phải loại trừ LTTM, còn nếu vẫn cho phép LTTM trong phạm vi điều tiết của Chuẩn mực thì thời điểm đánh giá Tổn thất LTTM là hàng năm sẽ gây ra chồng chéo trong công việc. Tiến tới xu thế hội nhập quốc tế, và cũng vì việc đánh giá tổn thất tài sản tuân thủ nguyên tắc thận trọng, là phù hợp với văn hóa Việt Nam nên tác giả đề nghị Việt Nam nên cho phép đánh giá Tổn thất LTTM và thời điểm đánh giá tổn thất là hàng năm nhằm đảm bảo tính kịp thời và trung thực của thơng tin.

Hồn nhập tổn thất tài sản

Tương đồng với IAS 36: tổn thất của các tài sản khác LTTM đều

được hoàn nhập khi dấu hiệu tổn thất khơng cịn nữa nhằm đảm bảo phản ảnh giá trị thực của tài sản. Riêng tổn thất LTTM, vì tính chất đặc biệt của nó (đã trình bày ở mục 2.3.2) nên ta cũng

xửlý khơng cho phép hồn nhập.

Cơng bốthơng tin Tổn thất tài sản

Tương đồng với IAS 36, nhưng theo ý kiến tác giả, Việt Nam nên khuyến khích cơng bố thơng tin đánh giá tổn thất tài sản cùng với thông tin giá trị còn lại của tài sản từ hệ thống giá gốc để người đọc BCTC dễ dàng theo dõi và đối chiếu, việc này đặc biệt hữu ích với những năm đầu mới ban hành Chuẩn mực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)