toán Tổn thất tài sản trong các Doanh nghiệp tại Việt Nam:
2.3.1 Mục tiêu và phương pháp thực hiện:
Mục tiêu:
Thu thập, tổng hợp ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm về nghiên cứu và thực tiễn việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam, kết hợp với kết quả khảo sát thực trạng TTTS trong các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tiến hành phân tích thực trạng và đưa ra nhận xét về việc vận dụng Chuẩn mực này trong kế toán các doanh nghiệp VN.
Phương pháp thực hiện:
Chọn mẫu có mục đích. Đối tượng được chọn là 4 chuyên gia có thâm niên nghiên cứu học thuật và kinh nghiệm thực tế, hiện đang làm việc tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM, Trường Đại học Mở TP HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật trong lĩnh vực Kế tốn tài chính, Kiểm tốn; 2 chun gia đến từcơng ty kiểm tốn KPMG là những người trực tiếp sửdụng Chuẩn mực kếtoán quốc tếvề Tổn thất tài sản cho công việc của họ.
Cấu trúc cuộc phỏng vấn tác giả chia làm 4 nhóm nội dung chính: nhóm câu hỏi tìm hiểu các chuyên gia về nội dung chi tiết của IAS 36; nhóm câu hỏi nguyên nhân Chuẩn mực kế toán về TTTS chưa được ban hành tại Việt Nam; nhóm câu hỏi thuận lợi và thách thức khi vận dụng Chuẩn mực TTTS tại Việt Nam; và nhóm câu hỏi khả năng vận dụng Chuẩn mực TTTS trong tương lai.
Phát bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đến từng đối tượng được khảo sát (3 mẫu), hoặc thông qua trao đổi thư điện tử (3 mẫu). Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nghiên cứu của tác giả về nội dung Chuẩn mực Tổn thất tài sản và những thông tin khoa học tác
giả thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu Chuẩn mực. Trong quá trình phỏng vấn, tùy vào phản ứng của từng đối tượng tác giả có những điều chỉnh về bảng hỏi đểcó thể thu được nhiều ý kiến, chia sẻ nhất của các chuyên gia. Danh sách đối tượng được phỏng vấn, bảng câu hỏi và kết quả được trình bàyởphần Phụ lục 4.
Sử dụng bản ghi chép cuộc phỏng vấn để tổng hợp thông tin và phân tích thực trạng.
2.3.2 Kết quảphỏng vấn ý kiến chun gia:
Thơng qua kết quảphỏng vấn, tác giảtổng hợp thành nội dung cụthể như sau:
i) Vềnội dung chi tiết của Chuẩn mực:
Khác biệt trong kế toán Lợi thế thương mại giữa Việt Nam (khấu hao đều không quá 10 năm) và Quốc tế (đánh giá tổn thất hàng năm) được giải thích như sau:
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (CMKTQT) đã trải qua nhiều lần chỉnh sửa, cập nhật nhưng Việt Nam vẫn chưa có sự cập nhật, chỉnh sửa kịp thời theo xu hướng thay đổi của CMKTQT.
Về tư duy chính trị, văn hóa kếtốn, VN thích cào bằng, phân bổ dần đều cho đơn giản.
Liên quan đến vấn đềchi phí– lợi ích, việc đánh giá tổn thất hàng năm đòi hỏi sự tốn kém nhân lực, nguồn lực vượt quá lợi ích nhận được.
Việt Nam chưa có thị trường chính của tài sản, khơng xác định được giá trịhợp lý nên Lợi thế thương mại sẽ được phân bổ dần đều. Còn theo CM quốc tế, lợi thế thương mại được đánh giá tổn thất hàng năm đểphản ánh đúng được giá trịcủa tài sản, các quốc gia hội đủ điều kiện sẽtiến hành Chuẩn mực này.
Các chuyên gia cũng đánh giá việc kế toán Việt Nam phân bổ LTTM trong thời gian 10 năm là khơng có cơ sở.
Các khái niệm Đơn vị/ nhóm đơn vịtạo ra tiền (cash –generating units):được cho là khá mớiở Việt Nam. Các khái niệm này thực ra cũng đãđư ợc áp dụng trong các chuẩn mực kế toán cụ thể của Việt Nam nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính thức
được đưa vào chuẩn mực. Tuy nhiên, các khái niệm này rất hữu ích đối với các công ty lớn khi mua một công ty khác và cần tiến hành đánh giá lại thông qua đơn vịtạo tiền.
Vấn đề đo lường Tổn thất tài sản phải xác định được Giá trị thu hồi của tài sản thông qua so sánh hai loại giá Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán và Giá trị sử dụng của tài sản: Các chuyên gia cho rằng bài toán kế toán theo giá trịhợp lý là bài tốn lớn, cịnđối với cách xác định Giá trịhợp lý trừ đi chi phí bán trong Chuẩn mực Tổn thất tài sản là vấn đề không quá phức tạp, chỉ là giao dịch mua bán trao đổi ngang giá, khơng có rắc rối lớn cho phần lớn các tài sản cần đánh giá tổn thất. Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu (dòng tiền tương lai phát sinh từviệc sửdụng và thanh lý tài sản) đểtính tốn giá trị sử dụng của tài sản cũng khơng có khó khăn gì lớn. Kỹthuật lựa chọn tỷ suất chiết khấu, phụ thuộc vào rủi ro của mỗi doanh nghiệp, chi phí cơ hội của từng tài sản, và kỳ vọng của doanh nghiệp về khả năng tạo ra lợi ích kinh tế của từng tài sản, nên kỹ thuật này được cho là một sự ước tính dựa trên những dự đốn của nhà quản trị. Hiện nay nếu có thểáp dụng thì các cơng ty chứng khốn sẽ có tính ra tỷ suất sinh lợi bình quân cho từng ngành nghề và các doanh nghiệp có thể áp dụng tỷ suất này để chiết khấu, còn bản thân doanh nghiệp tự ước tính thì rất khó và có khả năng phát sinh nhiều vấn đề thông đồng, gian lận.
Vấn đề hoàn nhập Tổn thất tài sản:theo quy định của Quốc tế, các khoản Tổn thất tài sản khác LTTMđều được hoàn nhập khi dấu hiệu tổn thất khơng cịn nữa, riêng tổn thất của LTTM không được phép hoàn nhập (đồng nghĩa với việc đánh giá tăng LTTM) là do LTTM khác với những tài sản riêng biệt ởchỗ nó khơng thể phân bổ riêng rẽ cho từng yếu tố trong nó được mà là một nhóm các đơn vị tạo tiền, và theo nguyên tắc thận trọng thì việc ghi nhận tăng giá trị tài sản thì phải có những bằng chứng chắc chắn về khả năng làm gia tăng lợi ích kinh tếgắn liền với từng tài sản cụthể (tài sản nào trong LTTM sẽ làm gia tăng lợi ích kinh tế, hay tất cả chúng đều làm gia tăng, hay tăng nhiều, giảm ít và bù trừ lại thì vẫn tăng…), còn ghi giảm tài sản là LTTM thì đơn giản hơn nhiều theo nguyên tắc thận trọng.
Nếu cho phép đánh giá tăng LTTM thì xu hướng gian lận có thể xảy ra nhiều hơn, vì nó rất khó để kiểm chứng trong vấn đề đánh giá hay lượng hóa giá trị lợi ích kinh tế tăng thêm mà tài sản này mang lại. Và cũng vì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của LTTM là khơng chắc chắn.
Ngoài ra, LTTM được coi là một tài sản khó đo lường được giá trịmột cách chính xác, chỉ đo lường được một lần duy nhất vào lúc sát nhập doanh nghiệp có phát sinh LTTM. Ở đây, Chuẩn mực áp dụng nguyên tắc thận trọng đối với quy định này, nếu cho phép hoàn nhập tổn thất LTTM thìđồng thời khoản LTTM nội sinh cũng phải được cho phép ghi nhận.
Về vấn đề trình bày và công bố thông tin Tổn thất tài sản: việc trình bày và
cơng bố thơng tin được cho là hữu ích đối với người sử dụng thơng tin, nhưng lại gây ra rất nhiều biến động đối với thị trường chứng khoán.
ii)Về các vấn đề khác xung quanh việc ban hành và vận dụng Chuẩn mực Tổn thất tài sản:
Kết quảphỏng vấn các chuyên gia vềcác vấn đề: nguyên nhân Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản chưa được ban hành tại Việt Nam, khả năng vận dụng Chuẩn mực này trong tương lai được tác giả tổng hợp cùng với kết quả khảo sát người hành nghề, cũng như từ các nghiên cứu nền tảng của các chuyên gia được đăng tải trên các tạp chí khoa học có giá trị và được trình bàyởmục 2.4 tiếp theo.