Từ phía Cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ

2.3 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP

2.3.4.3.3 Từ phía Cơ quan quản lý

-Thiếu cơ sở pháp lý. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã

cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, hợp đồng tương lai. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ. Tồn tại cơ chế xin cho, mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa an tâm về pháp luật công cụ phái sinh vì quy định chưa rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, cách tính các khoản thuế. Đặc biệt, hệ thống Ch̉n mực kế tốn Việt Nam cịn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Ch̉n mực kế tốn Quốc tế về cơng cụ tài chính, trong đó là các Ch̉n mực IAS 39 “Các cơng cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị”; IAS 32 “Công cụ tài

chính: Thuyết minh và trình bày thơng tin”; IFRS7 “Các cơng cụ tài chính: cơng bố”. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị cơng cụ tài chính nói chung và cơng cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế tốn, để lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, và để kiểm tốn báo cáo tài chính này. Đồng thời, cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng Nhà nước khó có thể có được thơng tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.

-Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài

chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường.

Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định rõ ràng về kế toán đối với DN về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường.

-Cơ chế quản lý tỷ giá thiếu linh hoạt. Đây là vấn đề cốt lõi, vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng chủ yếu là USD để giao dịch với đối tác nước ngoài, nhưng cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ tỷ giá đồng USD/VND, nên tỷ giá này ít biến động và thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN cơng bố. Do vậy phần nào chính cơ chế chính sách đã làm cho doanh nghiệp khơng quan tâm tới bảo hiểm rủi ro về tỷ giá.

-Chưa có hình thức quy định việc cơng bớ thơng tin các công cụ phái sinh ra công chúng. Cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khốn chưa có được

thơng tin đầy đủ để giám sát thị trường, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện nay chưa có các cơng cụ cụ thể để quản lý công cụ phái sinh, mà chỉ mới ban đầu yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo tình hình cơng cụ phái sinh như theo thông tư 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 (hiệu lực ngày 01/07/2011).

Ngoài ra, nhà nước chưa đưa ra quy định bắt buộc công khai thông tin về công cụ phái sinh trên các báo cáo thường niên của các ngân hàng. Nên các đối tượng muốn tham gia cũng sẽ khơng có nhiều thơng tin trước khi chọn lựa ngân hàng để thực hiện cơng cụ phái sinh.

Tóm lại, nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; Đối tác mua bán công cụ phái sinh tiền tệ với Eximbank chủ yếu là các doanh nghiệp lại bị hạn chế; Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN chưa linh hoạt…đã hạn chế tính chủ động phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ về cơng cụ tài chính phái sinh tại Eximbank trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)