Các nguyên nhân hạn chế sự phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ

2.3 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP

2.3.4.3 Các nguyên nhân hạn chế sự phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ

tiền tệ

2.3.4.3.1 Từ phía ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng công cụ phái sinh tiền tệ và chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng nhóm khách hàng. Hiện nay, Eximbank chỉ mới đưa ra các chiến lược tổng thể cho phòng kinh doanh tiền tệ, mà chưa có xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể từng cơng cụ phái sinh tiền tệ để từ đó đưa ra các mục tiêu thực hiện khác nhau. Và Eximbank cũng chưa thực hiện việc phân chia khách hàng thành từng nhóm để có chính sách chăm sóc và tiếp thị riêng. Do đó, các nghiệp vụ quyền chọn đang được thực hiện dạng cầm chừng, đối ứng với từng khách hàng chưa đưa ra được chiến lược kinh doanh thực sự, giống như là nhà môi giới hơn là nhà đầu tư. Nghiệp vụ hoán đổi chỉ thực hiện dưới dạng hoán đổi cùng loại tiền với thời gian ký hợp đồng và thời gian đáo hạn khác nhau, chưa phát triển được nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.

- Chi phí giao dịch có liên quan để giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh cịn cao. Chủ yếu là do ngân hàng ít nhận được đầy đủ thơng tin và những dự báo về biến động trên thị trường ngoại tệ về biến động tỷ giá. Do đó, ngân hàng phát sinh nhiều tổn thất trong chi phí giao dịch, bao gồm các chi phí cụ thể sau: Chi phí tìm kiếm thơng tin, chi phí thương lượng với đối tác, chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng, chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thơng tin, thể chế, chi phí ủy quyền tác nghiệp, chi phí thực hiện và giám sát.

- Năng lực kinh doanh ngoại tệ cịn nhiều hạn chế, chưa có mơ hình tổ chức kinh doanh ngoại tệ chuẩn. Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện cơng cụ tài chính phái sinh nói riêng chủ yếu tập trung tại hội sở chính và một số chi nhánh lớn, nên Eximbank vẫn chưa gia tăng được quy mô giao dịch phái sinh trên tồn hệ thống. Chỉ có Hội sở chính và một vài chi nhánh lớn như Sở giao dịch 1, chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Sài Gịn mới có bộ phận kinh doanh ngoại hối riêng biệt, còn đại đa số các chi nhánh, hoạt động kinh doanh ngoại hối thường được ghép

vào phịng Thanh tốn quốc tế, phịng Kế tốn, phịng Nguồn vốn kinh doanh…và cũng chưa có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận giao dịch mua bán và bộ phận kiểm soát rủi ro và hỗ trợ sau giao dịch.

- Chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức về hệ thống công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ.

Để thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ, triển khai các công cụ phái sinh Eximbank đã cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh tiền tệ và đầu tư hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại như hệ thống Reuters Dealing, Reuters Extra, Reuters Eikon, hệ thống SWIFT, hệ thống Corebanking, máy Fax, máy Scan, máy điện thoại ghi âm tạo thuận lợi cho các giao dịch viên (Dealer) giao dịch tức thời nhưng vẫn đảm bảo tính chất pháp lý của giao dịch. Tuy nhiên, ứng với mỗi chương trình trên thì có 1 máy tính chủ đặt tại Hội sở, do đó so với khối lượng giao dịch phát sinh như hiện nay là vừa đủ. Nhưng nếu khối lượng giao dịch phát sinh nhiều hơn thì có khả năng hệ thống máy tính sẽ không đáp ứng kịp thời.

Tại các chi nhánh lớn, hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn cịn mang tính chất thủ công, chủ yếu thực hiện bằng điện thoại, chưa sử dụng nhiều các dịch vụ của hãng tin Reuter. Vì thế chưa có một bộ phận chun trách phân tích xu hướng thị trường để đưa ra mức giá cả thích hợp phục vụ kinh doanh ngoại tệ, mà chủ yếu phụ thuộc từ nguồn tin của Hội sở. Ngoài ra, phần mềm hay xãy ra hư hỏng và bị khấu hao nên việc phân tích, chào giá còn gặp hạn chế.

- Chưa chuẩn bị nguồn lực để triển khai cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ. Xãy ra tình trạng chảy máu chất xám.

Hiện nay Eximbank vừa đủ về số lượng nhân sự để thực hiện giao dịch phái sinh tiền tệ với quy mơ giao dịch như hiện nay. Nhưng nhìn chung tồn hệ thống Eximbank, chưa có đội ngũ nhân lực vững chun mơn và kiến thức để triển khai cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ đến doanh nghiệp một cách hiệu quả. Họ chủ yếu được chuyển từ các phòng ban khác tới, chưa có kinh nghiệm cơng tác và môi trường đào tạo chuyên nghiệp. Còn cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối cịn ít, chủ yếu là do có kinh nghiệm chứ khơng được đào tạo bài bản.

Ngoài ra, tình hình nhân sự ln có sự biến động mà nguyên nhân chủ yếu là do chế độ đãi ngộ, khen thưởng chưa hợp lý, trong khi tính chất cơng việc địi hỏi sự nhanh nhẹn, chính xác và áp lực cao. Điều này làm cho nhân viên không hứng thú trong công việc nên xin chuyển bộ phận hoặc chuyển sang ngân hàng khác.

- Chương trình tiếp thị các công cụ phái sinh còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, quảng bá các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi của các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng phát triển. Đội ngũ tư vấn dịch vụ của ngân hàng còn nghèo nàn, chưa có chiến lược thu hút khách hàng tham gia giao dịch phái sinh tiền tệ với quy mô lớn. Hệ thống Eximbank chưa có những quy định thống nhất về cơng tác dịch vụ khách hàng trên tồn hệ thống. Chưa tổ chức được những chiến lược quảng bá rộng rãi, chuyên nghiệp về các sản phẩm phái sinh tiền tệ trong chiến lược Maketing thống nhất, các chương trình cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Chưa hình thành được kênh phân phối thơng tin chun nghiệp về công cụ phái sinh tiền tệ, như đào tạo nhân viên thực hiện truyền bá thông tin, quảng bá trên phương tiện truyền thông.

2.3.4.3.2 Từ phía doanh nghiệp

Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng. Thực tế đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng USD để giao dịch với đối tác nước ngoài là chính. Mà đồng ngoại tệ USD đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách kiểm sốt với biên độ dao động nhất định làm cho tỷ giá ít biến động. Do đó, thị trường ngoại hối của Việt Nam đang tồn tại một bất hợp lý là doanh nghiệp khơng có cơng cụ để phịng ngừa rủi ro nên chính phủ phải ra sức bảo vệ rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp được bảo hộ kỹ quá sinh ra tâm lý ỷ lại nên họ thường ít khi chú trọng đến vấn đề bảo vệ mình trước các biến động của tỷ giá.

Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, khi tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ của thị trường như dư thừa quá mức hoặc thiếu hụt nghiêm trọng thì tỷ giá NHNN sẽ khơng cịn phù hợp với tình hình thị trường, các NHTM phải áp dụng mức tỷ giá hợp lý hơn đó là

“tỷ giá vượt trần” hoặc “tỷ giá lọt sàn”. Điều này khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nhập khẩu không thể nào lường trước được việc khi tới hạn mình sẽ thanh toán với mức tỷ giá như thế nào. Nên họ rất e dè trong việc lựa chon cho mình một cơng cụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Hay nói chính xác hơn là họ vẫn chưa có thói quen quan tâm tới phịng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hai là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các cơng cụ phái sinh để phịng chống rủi ro còn nhiều hạn chế. Kể cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với nghiệp vụ giao ngay mà chưa biết sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Phản ứng của họ trước các nguy cơ rủi ro luôn là để mặc tỷ giá biến động theo thị trường. Chỉ trong trường hợp doanh nghiệp cần VND trước khi giao hàng, họ mới tìm đến Ngân hàng. Khi đó Ngân hàng sẽ thoả thuận cho doanh nghiệp vay VND với lãi suất ưu đãi nhưng bù lại doanh nghiệp phải cam kết bán hết số USD nhận được từ xuất khẩu cho Ngân hàng. Để chắc chắn Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp bán kỳ hạn ngay tại thời điểm cho doanh nghiệp vay VND. Nếu tại thời điểm doanh nghiệp nhận được thanh tốn mà tỷ giá lại lên thì doanh nghiệp thiệt và Ngân hàng có lợi, nhưng bù lại doanh nghiệp lại có lợi trong hợp đồng vay vốn. Còn trong trường hợp ngược lại thì rõ ràng ngân hàng là người thiệt cả hai nhưng Ngân hàng có thể đã bảo hiểm rủi ro của mình bằng cách ngay lúc đó Ngân hàng bán số ngoại tệ vừa mua bằng giao dịch kì hạn khác. Do đó, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại sử dụng các sản phẩm này bởi vì họ cảm thấy nó q xa lạ và nguy hiểm.

Trình độ nhân sự có năng lực về thị trường ngoại hối phái sinh còn hạn chế là do họ ít được làm quen với các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường này. Đây là thực trạng ở Việt Nam: Thiếu các chương trình đạo tạo thực tế về cơng cụ phái sinh, các chuyên gia đào tạo về cơng cụ phái sinh cịn q ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch khơng bao nhiêu do đó cơ hội tiếp cận ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam cịn hạn chế; Bên cạnh đó, thơng tin về cơng cụ phái sinh khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ khó hiểu của các tài liệu đào tạo; không đầy đủ các

thông tin hướng dẫn về công cụ phái sinh của tổ chức cung cấp công cụ phái sinh. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay ở Việt Nam vẫn cịn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về công cụ phái sinh; thông tin chưa được công khai về công cụ phái sinh tại các tổ chức phát hành cơng cụ. Trong khi đó, sản phẩm phái sinh trong phịng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam nếu không được đào tạo chuyên sâu.

Bên cạnh đó, phần lớn các DN cũng chưa có các trang thiết bị phần mềm chuyên nghiệp để quản lý rủi ro, tính chi phí giao dịch và lợi nhuận dự kiến. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng khơng có đủ nhân sự và trang thiết bị để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

2.3.4.3.3 Từ phía Cơ quan quản lý

-Thiếu cơ sở pháp lý. Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã

cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, hợp đồng tương lai. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ. Tồn tại cơ chế xin cho, mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa an tâm về pháp luật cơng cụ phái sinh vì quy định chưa rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện, cách tính các khoản thuế. Đặc biệt, hệ thống Ch̉n mực kế tốn Việt Nam cịn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Ch̉n mực kế tốn Quốc tế về cơng cụ tài chính, trong đó là các Ch̉n mực IAS 39 “Các cơng cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị”; IAS 32 “Công cụ tài

chính: Thuyết minh và trình bày thơng tin”; IFRS7 “Các cơng cụ tài chính: cơng bố”. Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị cơng cụ tài chính nói chung và cơng cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế tốn, để lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, và để kiểm tốn báo cáo tài chính này. Đồng thời, cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng Nhà nước khó có thể có được thơng tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.

-Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài

chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường.

Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định rõ ràng về kế tốn đối với DN về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường.

-Cơ chế quản lý tỷ giá thiếu linh hoạt. Đây là vấn đề cốt lõi, vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng chủ yếu là USD để giao dịch với đối tác nước ngoài, nhưng cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ tỷ giá đồng USD/VND, nên tỷ giá này ít biến động và thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN cơng bố. Do vậy phần nào chính cơ chế chính sách đã làm cho doanh nghiệp khơng quan tâm tới bảo hiểm rủi ro về tỷ giá.

-Chưa có hình thức quy định việc cơng bớ thơng tin các công cụ phái sinh ra công chúng. Cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khốn chưa có được

thơng tin đầy đủ để giám sát thị trường, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính. Hiện nay chưa có các cơng cụ cụ thể để quản lý công cụ phái sinh, mà chỉ mới ban đầu yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo tình hình cơng cụ phái sinh như theo thơng tư 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 (hiệu lực ngày 01/07/2011).

Ngồi ra, nhà nước chưa đưa ra quy định bắt buộc công khai thông tin về công cụ phái sinh trên các báo cáo thường niên của các ngân hàng. Nên các đối tượng muốn tham gia cũng sẽ khơng có nhiều thơng tin trước khi chọn lựa ngân hàng để thực hiện cơng cụ phái sinh.

Tóm lại, nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển; Đối tác mua bán công cụ phái sinh tiền tệ với Eximbank chủ yếu là các doanh nghiệp lại bị hạn chế; Cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN chưa linh hoạt…đã hạn chế tính chủ động phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ về cơng cụ tài chính phái sinh tại Eximbank trong thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ tài chính phái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)