Thiết kế tình huống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro (Trang 35 - 40)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nghiên cứu 1

3.1.4. Thiết kế tình huống nghiên cứu

Các câu hỏi được thiết kế nhiệm vụ cho đối tượng tham gia ra quyết định sẽ tiết kiệm hoặc đầu tư dài hạn liên quan đến khoản dự phòng cho thu nhập hưu trí. Những người tham gia phải đưa ra quyết định về năm biến quan trọng. Các biến này là tỷ lệ mong muốn đối với thu nhập hàng năm sẽ được giữ lại cho nghỉ hưu; rủi ro đầu tư thể

hiện như là tỷ lệ phần trăm của các khoản tiết kiệm đó để đầu tư vào tài sản rủi ro; tuổi nghỉ hưu; dự kiến thu nhập hưu trí, và có thể biến đổi của thu nhập hưu trí (sự thay đổi này là do sự không chắc chắn của các điều kiện kinh tế).

Các tài liệu thí nghiệm được thiết kế gồm 10 câu hỏi độc lập, trong đó các câu hỏi được thay đổi ứng với một trong năm biến quan trọng. Trong đó, năm trong số các câu hỏi thì tập trung vào tiết kiệm; năm câu hỏi khác tập trung vào đầu tư rủi ro và một số câu hỏi cho thấy làm thế nào thay đổi tiết kiệm hoặc có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến một biến khác, hoặc thiết lập các biến. Ví dụ, một câu hỏi đã cho thấy làm thế nào thay đổi rủi ro đầu tư có thể ảnh hưởng đến thu nhập hưu trí dự kiến và biến đổi của nó – với rủi ro cao hơn không chỉ cung cấp thu nhập dự kiến cao hơn trung bình mà cịn biên độ rộng hơn. Bảng 3-2 trình bày với các câu hỏi trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, trong đó những người tham gia được yêu cầu chọn mức độ ưa thích về rủi ro đầu tư bằng cách chọn một trong những hàng trong bảng (lưu ý rằng trong định dạng này, biến quan trọng là trong cột đầu tiên của bảng, trong khi các cột khác thì hiển thị các hiệu ứng trên các biến khác như mức tối thiểu, trung bình, và thu nhập hưu trí tối đa).

Trong điều kiện bối cảnh cao, các câu hỏi được thiết kế bằng cách xóa đi năm hàng có giá trị thấp trong bảng câu hỏi của điều kiện bối cảnh đầy đủ và tình trạng bối cảnh thấp thì bao gồm năm hàng có giá trị cao trong bảng câu hỏi của bối cảnh điều kiện đầy đủ. Vì vậy, trong bối cảnh điều kiện đầy đủ, người tham gia phải lựa chọn trong số 11 câu trả lời có sẵn cho mỗi câu hỏi trong khi trong bối cảnh các điều kiện cao và thấp, chỉ có 6 lựa chọn câu trả lời có sẵn.

Bây giờ, giả sử rằng bạn sẽ nghỉ hưu ở tuổi 65 và quyết định tiết kiệm 21,6 triệu đồng (mức thu nhập khoảng 180 triệu đồng mỗi năm) để dự phịng cho thu nhập hưu trí. Tập hợp các lựa chọn sau đây cung cấp các giá trị khác nhau của thu nhập hưu trí phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm của bạn đầu tư vào các tài sản rủi ro cao, và bạn có thể xem trong bảng các hiệu ứng trên thu nhập hưu trí trung bình dự kiến và biến đổi của nó (tối thiểu và tối đa). Có sự khác biệt như vậy thu nhập hưu trí dự kiến của bạn bởi

vì khi bạn đầu tư vào các tài sản rủi ro cao thu nhập của bạn một phần phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của thị trường và nền kinh tế nói chung, trong đó có thể thay đổi theo thời gian. Lưu ý rằng số tiền lương hưu chính xác của bạn là khơng thể đốn trước, vì sự thay đổi có thể trong hoạt động đầu tư, nh ưng nó là rất có khả năng (hơn 95% cơ hội) đạt được giá trị giữa giá tối thiểu và giá trị tối đa được chỉ định trong bảng dưới đây. Ví dụ, nếu bạn đầu tư 50% mỗi năm vào Tài sản rủi ro cao, sau đó nó rất có khả năng (95% cơ hội) mà thu nhập hưu trí hàng năm của bạn sẽ được nhiều hơn 23,4 triệu đồng và ít hơn 36 triệu đồng, và trên trung bình (50% cơ hội), bạn có thể nhận được nhiều hơn 32,4 triệu đồng. Bây giờ bạn hãy chọn bao nhiêu phần trăm để đầu tư vào các tài sản rủi ro cao.

Đầu tƣ vào tài sản rủi ro Giá trị tối thiểu Giá trị trung bình Giá trị tối đa 0% 25,200,000 25,200,000 28,800,000 10% 24,840,000 26,640,000 30,240,000 20% 24,480,000 28,080,000 31,680,000 30% 24,120,000 29,520,000 33,120,000 40% 23,760,000 30,960,000 34,560,000 50% 23,400,000 32,400,000 36,000,000 60% 23,040,000 33,840,000 37,440,000 70% 22,680,000 35,280,000 39,600,000 80% 22,320,000 36,000,000 41,760,000 90% 21,960,000 36,720,000 43,920,000 100% 21,600,000 37,440,000 46,080,000

Bảng 3-2: Một câu hỏi trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, trong đó những ngƣời tham gia đƣợc yêu cầu chọn mức độ ƣa thích rủi ro của mình

Dữ liệu điều tra gồm 10 câu hỏi được trình bày khác nhau trong các điều kiện bối cảnh khác nhau. Trong Phụ lục 1 mô tả chi tiết của từng câu hỏi và mục đích của nó (các câu hỏi được nhóm lại theo các biến quan trọng mà những người tham gia được yêu cầu chọn lựa giữa tiết kiệm hoặc đầu tư rủi ro), cụ thể:

Các câu hỏi về tiết kiệm: Có năm câu hỏi được đặt ra cho người tham gia lựa

1. Chọn tiết kiệm bao nhiêu khi khơng có các thơng tin liên quan đến các biến cịn lại.

2. Chọn tiết kiệm bao nhiêu và thu nhập hưu trí dự kiến

3. Chọn tiết kiệm bao nhiêu và sự đánh đổi giữa tuổi nghỉ hưu và thu nhập hưu trí dự kiến.

4. Chọn tiết kiệm bao nhiêu và thu nhập hưu trí dự kiến và mức dao động giá trị tối đa và tối thiểu của thu nhập dự kiến khi quyết định đầu tư 50% số tiền tiết kiệm vào các tài sản rủi ro cao.

5. Chọn tiết kiệm bao nhiêu và lấy các mức rủi ro khác nhau bắt đầu từ tiết kiệm và đầu tư rủi ro ở mức thấp và sau đó tăng tỷ lệ ở cả hai tiết kiệm và đầu tư rủi ro.

Các câu hỏi về đầu tƣ rủi ro: Tiếp theo là năm câu hỏi đặt ra để người tham

gia tình huống lựa chọn mức độ đầu tư rủi ro là tỷ lệ tiết kiệm đầu tư vào các tài sản rủi ro cao.

1. Chọn tỷ lệ đầu tư rủi ro bao nhiêu khi khơng có các thơng tin liên quan đến các biến còn lại.

2. Chọn tỷ lệ đầu tư rủi ro bao nhiêu và thu nhập hưu trí dự kiến

3. Chọn tỷ lệ đầu tư rủi ro bao nhiêu và đánh đổi của tỷ lệ này với độ tuổi nghỉ hưu khác nhau và thu nhập hưu trí dự kiến và khoảng biến thiên của khoản thu nhập hưu trí.

4. Chọn bao nhiêu để đầu tư rủi ro và tỷ lệ trích ra từ số tiền tiết kiệm (tăng đầu tư tương ứng với giảm tiết kiệm) và dự kiến thu nhập hưu trí và biến đổi của thu nhập hưu trí này.

5. Chọn giữa mức độ thay đổi của thu nhập hưu trí. Sự thay đổi phản ánh chiến lược đầu tư khác nhau và gia tăng với mức thu nhập (rủi ro cao hơn tương ứng với thu nhập cao hơn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của bối cảnh đầu tư đến quyết định tài chính cá nhân trong điều kiện rủi ro (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)