3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
4.1.1. Kết quả nghiên cứu
Mặc dù các câu hỏi mà liên quan đến tiết kiệm và rủi ro đòi hỏi những người tham gia đánh đổi các biến số khác nhau (ví dụ, tiết kiệm so với thu nhập hưu trí trong một câu hỏi, và tiết kiệm so với rủi ro trong một câu hỏi khác), thì tình huống nghiên cứu sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cho các câu trả lời của mỗi người tham gia trên tất cả năm câu hỏi liên quan đến tiết kiệm và tất cả năm câu hỏi liên quan đến rủi ro để lấy được các giá trị trung bình cho tiết kiệm và rủi ro trong mỗi điều kiện. Đó là những kết quả trung bình được trình bày ở đây. Điều này đã được thực hiện bởi vì các kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt ở năm câu hỏi tương ứng với biến tiết kiệm và rủi ro
4.1.1.1. Tiết kiệm
Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị tiết kiệm được chọn (đơn vị tính: %) trong điều kiện bối cảnh thấp, điều kiện bối cảnh đầy đủ, và điều kiện bối cảnh cao biểu diễn trong Đồ thị 4-1.
Các dạng độ thị của kết quả phản ứng thể hiện trong đồ thị 4-1 là rất giống với mơ hình tuyến tính được trình bày trong Đồ thị 3-1(b) thì cho thấy sở thích của nhà đầu tư là hồn toàn tương đối, và khác nhau với Đồ thị 3-1(a) sở thích cố định và tuyệt đối. Ngồi ra, tỷ lệ số lần lựa chọn giá trị thấp nhất trong điều kiện bối cảnh cao (21,6 triệu đồng) đã được chọn là 0,43 và thấp hơn nhiều so với 0,76 là tỷ lệ số lần lựa chọn dưới giá trị (21,6 triệu) đã được lựa chọn trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, t(74)=3.62, p= 0,001. Kết quả này cho chúng ta thấy rằng điều kiện bối cảnh có ảnh hưởng kể đến hành vi ra quyết định lựa chọn của nhà đầu tư trong điều kiện bối cảnh cao. Tỷ lệ số lần lựa chọn giá trị cao nhất trong điều kiện bối cảnh thấp (21,6 triệu đồng) đã được chọn là 0,02 và giá trị này thấp hơn nhiều so với 0,58 là tỷ lệ số lần cùng một lựa chọn
Tiết kiệm (%)
Đồ thị 4-1: Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị tiết kiệm đƣợc chọn trong điều kiện bối cảnh thấp; đầy đủ và cao.
cộng với một số lựa chọn khác trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, t (74) = 3.68, p=0.001. Kết quả này cũng có nghĩa là giả thuyết cho rằng sự lựa chọn của nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh nên bị từ chối. Đồng thời, tỷ lệ lớn nhất của phản ứng trong điều kiện bối cảnh thấp và cao thì tập trung xung quanh giá trị lựa chọn giữa trong điều kiện bối cảnh đầy đủ. Điều nay thì chỉ ra rằng đa số mọi nhà đầu tư thích các khoản tiết kiệm vừa phải.
4.1.1.2. Đầu tƣ rủi ro
Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị đầu tư rủi ro được chọn (đơn vị tính: %) trong điều kiện bối cảnh thấp, điều kiện bối cảnh đầy đủ, và điều kiện bối cảnh cao biểu diễn trong Đồ thị 4-2.
Một lần nữa, các dạng đồ thị của các phản ứng (thể hiện trong Đồ thị 4-2) thì tương tự như đồ thị tuyến tính được trình bày trong Đồ thị 2-1(b) cho thấy rằng sở thích của nhà đâu tư là hồn tồn tương đối. Tuy nhiên, sự phân bố của các phản ứng trong điều kiện bối cảnh đầy đủ và điều kiện bối cảnh thấp là xấp xỉ như nhau, trong khi trong điều kiện bối cảnh cao, phân phối là rất thiên nhiều về phía các lựa chọn giá trị thấp hơn. Như vậy, xét về tổng thể mọi nhà đầu tư vẫn có mức độ ưa thích rủi ro thấp hơn. Kết quả này chỉ ra rằng con người hầu như là khơng thích rủi ro và muốn giảm mức độ rủi ro đầu tư. Tỷ lệ số lần lựa chọn giá trị thấp nhất trong điều kiện bối cảnh cao (mức lựa chọn 50%) là 0,47 và giá trị này thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ số lần cùng một giá trị lựa chọn cộng thêm lựa chọn khác bên dưới nó trong điều kiện bối cảnh đầy đủ là 0,92, t(74)=5.60, p <0,0001. Tỷ lệ số lần chọn giá trị cao nhất trong điều
Đầu tƣ vào tài sản rủi ro (%)
Đồ thị 4-2: Tỷ lệ tích lũy số lần mỗi giá trị đầu tƣ rủi ro đƣợc chọn trong điều kiện bối cảnh thấp; đầy đủ và cao.
kiện bối cảnh thấp (chọn 50%) là 0,05 và thấp hơn so với 0,20 là tỷ lệ số lần cùng một lựa chọn hoặc một lựa chọn ở trên nó trong điều kiện bối cảnh đầy đủ, t(74)= 3.10, p=0.007. Những kết quả này cho thấy bối cảnh bị lệch đáng kể so với phản ứng của người tham gia so với sự lựa chọn như vậy của họ trong điều kiện bối cảnh đầy đủ.