Nhận thức của người chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 63 - 65)

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun. Vì vậy, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ

các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

Qua kết quả điều tra các trang trại thông qua một số câu hỏi mở cho thấy tất cả các chủ trang trại đều có những hiểu biết sơ bộ về tình trang ô nhiễm môi trường thông qua việc tìm hiểu trên ti vi, qua báo, tạp chí và các lớp tập huấn; câu trả lời như: Ô nhiễm môi trường là việc thải quá nhiều rác thải, túi nilon, chất thải rắn, lỏng chưa qua xử vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, đất, gây mùi khó chịu...Môi trường bị ô nhiễm sẽ nhận biết bằng cách thấy nước đổi màu, có mùi hôi, có váng, xuất hiện nhiều rong, rêu, tảo..., các loại động vật dưới nước bị chết khi nguồn nước ô nhiễm được người dân trả lời nhiều nhất.

Tất cả các trang trại được hỏi đều nhận thức được mức độ nguy hiểm khi không xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải bỏ ra môi trường như: Gây mùi hôi thối, thu hút các loại côn trùng gây bệnh, có thể lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Lượng chất thải này gây ô nhiễm môi trường đất, nước, làm cho các loài động vật và thực vật thủy sinh bị mất môi trường sống. Ngoài ra, chất thải không được xử lý gây ảnh hưởng tới hoa màu như làm cho lúa bị lốp, đổ, mất mùa...

Bảng 4.15. Nhận thức của người dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn

Mức độ Số hộ Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 6 16

Cần thiết 32 84

Không cần thiết 0 0

Tổng 38 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)

Qua bảng trên ta thấy, các hộ chăn nuôi lợn đã có nhận thức về vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi lợn, chỉ có 6 hộ được phỏng vấn đã nhận thức đúng đắn về tình trạng cấp bách của ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, chiếm 16%. Còn lại 84% các hộ nhận thấy cũng cần thiết phải xử lý chất thải nhưng đó là

vấn đề của tương lai, còn hiện tại chưa có ảnh hưởng do quy mô chăn nuôi chưa phải là quá lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w