Thực trạng phát triển các ngành kinh tề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 47 - 50)

4.1.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của Huyện đã có những bước phát triển tương đối ổn định, không chỉ giúp đảm bảo an toàn lương thực mà còn tạo ra hàng hoá cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các tiểu vùng chuyên canh với quy mô tương đối.

* Ngành trồng trọt:

- Tổng sản lượng lương thực ước đạt: 57.733 tấn, bằng 95% so với cùng kỳ; 94% kế hoạch huyện. Trong đó:

+ Sản lượng ngô: 7.970 tấn. + Sản lượng thóc: 49.763 tấn.

- Diện tích lúa cả năm: 10.218,9 ha bằng 98% so với cùng kỳ; 103% KH huyện. Trong đó:

+ Lúa xuân: 4.230,6 ha; + Lúa mùa: 5.988,3 ha.

- Diện tích lúa lai: 2.136,18 ha (Vụ xuân: 963,96 ha; Vụ mùa: 1.172,22 ha) chiếm 20,9% tổng diện tích lúa cả năm.

- Đậu tương: Diện tích: 165ha. Sản lượng đạt: 293 tấn, bằng 86,94% so với cùng kỳ, 59,41 % KH huyện.

- Lạc: Diện tích: 910 ha. Sản lượng đạt: 1.418 tấn, bằng 102,7% so với cùng kỳ; 92,8% KH huyện.

- Rau các loại: 1.780 ha; bằng 109% cùng kỳ; 112% KH huyện. Sản lượng đạt: 28.316 tấn.

- Khoai lang: 1.892 ha; bằng 100,4% so với cùng kỳ. - Đậu các loại: 363 ha; Sản lượng đạt: 454 tấn.

- Sắn: 686,8 ha; bằng 97% so với cùng kỳ.

* Ngành chăn nuôi : Phát triển ổn định, không phát sinh dịch bệnh

nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; hiện nay trên địa bàn toàn huyện đã có 84 cơ sở chăn nuôi lợn và gia cầm đạt tiêu trí trang trại (theo tiêu chí mới), 37 hộ chăn nuôi quy mô lớn gần đạt các tiêu chí về trang trại; các sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ tốt, sản lượng xuất bán tăng so với cùng kỳ; hiện nay các hộ dân chăn nuôi, các trang trại đang tái cơ cấu đàn gia súc, gia cầm để chuẩn bị cung cấp thực phẩm cho tết nguyên đán.

Bảng 4. 2: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Phổ Yên 2010 - 2013

Đơn vị: Con Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đàn trâu Tổng số 14.137 13.785 12.534 12.158 Đàn bò Tổng số 11.574 8.004 10.020 9.620 Đàn lợn Tổng số 109.306 103.524 109.964 111.064 Lợn nái 22.954 20.047 18.435 17.835 Gia cầm Tổng số 874.000 973.000 996.052 1.215.184

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên 2010 – 2013)

* Nuôi trồng thủy sản:

Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án thủy sản đảm bảo tiến độ; tập trung chỉ đạo sản xuất thủy sản theo kế hoạch. Tăng cường khuyến cáo người dân chăn nuôi cá theo hướng thâm canh, tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào thâm canh. Hình thức nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh, nuôi bán thâm canh, chủ yếu là những loài cá truyền thống (Mè, trôi, trắm, chép), cá Rô phi

được nuôi với số lượng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ rộng và phù hợp với nhu cầu ưa chuộng của người tiêu dùng

* Phát triển lâm nghiệp;

- Trồng rừng tập trung: Đảm bảo kế hoạch và thời vụ, tổng diện tích rừng trồng mới thực hiện được 238,86 ha/ 200 ha bằng 119,4% kế hoạch.

- Kiểm tra khai thác rừng: Giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hạt kiểm lâm và UBND các xã - thị trấn kiểm tra 104 giấy phép khai thác chuyển đổi rừng. Nhìn chung việc khai thác rừng của các hộ tuân thủ đúng đối tượng, đúng diện tích, đúng lô, khoảnh đã được cấp phép, không có sai phạm. Khối lượng lâm sản được khai thác là : 11.331,67 m3, diện tích khai thác là: 97,55 ha.

- Công tác đấu tranh và thừa hành pháp luật: Năm 2013 đã bắt giữ, xử lý và nhận bàn giao của các cơ quan chức năng để xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

+ Các vụ vi phạm các loại: 19 vụ bằng 95% so với cùng kỳ năm 2012, với tổng tiền thu nộp ngân sách: 227.392.600 đồng bằng 413,5 % năm 2012.

+ Lâm sản tịch thu (gỗ quy tròn các loại): 12,6 m3 bằng 141,2% so với cùng kỳ năm 2012.

4.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp

Kết thúc năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 20,2% thu nhập bình quân theo đầu người của huyện Phổ Yên đạt 50 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 66,5% - thương mại dịch vụ 22,3% - nông lâm nghiệp 11,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 300 tỷ đồng.Ngành công nghiệp huyện Phổ Yên thời gian qua đã có những bước đột phá, do chính sách cởi mở của Trung ương và địa phương, môi trường đầu tư được cải thiện nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển: Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá và sản xuất hiệu quả; thu hút

được nhiều dự án đầu tư vào địa bàn để phát triển công nghiệp, số hộ sản xuất thủ công nghiệp tăng khá nhanh qua các năm. Trên địa bàn huyện có nhiều dự án đã được đầu tư cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao như: Dụng cụ y tế, giấy xuất khẩu, gạch lát nền, ghạch chịu lửa, phụ tùng xe máy, sản phẩm chè, sữa và đồ uống chất lượng cao … Nhiều đơn vị được tổ chức lại và mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ như: Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên, Công ty Prime, Công ty MaNi,…

4.1.3.3 Khu vực kinh tế dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua lĩnh vực dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển với mức doanh thu tăng bình quân 20%/năm. Hệ thống các ngân hàng đã bám sát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đầu tư phát triển; đồng thời thực hiện tốt các gói kích cầu của Chính phủ để góp phần làm ổn định tình hình kinh tế - chính trị trên địa bàn. Các dịch vụ về vận tải, bưu chính viễn thông, nhà hàng khách sạn, lao động, việc làm đều được khuyến khích đầu tư và có bước phát triển khá.

Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống dân cư, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Các thành phần tham gia hoạt động ngày càng đa dạng và hướng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 47 - 50)