Các hình thức xử lý chất thải rắn và nước thải của các trang trại chăn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 55 - 57)

chăn nuôi lợn

- Xử lý chất thải rắn và nước thải:

Việc chăn nuôi với quy mô lớn làm phát sinh một khối lượng nước thải

lớn bao gồm : Nước rửa chuồng trại, nước tiểu, nước để tắm cho gia súc… Nước thải chăn nuôi lợn tại các trang trại chủ yếu được xử lý bằng hầm phân hủy yếm khí (hầm biogas), sau quá trình này các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức rất cao. Việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là chất hữa cơ, nitơ và phốt pho. Tuy vây, không phải trang trại nào cũng xây dựng được hệ thống xử lý theo đúng quy trình nhằm xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

Hình 4.2. Mục đích sử dụng nước thải trong quá trình chăn nuôi lợn

Theo kết quả khảo sát và điều tra tại 38 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phổ Yên thì đa số các trang trại (20/38) chỉ xử lý được sơ bộ và thải ra môi trường trong khi hàm lượng các chất ô nhiễm còn cao, chiếm 51,67%. Có 14/38 trang trại xử dụng nguồn nước thải với nồng độ chất N, P cao này để tưới cây, chiếm 36,67%. 3/38 trang trại xây dựng một bể chứa bên ngoài trang trại và có ống dẫn nước thải ra bể đó để cho người dân trong thôn lấy nước đó sử dụng vào các mục đích khác nhau, chiếm 8,33%. Chỉ có 3,33% số trang trại tuần hoàn xử lý để quay lại bể biogas.

Phân tươi do lợn bài tiết ra có hàm lượng nước quãng 60 - 80% tuỳ theo khẩu phần ăn vào và lượng nước uống được. Theo lý thuyết, dạng phân này dễ ủ thành phân chuồng cùng với một số nguồn carbon. Nếu phân chuồng được xử lý ở dạng “đặc”, sẽ có rất ít chất nước thải ra cần xử lý. Với cách này, có thể tái chế phân chuồng để bón cho cây trồng. Tuy nhiên, với sự thâm canh hoá của chăn nuôi lợn, các trang trại đều chăn nuôi dạng "công nghiệp" dùng nước để dội phân, tạo nên dạng phân nước nhão sền sệt với một lượng nước quãng 30 - 40 lít cho một đàn lợn ổn định (Standing pig population - SPP). Một cách điển hình, phân nhão có chứa quãng 5.000mg/l Biochemical Oxygen Demand (BOD).

Theo QCVN 24:2009/BTNMT, lượng BOD tối đa được phép chảy vào các mạch nước phải dưới 100 mg/l (cụ thể là 50 hoặc 30 mg/l). Như vậy, phân nhão hoặc nước thải của lợn có chứa rất nhiều chất hữu cơ, cần phải làm giảm lượng BOD trong đó.

Hình 4.3. Mục đích sử dụng chất thải sau xử lý trong chăn nuôi lợn

Từ hình 4.3cho ta thấy, có tới 43,33% số trang trại không sử dụng chất thải sau xử lý vào mục đích nào, đây là một nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường cần phải khác phục. Một số trang trại chăn nuôi theo mô hình ao - chuồng hoặc vườn -chuồng thì có thể tân dụng lượng chất thải này nhằm làm phân bón hoặc nguồn thức ăn, chiếm 21,67%. Còn lại 13,33% số trang trại thu gom lại là bán cho các hộ có nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 55 - 57)