Đánh giá hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 57 - 61)

lợn đang áp dụng tại các trang trại

- Biogas là phương pháp xử lý kỵ khí khá đơn giản, thấy ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại, kể cả quy mô hộ gia đình. Ưu điểm của bể biogas là có thể sản xuất được nguồn năng lượng khí sinh học để thay thế được một phần các nguồn năng lượng khác.

Trong bể biogas các chất hữu cơ được phân hủy một phần, do đó sau biogas nước thải có hàm lượng chất hữu cơ thấp và ít mùi hơn. Bùn cặn trong bể biogas có thể sử dụng để cải tạo đất nông nghiệp. Cùng với việc có nguồn năng lượng mới sử dụng, còn góp phần giảm thiểu hiện tượng chặt phá rừng và bảo vệ môi trường. Khí biogas là một nguồn năng lượng có triển vọng trong tương lai đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm biogas như đã nói ở trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các hệ thống khí sinh học chưa phải là hệ thống xử lý sau cùng để đảm bảo đủ điều kiện xả thải an toàn vào môi trường.

Trên thực tế, công nghệ xử lý biogas không xử lý triệt để được nguồn gây ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, do đó rất cần có các biện pháp hỗ trợ, xử lý sau biogas. Tuy nhiên, những biện pháp hỗ trợ này cũng chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm chứ chưa xử lý được triệt để các chất gây ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép. Chi phí đầu tư và vận hành để xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm rất tốn kém; các biện pháp hỗ trợ sau biogas lại cần có diện tích đất để xây dựng các ao hồ sinh học, vườn cây nhằm tận dụng nước thải làm nước tưới… nên việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận kinh doanh của trang trại. Bởi vậy, hầu hết các chủ trang trại đều trốn tránh đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường cần thiết. Trong khi đó, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức ở tất cả các cấp, ngành. Lâu nay, trong các quy hoạch phát triển chăn nuôi của các địa phương hầu như mới quan tâm đến các chỉ tiêu, giải pháp kinh tế mà chưa có các quy định, giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể, chưa có quy hoạch và tiêu chí quy hoạch vùng chăn nuôi đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ trang trại còn hạn chế…

Bảng 4.10. Phương pháp xử lý và sử dụng chất lỏng tại các hệ thống

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Nước thải được xử lý

Xử lý bằng biogas 21 55,2

Xử lý bằng ao lắng 2 5,3

Ý kiến khác 13 34,2

Nước thải không được xử lý Đổ vào hố thu gom 2 5,3

Tổng 38 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)

Với quy mô chăn nuôi lợn tương đối lớn, các trang trại đều đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, với 21/38 hộ xây dựng hầm Biogas chiếm 55,2%, 13 trang trại kết hợp nhiều phương pháp như vừa xử lý qua biogas, sau đó tới bể lắng hoặc ao thực vật thủy sinh rồi mới thải bỏ ra môi trường, chiếm 34,2%. Một số ít cho nước thải qua ao lắng rồi thải ra ao, hoặc sông, suối gần nhà, chiếm tỷ lệ nhỏ ( 5,3%).

Bảng 4.11. Phương pháp xử lý chất thải rắn tại một số trang trại

Phương pháp Số hộ Tỷ lệ (%)

Sử dụng cho Biogas 25 65,8

Ủ phân 1 2,6

Thu gom phân 5 13,2

Kết hợp các phương pháp 7 18,4

Tổng 38 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)

Chất thải rắn tại các trang trại bao gồm phân và chất độn chuồng, vì hầu hết đều sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nên không có hoặc có ít các loại thức ăn thừa. Với 25/38 hộ chiếm 65,8% đều sử dụng nguồn chất thải này hoàn toàn cho bể Biogas nhằm tận thu nguồn khí đốt, thì có 18,4% các trang trại kết hợp xử lý bằng nhiều phương pháp, vừa thu được chất đốt cho đun nấu, vừa có lượng phân bón cho cây trồng. Còn lại 5/38 hộ chiếm 18,4%, có dung tích bể biogas nhỏ nên ngoài lượng phân cho xuống bể thì tiến hành thu gom một phần để bán cho các hộ chăn nuôi thủy sản, dùng làm thức ăn cho cá. Một trang trại xử lý nguồn chất thải rắn này theo phương pháp ủ phân để lấy nguồn phân bón cho lúa và cây ăn quả.

Bảng 4.12. Các hình thức xử lý xác vật nuôi của trang trại

Cách thức Số hộ Tỷ lệ (%)

Đưa xuống ao nuôi cá 2 5,3

Đưa ra môi trường 11 29

Chôn lấp 21 55,3

Ý kiến khác 4 10,4

Tổng 38 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ, 2014)

Tất cả các hộ chăn nuôi lợn đều được cán bộ thú y xã, thị trấn hướng dẫn về cách phòng chống dịch bệnh lây lan trên vật nuôi bằng cách tiêm phòng vacxin định kì đầy đủ và tuân thủ quy trình phun khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh bình quân là 2- 3 lần / tháng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc xử lý xác vật nuôi chết, vẫn còn 2/38 chiếm 5,3 % số hộ vứt

ra ao, hồ hoặc kênh mà không chôn lấp và rắc vôi khử trùng. 29 % các hộ thì vứt ra môi trường và đa số các hộ đã chôn lấp vật nuôi chết đúng quy định chiếm 51,67 %.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải, nước thải của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện phổ yên tỉnh thái nguyên ” (Trang 57 - 61)